Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty Dệt Hà Nam


- Kế toán nguyên vật liệu: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, vật liệu công cụ, dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3 – bảng kê tính giá thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ, dụng cụ từ các hóa đơn, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán. Đồng thời theo dòi tăng, giảm tài sản, sửa chữa đầu tư tài sản cố định.

- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương… và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi sổ tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.

- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dòi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dòi công nợ của khách hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dòi nhập xuất tồn thành phẩm. Sau đó, theo dòi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.

- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Theo dòi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, TGNH của Công ty, mở sổ theo dòi chi tiết tiền mặt, hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của Công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng, theo dòi tình hình thanh toán của Công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ Công ty .

- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu chi tiền mặt

theo phiếu chi, phiếu thu.


Kế toán trưởng



Kế


Kế


Kế


Kế


Kế


Kế


Thủ

toán


toán


toán


toán


toán


toán


quỹ

tổng


giá


vốn


thành


vật tư


tiền



hợp


thành sản


bằng

tiền


phẩm tiêu


thiết bị

TSCĐ


lương

và bảo





xuất




thụ

thành




hiểm

xã hội









phẩm







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 6



Thống kê phân xưởng

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Dệt Hà Nam

2.1.5 Chính sách và phương pháp kế toán

2.1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính.

2.1.5.1.1 Niên độ kế toán

Công ty áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

2.1.5.1.2 Kỳ kế toán

- Kỳ kế toán của Công ty là kỳ kế toán năm

2.1.5.1.3 Phương pháp kế toán hàng tồn kho

- Phương pháp đánh giá vât liệu xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

- Kế toán chi tiết vật liệu: Theo phương pháp thẻ song song.


- Phương pháp hạch toán tổng hợp vật liệu: Theo phương pháp kê khai

thường xuyên

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT

2.1.5.2 Hình thức kế toán

Công Ty Dệt Hà Nam áp dụng theo hình thức Chứng Từ Ghi Sổ.Hình thức này phù hợp với Công ty tư nhân.

Phương pháp lập chứng từ ghi sổ, được lập vào cuối tháng trên cơ sở chứng từ gốc. Nếu chứng từ cùng loại phát sinh nhiều trong tháng được tập hợp vào bảng kê chứng từ, cuối tháng lên chứng từ ghi sổ.

Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái các tài khoản, các chứng gốc được ghi vào sổ chi tiết liên quan.

Cuối tháng khóa sổ cộng tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

Kiểm tra đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ, Bảng tổng hợp chi tiết sổ phát sinh với bảng cân đối số phát sinh. Các số liệu khớp, sau đó lập báo cáo tài chính.

Các loại sổ mà Công ty sử dụng: Chứng từ ghi sổ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ,

Sổ cái các tài khoản: 152, 621, 622, 627, 154…thẻ tính giá thành.


Chứng từ kế toán

(1)

(1)

(2)

Sổ quỹ

(2)

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

(3)

(2)

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

(3)

(4)

Sổ đăng ký

CTGS CHỨNG TỪ GHI SỔ


(3)

Sổ cái

(5)

(4)

Bảng tổng hợp chi tiết

(4)

Bảng cân đối số

phát sinh

(5)

(5)

(5)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


(4)

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu


Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng Từ Ghi Sổ


2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

CÔNG TY DỆT HÀ NAM

2.2.1 Tổ chức công tác quản lý chung về vật liệu tại Công Ty Dệt Hà Nam

Công Ty Dệt Hà Nam là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất kinh doanh rộng. Sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, tuy nhiên có một chủng loại chính đó là sản phẩm sợi. Về mặt vật liệu, mà Công ty sử dụng vào sản xuất kinh doanh có nhiều loại, có nhiều đặc điểm và đơn vị tính khác nhau với số lượng mỗi loại cũng tương đối lớn.

Công nghệ sản xuất sợi, nguyên liệu đầu vào là bông được bắt đầu của quá trình sản xuất, đây là nguyên liệu chính Công ty dùng sản xuất ra sản phẩm. Loại NVL này có đặc điểm là dễ bị hút ẩm ngoài không khí. Vì vậy trọng lượng thường thay đổi theo điều kiện khí hậu và điều kiện bảo quản. Do đó Công ty phải tính toán chính xác độ hút ẩm và bông khi nhập và hệ thống kho tàng thiết bị cần thiết và phải đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát và bảo đảm trong công tác an toàn phòng cháy.

Hiện nay, hệ thống kho chứa vật liệu của Công ty được chia thành 4 kho chính:

- Kho chứa vật liệu chính

- Kho chứa vật liệu phụ

- Kho vật tư và phụ tùng thay thế

- Kho phế liệu

Công tác hạch toán tổng hợp và chi tiết vật liệu chủ yếu được thực hiện trên máy vi tính. Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ tổ chức, thu thập, kiểm tra các chứng từ như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng…sau đó tính toán định khoản và đối chiếu với sổ của thủ kho (thẻ kho…).

2.2.2 Phân loại và đánh giá vật liệu tại Công Ty Dệt Hà Nam

Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết NVL, phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Công ty tổ chức phân loại NVL, dựa trên đặc thù hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh

nghiệp. Vật liệu mà Công ty sử dụng và được chia thành các loại chủ yếu sau:

- Vật liệu chính: Là đối tượng cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: Bông, xơ.


Bông có nhiều loại như: Bông Nguyên Cấp Thấp, Bông Nguyên Cấp Cao, Bông

Tây Phi, Bông Mỹ, Bông Brazil, Bông Việt Nam… Xơ: Có Xơ Staple, Xơ Polyster,…

- Vật liệu phụ: Là loại vật liệu phụ có tác dụng nhất định trong quá trình sản xuất như: Túi ni lông, bao bì đóng gói….

- Vật tư, phụ tùng thay thế như: Biến tần, dây đai, lò xo lá, nắp mối nối,

Atomat…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Tôn, thép, đá cát 350, que hàn phi 3…

- Nhiên liệu, các loại nhiên liệu thường dùng: Xăng, dầu…

- Phế liệu: Bông phế, sợi rối…

Tại Công ty toàn bộ số vật liệu trên lại được phân chia và quản lý theo các kho như kho vật liệu chính, kho vật liệu phụ tùng, kho phế liệu. Hệ thống kho NVL của Công ty được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển NVL từ khi nhập về đến khi xuất dùng để sản xuất.

Lập danh điểm vật tư

Để quản lý thứ vật tư, Công ty đã lập các danh mục NVL, đã được mã hóa trên máy vi tính đến từng danh điểm. Các danh điểm này kết hợp với tài khoản hàng tồn kho (TK152) sẽ tạo ra hệ thống chi tiết từng vật tư, khi nhập dữ liệu, kế toán nhất thiết phải chỉ ra được danh điểm vật tư để tăng cường tính tự hoạt động và chính xác của thông tin.

Với cách phân loại như trên sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý vật tư của Công ty được đảm bảo một cách chặt chẽ, chính xác nhanh chóng đáp ứng kịp thời phục vụ cho công tác vật tư tại Công ty như kiểm kê, kiểm tra tình hình biến động vật tư hàng ngày…

2.2.3 Đánh giá vật tư ở Công Ty Dệt Hà Nam

2.2.3.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu không những được phản ánh qua số lượng mà còn biểu hiện bằng giá trị để giúp kế toán ghi sổ và tổng hợp các chi tiết có liên quan đến NVL. Vì vậy, NVL khi nhập hoặc xuất đều phải dựa trên các chứng từ ban đầu. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng trong sản xuất chủ yếu mua từ bên ngoài và do bộ phận cung ứng


đảm nhận. Giá vật liệu nhập kho được tính theo từng nguồn nhập: Nhập khẩu và mua

trong nước:

Trường hợp nhập khẩu

Đối với các loại vật liệu được mua từ nước ngoài, trị giá thực tế hàng nhập kho được tính:

Trị giá vốn thực tế nhập kho vật liệu nhập khẩu = Giá thanh toán ghi trên hóa đơn (CIF) + thuế nhập khẩu + Các khoản phí, lệ phí nhập khẩu + cước phí vận chuyển + các chi phí khác

Ví Dụ 1: Trong tháng 09/2008, Công Ty Dệt Hà Nam nhập khẩu 1 lô hàng nguyên liệu Bông Nguyên Cao Thấp theo hóa đơn: S - 2770 + INVOI 7970 ngày 06/09/2008 của Công ty DUNAVANT ENTERPRISES.INC

Căn cứ vào tờ khai số 14638 và phiếu nhập kho số NBXC01/09 . Trị giá hàng nhập khẩu sẽ là:

139.605,88kg x 1,57517USD x 16.610VND/USD + 59.360.000 + 30.000=3.711.978.719đ

Trường hợp mua trong nước

Giá thực tế vật liệu nhập kho tại Công ty trong trường hợp này bao gồm:

- Giá mua nguyên vật liệu theo hóa đơn

- Cộng các khoản chi phí thu mua (bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản…)

- Trừ các khoản giảm giá (nếu có)

Ví Dụ 1: Trong tháng 09/2008, bộ phận vật tư có kế hoạch mua vật tư, theo hóa đơn thuế GTGT số 63219 ngày 25/09/2008 giữa Công ty Vũ Minh bán cho Công Ty Dệt Hà Nam một sợi dây đai tiếp tuyến 97470 với đơn giá ghi trên hóa đơn là 9.507.362đ (giá này đã bao gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển do Công ty Vũ Minh chịu.

Công thức tính trị giá thực tế nhập kho phụ tùng thay thế = Giá ghi trên hóa đơn (chưa

có thuế GTGT) + cước phí vận chuyển + các chi phí khác phát sinh (nếu có)

Vậy theo ví dụ trên thì giá thực tế nhập kho = 8.643.056đ


HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT – 3LL

GIÁ TRỊ GIA TĂNG HQ/2008B

Liên 2: Giao khách hàng 0063219

Ngày 25 tháng 09 năm 2008

Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH VŨ MINH ....................................................................

Địa chỉ: Đống Đa - Hà Nội ................................................................................................

Số tài khoản: 0100520387 .................................................................................................

Điện thoại:............................................................... MS:

Họ tên người mua:.............................................................................................................

Tên đơn vị: Công ty Dệt Hà Nam ......................................................................................

Địa chỉ: Châu Sơn – Phủ Lý – Hà Nam .............................................................................

Hình thức thanh toán: TM, CK ..... MS: 0700101268


STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

B

C

1

2

3=2x1

1

Dây tiếp tuyến


Tỷ giá 15.375VND/UDS

Sợi

01

562,15

562,15

Cộng tiền hàng: 8.643.056đ

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 846.306đ

Tổng cộng tiền thanh toán: 9.507.362đ

Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu, năm trăm linh bảy ngàn, ba trăm sáu mươi hai đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rò họ tên) (Ký, ghi rò họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rò họ tên) Đã ký Đã ký Đã ký và đóng dấu

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí