Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD TM XNK Tổng hợp Thanh Hà - 12


4.1.2. Nhược điểm:

Thnht: Về phương pháp tính giá xuất kho.

Theo Phương pháp nhập trước xuất trước thì các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí hàng tồn kho vào kho từ trước , điều này có thể dẫn tới việc thiếu chính xác của lãi gộp và thu nhập thuần.

Thhai: Phương pháp giao nhận chứng từ.

Sau khi ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng, thủ kho sẽ tiến hành phân loại thành phiếu nhập và phiếu xuất riêng để giao cho kế toán vật tư. Trong quá trình giao nộp chứng từ nhập, xuất vật liệu giữa thủ kho và kế toán ở Công ty không lập biên bản giao nhận chứng từ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc quản lý chứng từ, khó phát hiện trách nhiệm thuộc về ai (thủ kho hay kế toán) khi xảy ra trường hợp mất mát chứng từ. Việc lập biên bản giao nhận chứng từ rất đơn giản, dễ làm thuận lợi trong việc quản lý chứng từ.

Thba: Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, giá cả của nhiều mặt hàng thường xuyên biến động vậy mà Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động SXKD của Công ty khi giá cả NVL trên thị trường có biến động lớn.

Thtư: Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu.

Công tác kiểm kê nguyên vật liệu chưa được thực hiện thường xuyên, cuối năm công ty mới tiến hành công tác kiểm tra nên không phát hiện kịp thời được sự mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu để xử lý kịp thời.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng Hợp Thanh Hà.

4.2.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu

Những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, Công ty TNHH XD­TM­XNK Tổng Hợp Thanh Hà đã cố gắng kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty luôn coi hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, vì vậy phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống kế toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính của Công ty.

Qua việc nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu, cùng với quá trình tìm hiểu thực tiễn kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH XD­TM­ XNK Tổng Hợp Thanh Hà cho thấy vai trò, vị trí của thông tin kế toán về nguyên vật liệu trong việc đáp ứng yêu cầu quản lý và quản trị tài chính của Công ty.

......Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Chính vì vậy, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng to lớn, đó là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.2.2. Nội dung của việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu

Việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty là rất cần thiết, vì vậy cần phải hoàn thiện để công việc tiến hành thuận tiện, dễ dàng hơn, để Công ty không ngừng phát triển.

­ Đầu tiên, việc hoàn thiện phải đảm bảo tính thống nhất, nhất quán từ trên xuống, từ cấp lãnh đạo đến phòng ban, phân xưởng trong Công ty, phải tuân thủ

chế độ kế

toán hiện hành của nhà nước và chế độ kế

toán trong Công ty. Tính

thống nhất thể hiện ngay từ khâu đầu tiên của quá trình hạch toán, sự thống nhất trong việc vận dụng phương pháp hạch toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, chứng từ của Công ty dựa trên quy định của Bộ Tài Chính đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra theo dõi.

­ Thứ hai, việc hoàn thiện hệ thống kế toán phải phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Căn cứ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế công tác kế toán tại đơn vị mình phải hết sức linh động, phải xây dựng cho mình một hệ thống phương pháp, cách thức phù hợp dựa trên những quy định chung.

­ Cuối cùng, ngoài việc tuân thủ các quy định chung, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu còn phải đạt được

yêu cầu về tính hiệu quả và hiệu năng đồng thời đảm bảo tính tiết kiệm cho Công ty. Quản lý chi phí chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí không cần thiết phát sinh.

4.2.3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng Hợp Thanh Hà.

Thứ nhất: Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu

Theo Phương pháp nhập trước ­ xuất trước thì chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với Doanh thu phát sinh hiện hành. Vì vậy Công ty nên sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho nguyên vật liệu.


Đơn giá

XK =

(G/trị thực tế vật tư tồn kho đ/kỳ + G/trị thực tế n/kho vật tư trong kỳ)



(Số lượng vật tư tồn đầu kỳ+ Số lượng nhập vật tư trong kỳ)


Thứ hai: Phương pháp giao nhận chứng từ


Như

đã trình bày ở

phần trước, trong quá trình giao nhận chứng từ

nhập,

xuất giữa thủ

kho và kế

toán vật liệu

ở Công ty không lập biên bản giao nhận

chứng từ. Việc không lập biên bản giao nhận chứng từ thì không ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Công ty nhưng lại gây khó khăn trong việc quản lý chứng từ. Chẳng hạn như khi xảy ra trường hợp mất mát chứng từ sẽ khó xác định được là do thủ kho hay kế toán làm thất lạc, mất mát. Từ đó không quy trách nhiệm thuộc về ai. Vì vậy Công ty cần lập biên bản giao nhận chứng từ. Biên bản giao nhận chứng từ được lập riêng cho từng loại chứng từ nhập, xuất và được lập vào thời điểm thủ kho giao chứng từ cho kế toán. Khi thủ kho giao chứng từ cho thủ kho cho kế toán thì thủ kho đính kèm luôn biên bản giao nhận chứng từ với các phiếu nhập, xuất tương ứng.

Biên bản giao nhận chứng từ được lập làm hai liên, một liên giao cho thủ kho giữ, một liên giao cho kế toán vật liệu giữ.

Khi giao nhận trên biên bản phải có đầy đủ cả chữ ký của thủ kho và kế toán vật liệu.

Biểu số 4.1: Biên bản giao nhận chứng từ


CÔNG TY TNHH XD­TM­XNK TỔNG HỢP THANH HÀ

Đ/c: 50B Thị Trấn Yên Mỹ­ Yên Mỹ­ Hưng Yên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập­ Tự do­ Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHỨNG TỪ

Yên Mỹ, ngày…..tháng…..năm……

Địa điểm:……………………………………………………………………… Bên giao:………………………………..Chức vụ:…………………………… Bên nhận:……………………………….Chức vụ:…………………………… Đã tiến hành giao nhận chứng từ chi tiết như sau:


STT


Chứng từ


Ngày chứng từ


Số lượng

Số trang/chứng từ


Nơi nhận


Ghi chú





























Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD TM XNK Tổng hợp Thanh Hà - 12

(Biên bản được lập làm 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau)


ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)


Thứ ba: Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp công ty bình ổn giá trị vật liệu cũng như hàng hóa trong kho, tránh được cú sốc của giá cả thị trường, Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập theo các điều kiện: Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực

tế phát sinh của công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước, và có bằng chứng về các vật liệu tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính, có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán. Trước khi lập dự phòng, công ty phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của vật liệu tồn kho.

Căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng tồn kho thực tế, công ty xác định mức dự phòng theo công thức sau:


Mức dự phòng cần lập cho năm tới

Trong đó:

= Số vật liệu tồn kho cuối

kỳ


x Mức giảm giá vật liệu



Mức giảm giá vật liệu


= Giá trị ghi sổ ­ của NVL

Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL

Ví dụ: Cuối năm 2013, giá Giấy Lụa trên thị trường là 18.000 đ/kg, trong khi đó giá ghi sổ của công ty là 18.150 đ/kg. Trong kho còn dự trữ 1.862 kg khi đó công ty cần phải trích lập dự phòng giảm giá cho lượng vật liệu này.

Mức giảm giá Giấy lụa = 18.150­18.000= 150 đ/kg Mức trích lập dự phòng = 1.862 x 150 = 279.300 (đ) Bút toán: Nợ TK 632: 279.300

Có TK 159: 279.300

Việc lập dự phòng phải được tiến hành riêng cho từng loại NVL và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá NVL.

Biểu số 4.2: Bảng kê dự phòng giảm giá NVL

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NVL


Tên vật tư


Mã vật tư


ĐVT

Số lượng

Đơn giá ghi sổ

Đơn giá thực tế

Mức

chênh lệch

Mức dự phòng

Giấy

lụa

GIAYLUA

Kg

1.862

18.150

18.000

150

279.300



Cộng






Việc trích lập giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như sau:

( 1) Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, kế toán định khoản:

Nợ TK 632:

Có TK 159:

( 2) Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo:

­ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thi số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 632:

Có TK 159:

­ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thi số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 159:

Có TK 632:

Thứ tư: Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu.

Công tác kiểm kê nguyên vật liệu chưa được thực hiện thường xuyên, cuối năm công ty mới tiến hành công tác kiểm tra nên không phát hiện kịp thời được sự mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu để xử lý kịp thời. Vì vậy mà công ty cần tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu thường xuyên hơn để phát hiện và xử lý kịp thời.


Công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng Hợp Thanh Hà Bộ phận: Kho Công ty

Mẫu số 05 ­ VT

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ­BTC ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ

­ Thời điểm kiểm kê 16 giờ ngày 29 tháng 4 năm 2014.

­ Ban kiểm kê gồm :

Ông/ Bà: Nguyễn Thị Hạnh. Chức vụ: Kế toán trường Công ty .Trưởng ban

Ông/ Bà: Trần Thị Lê. Chức vụ: Nhân viên kế toán vật tư. Đại diện: Phòng kế toán .Ủy Viên Ông/ Bà: Nguyễn Thị Loan. Chức vụ: Thủ kho. Đại diện: kho vật tư. Uỷ viên

Ông/ Bà:Nguyễn Văn Ninh. Chức vụ: Nhân viên kho vật tư. Uỷ viên

­ Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:


S

T T

Tên, nhãn hiệu,

quy cách vật tư,

dụng cụ, ...


Mã số


Đơn vị

tính


Đơn giá


Theo sổ kế toán


Theo kiểm kê


Chênh lệch


Phẩm chất


Thừa


Thiếu


Còn


tốt


Kém


phẩm


Mất


phẩm

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành







lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

100%

chất

chất

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Giấy lụa


Kg


4.115

74.572.250

4.115

74.572.250

0

0

0

0

4.115

0

0

2

Giấy Silicon


Kg


1.184

19.570.000

1.184

19.570.000

0

0

0

0

1.184

0

0

3

Keo Dán


Kg

8.500

1.634

13.889.000

1.634

13.889.000

0

0

0

0

1.634

0

0


……





Cộng




10.926

164.894.000

10.926

164.894.000

0

0

0

0

10.926

0

0



Giám đốc

(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)


Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)


Thủ kho

(Ký, họ tên)

Ngày 29 tháng 4 năm 2014

Trưởng ban kiểm kê

(Ký, họ tên)

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí