DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên đầy đủ
Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chi nhánh huyện Quảng Trạch
Agribank Việt Nam : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CN : Chi nhánh
GTCG : Giấy tờ có giá
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình - 1
- Các Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Lý Luận Về Công Tác Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
HĐV : Huy động vốn
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
PGD : Phòng giao dịch
TCTD : Tổ chức tín dụng
TDN : Tổng dư nợ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai
đoạn 2014-2016 35
Bảng 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 38
Bảng 2.3. Cơ cấu huy đồng vốn theo loại tiền của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 39
Bảng 2.4. Cơ cấu huy đồng vốn theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng
Trạch giai đoạn 2014-2016 40
Bảng 2.5. Cơ cấu huy đồng vốn theo thành phần kinh tế của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 42
Bảng 2.6. Thị phần nguồn vốn trên địa bàn huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình 44
Bảng 2.7. Lãi suất huy động bình quân của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch
giai đoạn 2014 - 2016 45
Bảng 2.8. Chi phí huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 46
Bảng 2.9. Hiệu suất sử dụng vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 47
Bảng 2.10. Chỉ tiêu an toàn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 48
Bảng 2.11. Thông tin chung về khách hàng được khảo sát 50
Bảng 2.12: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng
sản phẩm dịch vụ 53
Bảng 2.13: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo thuận lợi
trong giao dịch 54
Bảng 2.14: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo chăm sóc
khách hàng và khuyến mãi 55
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân viên ngân hàng 56
Bảng 2.16: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo thông tin, thương hiệu và quảng cáo 57
Bảng 2.17. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 58
Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Quảng Trạch 59
Bảng 2.19. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về chất lượng sản phẩm
dịch vụ 63
Bảng 2.20. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về nhân viên 64
Bảng 2.21. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về thuận lợi trong giao dịch 65
Bảng 2.22. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về chăm sóc khách hàng và khuyến mãi 66
Bảng 2.23. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về thông tin, thương hiệu
và quảng cáo 67
Bảng 2.24. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập khi đánh giá về yếu tố chất lượng sản phẩm dịch vụ 69
Bảng 2.25. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi khi đánh giá về yếu tố chăm sóc khách hàng và khuyến mãi 70
Bảng 2.26. Tóm tắt mô hình 72
Bảng 2.27. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 73
Bảng 2.28. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 74
Bảng 2.29. Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 74
Bảng 2.30 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 75
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu nguồn vốn phân theo các tiêu chí cụ thể 16
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý tại của Agribank Chi nhánh
Quảng Trạch 32
HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 29
Hình 2.1 Kết quả tài chính của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn
2014 – 2016 37
Hình 2.2. Thị phần nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn huyện Quảng
Trạch năm 2016 45
Hình 2.3. Kết quả hồi quy tương quan 76
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình.
Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các TCKT-XH hay các TCTD khác) của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô,kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình là một chi nhánh của Agribank Việt Nam, qua hơn 20 năm hoạt động với tất cả những gì ngân hàng đã trải qua và đạt được, ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế đang phát triển và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
Điều này có thể thấy rò trong những năm gần đây, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng hệ thống NHTM mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình phải đánh giá lại thực trạng huy động vốn tại chi nhánh nhằm đưa ra những giải pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho
nền kinh tế. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ” để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rò những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng huy động vốn
của NHTM.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình
+ Đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.
+ Về thời gian: số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xứ lý, phân tích
trong giai đoạn 2014 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
- Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là bảng cân đối kế toán, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch, Ngân hàng Nhà nước
Quảng Bình. Các tài liệu này chủ yếu được sử dụng để phân tích đặc điểm chung và thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.
- Nguồn số liệu sơ cấp: các dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phương pháp
phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi.
+ Đối tượng khảo sát: tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp đối với khách hàng đang gửi tiền tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch, Bắc Quảng Bình.
+ Kích thước mẫu: về cỡ mẫu, theo Hair & Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra, để phân tích hồi quy đa biến được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thòa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.
Căn cứ vào kinh nghiệm chọn mẫu từ các nghiên cứu trước, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu ( với thang đo đánh giá công tác huy động vốn mà đề tài sử dụng, có tất cả 5 biến độc lập trong mô hình và 23 yếu tố), nên sử dụng mẫu tối thiểu theo từng cách chọn mẫu kể trên là: 5*23 = 115 (Hair & Bollen, 1989) và n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu. Để đảm bảo tính đại diễn cao hơn về mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn cỡ
mẫu khảo sát là 150 phiếu. Đồng thời, để đảm bảo số phiếu thu về đạt yêu cầu, tổng số phiếu phát ra cho khách hàng là 180 phiếu.
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương Pháp tổng hợp: Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tố thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra các tổ chức, cá nhân gửi tiền. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra theo các tiêu thức khác nhau thông qua các tiện ích của các phần mền phân tích số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích, thống kê: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích tình hình hoạt động dịch vụ huy động vốn qua các năm, từ đó rút ra nhận xét về thực trạng công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh Quảng Trạch.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn bao 3 gồm
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.
Phần III: Kết luận và kiến nghị