Đặc Điểm Quá Trình Công Nghệ Và Tổ Chức Sản Xuất


Biểu 2.3: Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu

ĐVT: USD


Thị trường

Năm

2006

2007

2008

Hàn Quốc

612.300

1.852.140

3.285.750

Thổ Nhĩ Kỳ

452.150

786.541

1.905.000

Mỹ

330.000

950.240

1.352.400

Nhật Bản

510.000

1.011.880

2.169.200

Trung Quốc

428.550

940.199

1.744.650

Tổng

2.333.000

5.541.000

10.457.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 5

(Nguồn: Phòng kế toán - Công Ty Dệt Hà Nam )

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tương đối rộng. Như vậy chứng tỏ Công ty đã tìm cho mình những thị trường để tiêu thụ sản phẩm khá tin cậy. Đây là điểm mạnh của công ty nên cần phải phát huy và cũng nên tìm kiếm thêm thị trường để tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả hơn nữa. Đồng thời dựa vào bảng trên ta có thể thấy được là tổng số kim ngạch xuất khẩu ở các nước so với các năm là tăng lên, năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.154.000USD tương ứng tăng 132%, sự gia tăng này không ngừng tăng cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng 4.916.000USD tương ứng tăng 88,72%. Sự gia tăng này tuy không tăng nhanh bằng năm 2007 so với 2006. Nguyên nhân là do năm 2008 có sự biến động nền kinh tế thế giới nên tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng bị ảnh hưởng kéo theo việc mang lại kim ngạch về trong năm cũng bị giảm theo. Nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Và Công ty vẫn đang không ngừng tìm hướng phát triển mới cho mình và tìm hiểu thêm trên thị trường thế giới để tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường đó nhằm khắp phục tình trạng này, từ đó thu được nhiều kim ngạch hơn. Góp phần nâng cao nền kinh tế nước nhà nói chung và Công ty Dệt Hà Nam nói riêng.

Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển công ty có những thuận lợi và khó khăn phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể:.


+ Thuận lợi

Cả nước đang thực hiện chiến lược tăng tốc độ ngành dệt may giai đoạn 2001- 2010 nên công ty sợi nói riêng và các ngành dệt may trong cả nước nói chung đều nhận được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ của lãnh đạo từ TW đến địa phương.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được bổ sung nhiều lực lượng trẻ, cơ cấu quản lý bước đầu xây dựng, chỉnh đốn lại phù hợp với sự phát triển của công ty.

+ Khó khăn.

Do cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới vừa qua cũng đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, làm cho lợi nhuận của Công ty bị giảm.

Thị trường sợi, bông nguyên liệu chính cho ngành có nhiều biến động không lường trước được làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào.

Giá cả NVL phụ: Nhựa, xăng, dầu, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng làm cho giá thành sản xuất cao.

Một số công nhân trình độ tay nghề thấp, còn vi phạm kỷ luật lao động.

* Tình hình nguồn vốn của công ty dệt Hà Nam: Vốn tự có và vốn vay

Vốn tự có: 40%; Vốn vay: 60%

Biểu 2.4: Bảng phân bổ vốn của công ty năm 2008

ĐVT: Triệu Đồng


Chỉ tiêu

Số dư

đầu kỳ

Số dư

cuối kỳ

So sánh

Chênh lệch

Tỷ lệ%

A.TS lưu động và đầu tư ngắn hạn

331.906

483.780

151.874

45,8

1.Vốn bằng tiền

2.317

1.672

-645

-27,8

2.Các khoản phải thu

144.387

187.297

42.910

29,7

3.Hàng tồn kho

183.158

290.007

106.849

58,3

4.TS lưu động khác

2.044

4.804

2.760

135

B.TS cố định và đầu tư dài hạn

322.849

609.743

286.894

88,9

1.TS cố định

299.848

581.964

282.116

94

2.Chi phí XD cơ bản dở dang

1.164

341.448

340.284

29.234

C.Tổng cộng tài sản

654.755

1.093.523

438.768

67

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008)


Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được vốn của Công ty cuối năm 2008 tăng

so với đầu năm là 438.768 triệu đồng tương ứng tăng 67%. Cụ thể như sau:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 151.874 triệu đồng tương ứng tăng 45,8%, trong đó: Vốn bằng tiền giảm 645 triệu đồng tương ứng giảm 27,8%; các khoản phải thu tăng 42.910 triệu đồng tương ứng tăng 29,7 %; hàng tồn kho tăng 106.849 triệu đông tương ứng tăng 58,3%; tài sản lưu động khác tăng 2.760 triệu đồng tương ứng tăng 135%. Vốn bằng tiền giảm, trong khi đó hàng tồn kho và các khoản phải thu lại tăng cho ta thấy được lượng tiền mặt của công ty ít bởi trong năm công ty bán hàng cho khách hàng còn chưa thu hết được vốn về. Vì vậy công ty cần phải đưa ra chính sách bán hàng phù hợp tình hình thực tế để thu hồi nợ nhanh hơn.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 286.894 triệu đồng tương ứng tăng 88,9%, sự gia tăng này chứng tỏ công ty trong năm đã liên tục đầu tư thêm tài sản cố định như nhà cửa, máy móc, trang thiết bị…để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tiến độ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo ra sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn. Từ đó thu hút được nhiều bạn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.1.3 Đặc điểm quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất

2.1.3.1 Đặc điển quá trình công nghệ

Công Ty Dệt Hà Nam với ngành nghề là sản xuất và kinh doanh sợi, phục vụ cho may mặc và xuất khẩu. Công ty đã tạo cho mình một bộ máy quản lý vững chắc tự tin với quá trình công nghệ sản xuất chủ yếu với hai dây chuyền sản xuất.

Đặc điểm quá trình công nghệ dây chuyền: Bông, Xơ được nhập về công ty qua các công đoạn sản xuất tạo thành phẩm cuối cùng là sợi các loại. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản xuất sợi theo chỉ số khác nhau như chỉ số Ne10 đến Ne45 về quá trình sản xuất sợi qua nhiều công đoạn như sau:

Công đoạn đầu là bông chải: Các kiện bông xếp vào bàn bông theo tỷ lệ pha trộn qua các máy trong gian bông, qua máy xé kiện. Bông được xé, đập tơi thành các chùm xơ, sau đó chuyển qua máy trộn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất trong bông. Khi bông được xé tơi và sạch thì tự động chuyển sang công đoạn máy trải khô, tiếp tục


xé tơi thành xơ đơn, loại trừ xơ ngắn, tạp chất. Sau đó duỗi thẳng xơ song song tạo thành con cúi đầu tiên của máy chải.

Bông, xơ bông từ kho

Từ các con cúi đưa sang máy ghép I duỗi thẳng các xơ và kéo dài làm mảnh đều sản phẩm theo chỉ số Ne quy định. Từ máy ghép I chuyển sang máy kéo sợi OE, máy ghéo II, máy cuộn cúi tiếp tục các công đoạn sản xuất sợi theo các chỉ số yêu cầu. Từ máy ghép II chuyển sang máy kéo sợi thô. Tiếp tục làm đều sản phẩm, sợi thô được xe săn và cuốn lên ống sợi thô theo chỉ số quy định. Khi các sợi thô đạt yêu cầu thì được đưa qua máy sợi con, tiếp tục làm mảnh đếu sản phẩm xe săn, cuốn ống tạo thành búp sợi con chuyển sang máy đánh ống tạo thành con sợi, kết thúc quy trình sản xuất nhập kho thành phẩm.


Máy xé kiện


Máy trộn và làm


Máy chải thô


Máy ghép II

Máy ghép I

Máy kéo sợi OE

Máy cuộn cúi

Kho sợi OE

Máy kéo sợi thô

Máy chải kỹ


Sợi con

Sợi con


Máy đánh ống

Máy đánh ống


Kho sợi chải thô

Kho sợi chải

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi


2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Xuất phát từ các điều kiện, đặc điểm sản xuất và sự phát triển của công ty. Năm 2008 công ty mở rộng quy mô sản xuất, thành lập thêm một dây chuyền sản xuất mới, xây dựng trên khu công nghiệp Châu Sơn. Hướng phát triển của công ty sẽ thành lập 2 nhà máy sản xuất hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Tổng công ty. Về cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty, hiện nay 2 nhà máy vẫn chỉ có 01 Ban giám đốc nhà máy trực tiếp chỉ đạo điều hành sản xuất. Bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Phó giám đốc phụ trách thiết bị có các tổ kỹ sư, kỹ thuật và các tổ bảo toàn, phó giám đốc phụ trách công nghệ, thống kê, tổng hợp và các phân xưởng.

Tại nhà máy sợi I có 3 xưởng sản xuất sợi và bộ phận nhuộm bông phế. Nhà máy sợi II có 1 xưởng sản xuất sợi. Trong mỗi nhà máy đều có 3 ca sản xuất. Ở mỗi ca có 1 trưởng ca và 3 tổ trưởng phụ trách xưởng. Riêng nhà máy sợi II mới thành lập có 2 tổ trưởng phụ trách đầu và cuối dây truyền.

2.1.3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh

Toàn bộ lao động trong Công ty gồm 968 người, trong đó công nhân lao động trực tiếp chiếm 94,8% ( 918 người). Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là tổng giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là người đại diện pháp nhân của Công Ty Dệt Hà Nam trước pháp luật, nhà nước. Công Ty Dệt Hà Nam có con dấu riêng, được quyền hạch toán độc lập, tự quyết trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bao gồm:

Ban giám đốc bao gồm: 04 người

Tổng giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động và được Tổng giám đốc phân công phụ trách những lĩnh vực cụ thể trong Công ty, theo chế độ của Công ty. Phó giám đốc gồm:

+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: Là người chỉ huy mọi hoạt động đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao và điều hành 2 phòng: Phòng kinh doanh tiêu thụ và phòng xuất nhập khẩu.

+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành phòng vật tư kỹ thuật và nhà máy sợi.


+ Phó tổng giám đốc tài chính điều hành phòng kế toán và ban đầu tư

Khối các phòng ban trong Công ty

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về các

mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự, văn thư, công tác bảo vệ an ninh, y tế, đời sống.

Phòng kinh doanh tiêu thụ: Làm nhiệm vụ các hợp đồng sản xuất, lập kế hoạch, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu mở rộng thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh.

Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách công việc xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang các nước và chịu trách nhiệm nghiên cứu nhập dây truyền công nghệ tiên tiến của các nước phục vụ cho sản xuất cũng như các hoạt động khác.

Phòng kế toán: Làm công tác kế toán từ lập chứng từ đến ghi sổ và lập báo cáo kế toán. Đồng thời cùng với cán bộ chức năng khác soạn thảo lập kế hoạch sản xuất.

Phòng vật tư thiết bị: Có trách nhiệm mua sắm, theo dòi việc sử dụng vật tư của nhà máy của dây truyền sản xuất. Lập kế hoạch sửa chữa luân phiên định kỳ cho các thiết bị trong dây truyền sản xuất, xây dựng định mức ca máy thực tế nhằm khai thác hết công suất của máy trên các dây truyền sản xuất ở mọi phân xưởng.

Ban đầu tư: Lập và thẩm định nhà máy sợi I và nhà máy sợi II.

Nhà máy sản xuất: Bao gồm nhà máy sợi I và nhà máy sợi II

Đứng đầu quản lý điều hành tổ chức sản xuất có 01 Giám đốc nhà máy chỉ đạo

chung về sản xuất, trợ giúp việc cho Giám đốc có 02 phó Giám đốc.



Phó TGĐ kỹ

thuật

Tổng Giám Đốc


Phòng


Phòng


Phòng


Phòng


Ban


Phòng

kinh


xuất


vật tư


kế toán


đầu tư


Tổ

doanh


nhập


kỹ






chức



khẩu


thuật






HC


Giám đốc nhà máy sợi I và II


Phó TGĐ điều

hành SXKD

Phó TGĐ tài

chính

Phó GĐ phụ trách

thiết bị vật tư

Tổ kỹ sư, kỹ

thuật


Trưởng ca

sản xuất

Tổ KCS,

Tổ thống kê

Phó GĐ phụ trách

công nghệ

công nghệ


Các tổ bảo toàn

- Sửa chữa

- Bông chải

- OE- ống

- Điện…


Ghi chú:

Chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chức năng Phối hợp thực hiện

Công nhân sản xuất

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý của Công ty Dệt Hà Nam

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công Ty Dệt Hà Nam

Công Ty Dệt Hà Nam là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có

hệ thống sổ sách kế toán riêng, tài khoản giao dịch tại Ngân Hàng Công Thương Hà Nam.


2.1.4.1 Chức năng nhiệm vụ phòng kế toán

Làm nhiệm vụ kế toán từ lập chứng từ ghi sổ và lập báo cáo kế toán. Đồng thời cùng với các bộ phận chức năng khác soạn thảo lập kế hoạch sản xuất tài chính cho hoạt động phát triển của Công ty. Tiến hành phân tích, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch thông qua các tài liệu cập nhật hàng ngày để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn và tính giá thành, hiệu quả sản xuất kinh doanh với việc thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách và công tác thanh toán.

2.1.4.2 Hình thức tổ chức kế toán

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh là tập trung và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu thập xử lý và cung cấp tài liệu kế toán để kiểm tra ghi sổ. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.

Riêng bộ phận kế toán tiền lương làm việc dưới phân xưởng của nhà máy để tiện theo dòi tình hình lao động, sản xuất của công nhân từng ngày. Cuối tháng tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán. Công tác kế toán thực hiện theo thống kê báo sổ, việc hạch toán được thực hiện từ kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết, đến việc lập báo cáo kế toán. Kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kế toán của công ty.

2.1.4.3 Bộ máy kế toán của Công Ty Dệt Hà Nam

- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính của Công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và tổng giám đốc Công ty về các vấn đề có liên quan tới tài chính và công tác kế toán tài chính của Công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn Công ty theo đúng chế độ tài chính và nhà nước ban hành.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành…chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dòi các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản liên quan. Lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. Phó phòng kế toán tài chính có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của Công ty .

Ngày đăng: 01/06/2022