Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện sông Bung 4 - 2


ODA : Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) OCR : Nguồn tín dụng thông thường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng kế hoạch vốn thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4 31

Bảng 2.2 Quy định báo cáo Tập đoàn 32

Bảng 2.3 Quy định báo cáo Bộ Kế hoạch-Đầu tư 33

Bảng 2.4 Quy định báo cáo ADB 33

Bảng 2.5 Đánh giá mốc tiến độ chính từ năm 2008-2010 37

Bảng 2.6 Tổng hợp kế hoạch đấu thầu năm 2006-2010 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bảng 2.7 Tổng hợp các gói thầu theo các lĩnh vực và hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2006-2010 48

Bảng 2.8 Tỷ lệ phần trăm Tiến độ thực hiện dự án 56

Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện sông Bung 4 - 2

Bảng 3.1 Các tiêu chí cần giám sát 61

Bảng 3.2 Báo cáo giám sát dựa trên kế hoạch được duyệt 62

Hạng mục: Khu quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện Sông Bung 4 62

Bảng 3.3. Báo cáo mốc tiến độ dự án Thủy điện Sông Bung 4 67

Bảng 3.4 Bảng số liệu đo lường sự biến động của kế hoạch từ năm 2008 đến năm 2010 70

Bảng 3.5 Nhận biết vai trò trong dự án trên sơ đồ trách nhiệm bằng chữ viết tắt 77

Bảng 3.6 Sử dụng quyết định trong sơ đồ trách nhiệm 78

Bảng 3.7. Sơ đồ trách nhiệm cho các mốc tiến độ chính của dự án 81

Bảng 3.8 Kế hoạch truyền thông cho nhóm dự án năm 2010 82

Bảng 3.9 Kế hoạch truyền thông cho ADB năm 2010 82

Bảng 3.10 Kế hoạch truyền thông cho ngưòi bị ảnh hưởng bởi dự án năm 2010 83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1 Tiến trình quản lý dự án 7

Hình 1.2 Biểu đồ Gantt cho chương trình bình thường của dự án M 9

Hình 1.3. Sơ đồ mạng của dự án Z theo phương pháp AOA 11

Hình 1.4. Phân tích về giá trị thu nhậ 15

Hình 1.5 Biểu thị đồ họa các biến động về chi phí và thời gian sử dụng EVA . 16 Hình 1.6. Hiển thị dạng danh mụ 19

Hình 1.7. Dự đoán xu hướng tiến triển của dự án 20

Hình 2.1 Kế hoạch tiến độ Dự án Thủy Điện Sông Bung 4 30

Hình 2.2 Tiến độ thực hiện dự án Thủy điện Sông Bung 4 36

Hình 2.3 Tiến độ tổng thể của dự án sau khi điều chỉnh 40

Hình 3.1 Biểu đồ mô tả trọng số của các hạng mục chính 65

Hình 3.2 Biểu đồ mô tả trọng số của các hạng mục chính 66

Hình 3.3 Hệ thống kiểm soát tiến độ 69

Hình 3.4a Sơ đồ hình xương cá xác định nguyên nhân chậm tiến độ hạng mục khu nhà quản lý vận hành 71

Hình 3.4b Sơ đồ hình xương cá xác định nguyên nhân chậm tiến độ hạng mục khu nhà quản lý vận hành 72

Hình 3.4c Sơ đồ hình xương cá xác định nguyên nhân chậm tiến độ hạng mục khu nhà quản lý vận hành 72

Hình 3.5 Sơ đồ trách nhiệm 76


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là một trong những tỉnh sớm phát triển thủy điện ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Nhiều nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đã bổ sung nguồn điện cho quốc gia, góp phần giải quyết đáng kể tình trạng ngày càng thiếu hụt nguồn điện trên phạm vi cả nước, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương và sẽ có thêm nguồn thu từ quỹ chia sẻ lợi ích thủy điện để đầu tư cải thiện đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tạo diện mạo mới cho các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện đầu tư 19 dự án thủy điện, 8 dự án nhiệt điện, mặc dù đã chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn, các nhà thầu xây lắp để đồng loạt triển khai các dự án, các đơn vị tham gia xây dựng công trình đã có nhiều nỗ lực, chủ động phối hợp chỉ đạo thi công nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm, nhưng vẫn còn một số dự án không đạt tiến độ.

Cụ thể như dự án thủy điện A Vương, khởi công năm 2003, dự kiến phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2007, hoàn thành năm 2008 nhưng mùa lũ năm 2006, công trường đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cơn bão số 6 và số 9 đổ bộ vào Quảng Nam, Đà Nẵng, gây mưa to lũ lớn (vượt quá tần suất lũ thiết kế) nên một số hạng mục công trình đã không chống được lũ, do đó dự án này có thể sẽ phát điện tổ máy 1 vào quí IV/2008. Dự án thủy điện Tuyên Quang, khởi công năm 2002, dự kiến phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2006, nhưng do Tổng thầu EPC ký hợp đồng gói thầu cung cấp thiết bị cơ điện chậm dẫn đến phải lùi tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 08/2007.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 là dự án nguồn thủy điện đầu tiên được Ngân hàng Phát triển Châu Á đã tạo điều kiện thu xếp vốn tài trợ cho dự án theo chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Phát triển Châu Á. Trong quá trình thực hiện dự án nói chung và công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án nói


riêng, một số hạng mục của dự án cũng không nằm ngoài khả năng chậm tiến độ này. Một số khó khăn, vướng mắc lớn nhất xuất phát từ việc ứng dụng các kỹ thuật quản lý tiến độ trong việc lập kế hoạch, công tác giám sát & kiểm soát dự án và ảnh hưởng của các bên tham gia dự án. Bên cạnh đó việc lập và trình duyệt Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán một số hạng mục của dự án còn chậm so với yêu cầu; Năng lực tư vấn trong nước còn một số hạn chế; Công tác đấu thầu và và lựa chọn nhà thầu xây lắp không đáp ứng tiến độ và kém đồng bộ; Một số khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do người dân và chính quyền địa phương có những yêu cầu về tiêu chuẩn bồi thường, chính sách hỗ trợ cao hơn tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Lực lượng thi công của các nhà thầu bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như đã cam kết. Nhiều nhà thầu chỉ đáp ứng được khoảng 50% lực lượng thi công theo yêu cầu, nhiều thiết bị thi công quá cũ không đảm bảo công suất, bị hỏng hóc liên tục; Công tác tài chính của các nhà thầu thường không đáp ứng được yêu cầu nên nhiều lúc không cung cấp đủ vật liệu để thi công (xi măng, sắt thép…). Nhìn chung, các nhà thầu xây dựng chuyên ngành nguồn điện hiện nay đang bị quá tải do nhận cùng một lúc nhiều công trình, chưa kể các công trình do chính họ làm chủ đầu tư. Công tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân các dự án chậm do các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu. Ngoài ra, do thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thất thường, không theo qui luật nên đã gây khó khăn trong thi công tại các công trình thủy điện xây dựng tại các vùng sâu, vùng xa, điều kiện vật chất và tinh thần đều nghèo nàn, đi lại khó khăn này. Đó cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn: "Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ

thực hiện dự án thuỷ điện Sông Bung 4" làm đề tài thạc sỹ kinh tế.

2. Tổng quan

Đề tài của tác giả Trần Đình Nhân: “Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng trong ngành Điện lực Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu lý thuyết tổ chức quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng, đề tài đã xem


xét, đánh giá mô hình quản lý dự án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, từ đó xây dựng nên một mô hình tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Tập đoàn một cách có hiệu quả.

Đề tài của tác giả Trần Úc: “Quản trị dự án tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Kinh tế Tiền phong Đà Nẵng (Minh họa qua Dự án Công trình Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp thành phố Hội An). Đề tài nghiên cứu đánh giá hoạt động quản trị dự án của Công ty và qua minh họa dự án Công trình Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp thành phố Hội An, đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về quản trị dự án; phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp cơ bản về mặt quản trị trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án công trình tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Kinh tế Tiền phong Đà Nẵng.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án và quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình.

Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4 và đi sâu phân tích công tác giám sát và kiểm soát tiến độ thực hiện dự án. Rút ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và những nguyên nhân của chúng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4 dựa trên kế hoạch thực hiện dự án đã và đang triển khai thực hiện.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đến công tác triển khai thực hiện dự án, tập trung nghiên cứu và phân tích sâu công tác lập kế hoạch quản lý tiến độ, giám sát & kiểm soát tiến độ thực hiện dự án và một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án thuỷ điện Sông Bung 4 như: công tác đấu thầu, ảnh hưởng của các bên tham gia vào dự án.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu chung


Trong triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, các lý thuyết về quản trị dự án và các môn khoa học khác để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở của phương pháp luận để vận dụng các phương pháp chuyên môn được chính xác trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

5.2. Các phương pháp cụ thể

- Các phương pháp thu thập thông tin: Đề tài tiến hành thu thập một số tài liệu, văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có tại Việt Nam liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án thông qua nhiều nguồn khác nhau (Giáo trình Quản trị dự án, giáo trình qủan lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của các Bộ, các Hướng dẫn đặc thù của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, các chuyên gia quản lý dự án trong nước và quốc tế tại Việt Nam,...) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia quản lý dự án nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá tiến độ dự án, công tác đấu thầu và mối liên hệ với các bên hữu quan tham gia vào tiến trình thực hiện dự án ... trong từng tình huống cụ thể tại dự án thuỷ điện Sông Bung 4.

- Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu thập được để đưa ra quan điểm về công tác triển khai thực hiện dự án thuỷ điện Sông Bung 4, nhận định về công tác giám sát và kiểm soát tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4.

- Đề tài đã sử dụng một số công cụ chuyên dùng trong công tác quản lý dự án như: biểu đồ Gantt, biểu đồ mốc sự kiện quan trọng, phân tích giá trị thu được (EVA), chỉ số đo lường sự biến động của kế hoạch (SPI) và sử dụng phần mềm chuyên dùng Microsoft Project để lập tiến độ dự án…


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài tác giả đang nghiên cứu mang tính thực tế cao, gắn liền với thực trạng của một dự án thuỷ điện đang trong quá trình triển khai xây dựng. Trong phạm vi đề tài chưa thể đề cập được hết các vấn đề tồn tại một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, về khuôn khổ nhất định, đề tài đã đưa ra các giải pháp một cách tổng quát về công tác triển khai thực hiện dự án và cụ thể hoá đề xuất hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4 và từ đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm thiết thực từ dự án này để áp dụng cho các dự án khác đang và sẽ triển khai thực hiện tại tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung.


7. Cấu trúc của đề tài

Đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022