Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 9


Kế toán định khoản:

Nợ TK 1521 2.569.543.714

Có TK 331(Cty CALCOT) 2.569.543.714

- Phản ánh số lượng bông thiếu: Người bán không còn hàng bổ sung xác định

khoản bồi thường của người bán cho Công ty Dệt Hà Nam: Nợ TK 1388 (Cty CALCOT) 60.235.124

Có TK 331(Cty CALCOT) 60.235.124

- Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp

Nợ TK 1331 130.768.000

Có TK 33312 130.768.000

- Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho


Nợ TK 1521

29.760.238

Nợ TK 1331

1.488.012

Có TK 331(Cty vận tải)

31.248.250

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 9

- Phí hải quan

Nợ TK 1521 30.000

Có TK 331(Cục hải quan) 30.000

- Ngày 10/10/2008, Công ty nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng TGNH

Nợ TK 33312 130.768.000

Có TK 112 130.768.000

2.2.4.5 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu

Tại Công Ty Dệt Hà Nam, vật liệu chủ yếu được xuất kho để phục vụ sản xuất, bên cạnh đó cũng có một số vật liệu được bán. Trên cơ sở mục đích xuất kho và các chứng từ có liên quan. Kế toán định khoản như sau:

- Trường hợp xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho sản xuất:

Nợ TK 621, 627, 641, 642

Có TK 152

- Trường hợp xuất kho vật liệu để bán, dựa vào phiếu xuất kho kế toán định:

Nợ TK 632

Có TK 152


- Trường hợp vật liệu xuất kho đem đi gia công chế biến ở các đơn vị khác, kế toán định khoản

Nợ TK 154

Có TK 152

Các trường hợp giảm vật liệu do các nguyên nhân khác, kế toán định khoản Nợ TK 1381: Thiếu không rò nguyên nhân

Nợ TK 1388, 334: Thiếu do cá nhân bồi thường

Có TK 152

Sau đây là các ngiệp vụ phát sinh trong tháng 09/2008 làm giảm nguyên vật liệu của Công Ty Dệt Hà Nam

Với trường hợp xuất bông bán

Ví dụ 01: Ngày 06/09/2008 Công Ty Dệt Hà Nam xuất bông bán cho Công ty TNHH Dệt may Linh Phương (bông nguyên Cấp Thấp) với đơn giá xuất bán là 1,65USD/kg, tỷ giá thực tế trong ngày là 16.610VND/USD. Tổng giá thanh toán là 576.228.365đ (đã bao gồm 5% thuế GTGT ). Dựa vào hóa đơn (phụ lục số 2) và phiếu xuất kho ngày 06/09/2008, kế toán định khoản như sau:

Ngày 06/09/2008 Công ty chỉ hạch toán doanh thu ngay còn giá vốn ghi nguyên số lượng chưa ghi trị giá vì Công ty đánh giá hàng tồn kho xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Cuối tháng dựa vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (phụ lục số 7), kế toán mới phản ánh trị giá vào giá vốn.

Cuối tháng ghi trị giá: 20.024,4kg x 26.192,47đ/kg = 524.488.496đ

Nợ TK 632 524.488.496

Có TK 152 524.488.496

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131(Cty Dệt May Linh Phương) 576.228.365đ

Có TK 3331 27.439.446

Có TK 5115 548.788.919

Với trường hợp xuất Bông cho sản xuất


Ví dụ 02: Dựa vào phiếu xin cấp vật tư của xưởng 1, xưởng 2, ngày 26/09/2008. Bộ phận kho xem xét tình hình sản xuất của Công ty thấy phù hợp thì lập phiếu xuất kho, rồi chuyển phiếu xuất kho cho kế toán. Kế toán dựa vào phiếu xuất kho 43, định khoản ghi nguyên số lượng, vì Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Cuối tháng dựa vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (phụ lục số 7) mới ghi trị giá số hàng xuất.

Cuối tháng khi có đơn giá kế toán phản ánh trị giá hàng xuất kho

Trị giá xuất kho cho xưởng 1: 30.854.162 + 13.340.023 + 11.052.939 = 55.247.124đ

Trị giá xuất kho cho xưởng 2: 327.750.047 + 62.022.329 = 389.772.376đ

Nợ TK 6211(xưởng 1) 55.247.124

Nợ TK 6211(xưởng 2) 389.772.376

Có TK 1521 445.019.500

2.2.4.6 Trình tự ghi sổ

Cuối kỳ kế toán tổng hợp các chứng từ gốc phát sinh trong tháng, các chứng từ gốc cùng loại được liệt kê vào bảng kê chứng từ. Sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ hoặc không vào bảng kê trực tiếp ghi luôn vào chứng từ ghi sổ.

Kế toán lập các chứng từ ghi sổ (phụ lục số 6)

Từ các Chứng Từ Ghi Sổ kế toán ghi vào Sổ Đăng Ký Chứng Từ ghi sổ theo số thứ tự đã lập ở Chứng Từ Ghi Sổ. Số tiền ở Sổ Đăng Ký Chứng Từ lấy ở dòng cuối của Chứng Từ Ghi Sổ.


(Trích) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Tháng 09/2008

Tài khoản 152: Nguyên vật liệu

ĐVT: Đồng


Chứng Từ Ghi Sổ

Trích yếu

Số tiền

Số

Ngày



…….

…….

…………

………

10

30/09

Nhập khẩu bông

3.652.588.719

11

30/09

Xuất bông bán

524.488.496

12

30/09

Nhập khẩu bông

2.569.543.714

13

30/09

Các chi phí cho nhập khẩu

31.278.250

14

30/09

Xuất Bông cho sản xuất

445.019.500

15

30/09

Mua phụ tùng thay thế

9.507.368

……

…….

……………..

……….


(Trích) SỔ CÁI

TK 1521 – Nguyên vật liệu

Tháng 09 năm 2008

ĐVT: Đồng


CTGS

Diễn giải

SHTK

đối ứng

Số tiền

Số

Ngày

Nợ

B

C

D

E

1

2



Số dư đầu kỳ

X

119.249.379.518


……..

……

…………….

………….

……….

……….



Nhập khẩu Bông

331

3.652.588.719


NBXC01/09

06/09

Chí phí vận chuyển

331

59.360.000



Phí hải quan

331

30.000

XBB05/09

06/09

Xuất bông bán

632


524.488.496



Nhập khẩu Bông

331

2.569.543.714


NBXC05/09

18/09

Chi phí vận chuyển

331

31.248.250



Phí hải quan

331

30.000

XBXC43/09

26/09

Xuất Bông cho SX

6211


445.019.500

…….

…….

…………………

……

……..

……….



Tổng số phát sinh

X

……………

…………..



Tổng số phát PS

lũy kế

X

……………

……………



Tồn cuối kỳ

X

……………

…………….


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

SẢN XUẤT SỢI TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM


3.1 Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Công Ty

Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công Ty Dệt Hà Nam đã không ngừng phấn đấu, phát triển thể hiện tiềm năng của mình. Có thể nói Công Ty Dệt Hà Nam một trong những doanh nghiệp trẻ nhất, phát triển nhanh nhất, đóng góp thu nộp ngân sách rất lớn của tỉnh Hà Nam. Điều đó thể hiện những những cố gắng hết sức của tập thể cán bộ, công nhân trong Công ty. Bộ phận được nhắc đến đầu tiên cho thành quả lớn lao này đó là bộ phận kế toán. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế. Bộ phận kế toán của công ty thường xuyên được hoàn thiện và tổ chức lại ngày càng hợp lý và hiệu quả cho phù hợp với quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với sự phát triển đó, công tác kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu nói riêng cũng không ngừng cải tiến về mọi mặt góp phần đáng kể vào việc quản lý, hạch toán mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong quá trình thực tập tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt Hà Nam, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế của công ty, em nhận thấy công ty có nhiều điểm nổi bật song bên cạnh đó cũng có một số hạn chế còn tồn tại.

3.1.1 Ưu điểm

Là một doanh nghiệp tư nhân, quy mô tổ chức sản xuất rộng nhưng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung lại hoạt động rất có hiệu quả. Bộ máy kế toán của công ty luôn đồng đều về trình độ chuyên môn, tiếp cận và triển khai thực hiện tốt chế độ kế toán mới, làm việc có khoa học với tinh thần trách nhiệm cao và luôn hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán và cung cấp số liệu để báo cáo kế toán nhìn chung là kịp thời. Đồng thời đã cung cấp cho các cấp lãnh đạo những thông tin tài chính chính xác để các cấp lãnh đạo đề ra những quyết định đúng đắn phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của công ty.


Hình thức sổ kế toán. Công ty áp dụng theo hình thức “chứng từ ghi sổ” hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy mô hiện nay của công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán mà công ty sử dụng tương đối đúng với chế độ kế toán. Do vậy công việc kế toán của Công ty được thực hiện khá trôi chảy đặc biệt kế toán NVL. Mặc dù trong thời gian qua có sự đổi mới trong hệ thống chế độ kế toán nhưng Công ty đã nhanh chóng áp dụng một cách linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả để phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác quản lý NVL của Công ty được liên kết chặt chẽ từ 3 khâu: Thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng có sự quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng kho, vật tư và kế toán. Điều này đã đem lại hiệu quả cho công tác quản lý NVL của Công ty. Cụ thể xem xét từng góc độ quản lý:

+ Từ khâu thu mua: Công ty luôn xây dựng và thực hiện kế hoạch thu mua NVL. Mặc dù khối lượng NVL lớn và nhiều chủng loại đa dạng, phong phú nhưng Công ty vẫn luôn đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình sản xuất giúp cho quá trình sản xuất, giúp cho kế hoạch sản xuất của Công ty hoàn thành đúng tiến độ.

+ Trong khâu bảo quản, dự trữ: Hệ thống kho tàng của Công ty được xây dựng bảo đảm theo quy định trong công tác quản lý các mặt hàng, đặc biệt đối với chất liệu bông. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý kho có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao nên việc tổ chức, bảo quản, tổ chức giao nhận vật liệu được tiến hành rất tốt.

Về dự trữ NVL: Công ty luôn đảm bảo lượng dự trữ trong kho đáp ứng kịp thời

mọi yêu cầu sản xuất.

+ Đối với khâu sử dụng: Nhu cầu sử dụng vật liệu tại các phân xưởng đều thông qua bộ phận vật tư, kỹ thuật kiểm duyệt trên cơ sở kế hoạch và định mức. Chính vì vậy, Công ty đã quản lý vật liệu vào sản xuất một cách hợp lý, tiết kiệm được chi phí NVL trong giá thành sản phẩm.

Công tác kế toán chi tiết vật liệu: Có sự phối hợp giữa kho và kế toán, việc đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán được thực hiện một cách chặt chẽ, không trùng lặp. Thủ kho dùng thẻ kho đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán vào cuối kỳ. Ngoài ra việc xây dựng linh hoạt bảng kê chi tiết nhập vật liệu theo từng nguồn nhập và ghi theo


trình tự mã số của nguồn nhập không những thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu với các

sổ tổng hợp mà còn quản lý chặt chẽ hơn tình hình công nợ với các nhà cung cấp.

Đối với kế toán tổng hợp vật liệu: Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán NVL là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dòi thường xuyên, liên tục tình hình biến động NVL. Để hạch toán chi tiết NVL, kế toán Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để đối chiếu là rất thuận tiện, việc ghi chép và tính toán thì đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu không chỉ giữa thủ kho mà trong nội bộ phòng kế toán.

Công tác tính giá vật liệu xuất kho: Ở Công ty kế toán sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty vì Công ty đã sử dụng kế toán máy, phương pháp này trở nên đơn giản, dễ kiểm tra.

Việc áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu và phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho đã giúp Công ty theo dòi tình hình biến động, tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, từ đó tiến hành giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Về công tác kiểm kê vật liệu: Tại Công ty Dệt Hà Nam, việc kiểm kê được tiến hành mỗi tháng một lần được chấp hành khá nghiêm túc. Kết quả kiểm kê được ghi vào biên bản kiểm kê, mỗi kho lập một biên bản riêng. Trong biên bản thể hiện được tên vật tư, đơn vị tính, số lượng tồn kho thực tế, số lượng thiếu và phân loại đánh giá từng thứ loại vật liệu.

Công ty đã sử dụng kế toán máy để hỗ trợ công tác kế toán vật liệu, với hệ thống danh điểm vật liệu hết sức chi tiết, cụ thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán NVL. Vì vậy, việc hạch toán được thực hiện chính xác, kịp thời giảm bớt khối lượng công việc và tránh được những sai sót, đáp ứng kịp thời yêu cầu về quản lý đòi hỏi ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường.

Trước nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Dệt Hà Nam nói riêng luôn phải tìm cách đổi mới và hoàn thiện mình, khắp phục thiếu xót, tồn tại phát huy hết tiềm năng, nội lực thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhận định được tình hình đó, Công ty Dệt Hà Nam đặc biệt quan tâm chú trọng và luôn hoàn thiện trong công tác quản lý, không ngừng phát huy các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022