Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam - 13


KHXH&NV cấp Nhà nước. Trong giai đoạn 2001- 2005, các trường đại học còn được giao chủ trì 10 đề tài thuộc 5 chương trình khoa học x< hội trọng

điểm và nhiều đề tài độc lập cấp Nhà nước.


Kết quả nghiên cứu của các đề tài đ< được sử dụng vào việc hoạch

định chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước. Ví dụ, kết quả chương trình KX 03 (1991-1995) vÒ Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đ< đưa ra những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển đổi cơ chế nền kinh tế nước ta, từ chỗ vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường;

Kết quả nghiên cứu của đề tài Phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Trường đại học Kinh tế quốc dân chủ trì là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về phát triển kinh tế trang trại.

Đề tài Thực trạng và giải pháp đảm bảo sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân không đất và thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long do Tr−êng

đại học Kinh tế quốc dân chủ trì, đ< kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nông dân trong việc chuyển đổi việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống cho những hộ không có khả năng lấy lại đất.

Đề tài “Nghiên cứu tiền lương tối thiểu trên cơ sở điều tra nhu cầu mức sống dân cư làm căn cứ để cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam những năm tới“ đ< cung cấp cho Đảng và Nhà nước những luận cứ khoa học để từng bước cải cách hệ thống tiền lương và phân phối thu nhập, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta. Theo đó, Ngân sách nhà nước sẽ chuyển dần sang trả lương cao cho công chức hành chính, lĩnh vực hành chính sự nghiệp trên cơ sở nhà nước đổi mới cơ chế quản lý, chuyển dần sang tự chủ về tài chính,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

đảm bảo cân đối thu chi trên cơ sở kết quả hoạt động của mình.


Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam - 13

Đề tài “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi

để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-x` hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì đ< làm rõ được sự cần thiết phải thu hồi đất và những bức xúc hiện nay về thu nhập, đời sống việc làm của người dân có đất bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựngkết cấu hạ tầng kinh tế - x< hội và nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia; Chỉ ra những thành tựu trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi hiện nay, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của trong quá trình này. Trên cơ sở đó đ< đề ra hệ thống các quan điểm và các giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đề tài đ< được nghiệm thu và xếp loại xuất sắc. Những kiến nghị của đề tài đ< gửi tới Văn phòng Trung

ương, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng lý luận Trung ương để tham khảo hoạch

định chính sách có liên quan nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên.


Những năm gần đây, hàng năm các trường đại học triển khai khoảng 150- 200 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực toán học, tin học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học và khoa học trái đất. Nhiều bài báo khoa học

được công bố trong các kỷ yếu hội nghị khoa học, tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước. Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đ< hỗ trợ tích cực cho đào tạo sau đại học. Nhiều kết quả nghiên cứu được đưa vào tài liệu giảng dạy và là nội dung chính của các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Hiệu quả KH&CN của các cán bộ khoa học, giảng viên các trường đại học đ< được Nhà nước ghi nhận, 8 giải thưởng Nhà nước đ< được trao tặng cho các công trình và cụm công trình của các nhà khoa học, tập thể khoa học trong các trường đại học. Từ năm 2001 đến 2005, có 50 giải thưởng "Sáng tạo khoa học công nghệ Việt


Nam" đ< được trao cho các nhà khoa học của các trường đại học, chiếm khoảng 30% tổng số giải thưởng. Từ năm 2001 đến nay, có 4 nhà khoa học nữ và một tập thể các nhà khoa học nữ của các trường đại học có công trình khoa học xuất sắc đ< được nhận giải thưởng Kovalevskaia.

- Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục.


Những nghiên cứu về khoa học giáo dục đ< góp phần thực hiện thành công chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học trong toàn quốc và là căn cứ quan trọng để Quốc hội ra Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Những nghiên cứu về thiết bị dạy học, về đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào nhà trường đ< từng bước góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng đề cao tính chủ động sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.

Việc nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đại học, sau

đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đ< được triển khai thường xuyên. Ngay sau khi có Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đ< chỉ đạo và triển khai xây dựng mới chương trình khung cho tất cả các ngành đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, làm căn cứ để các trường cập nhật, đổi mới chương trình và nội dung đào tạo.

Những vấn đề có tính thời sự như giáo dục bảo vệ môi trường, ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng đ< được ngành quan tâm hơn. Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" được Bộ GD&DDT triển khai vào các bậc đại học.Vấn đề dạy tin học ở phổ thông, ứng dụng CNTT và intenet trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học đ< được đầu tư nghiên cứu và từng bước thực hiện nhằm đưa nền giáo dục nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.

Các đề tài trọng điểm cấp Bộ đ< đề xuất các giải pháp để thực hiện NQ40, NQ 41 của Quốc hội về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa


mới ở bậc phổ thông, triển khai chương trình mới ở các vùng miền khó khăn, đề xuất các giải pháp thực hiện sách giáo khoa mới ở các vùng dân tộc ít người. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược trong các cấp học, bậc học, ngành học, đề xuất các kiến nghị với Đảng, nhà nước, các Bộ ban ngành hữu quan tạo điều kiện thuận lợi, ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ GD&ĐT thực hiện các chỉ tiêu đ< đề ra trong chiến lược giáo dục.

Các đề tài nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học ở các bậc học đ< góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đ< thực sự góp phần thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới thành công.

Nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm, cách phát hiện trẻ có biểu hiện khuyết tật ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học đ< giúp giáo viên có biện pháp giáo dục chuyên biệt, chăm sóc, giúp trẻ khuyết tật có thể hoà nhập với trẻ bình thường.

Nghiên cứu thành công các mô hình giáo dục mới như: mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở x<, mô hình trường trung học phổ thông kỹ thuật đ<

được thí điểm và có thể triển khai đại trà sau năm 2005.


Nghiên cứu xây dựng các phần mềm ứng dụng trong việc quản lý cán bộ, định mức lao động của cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng, trường cán bộ quản lý giáo dục. Nhiều phần mềm trong giảng dạy các môn học đ< thực sự góp phần

đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay ở đại học cũng như ở phổ thông.


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục đ< góp phần quan trọng vào việc xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD&ĐT, như: Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, các Nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quy


hoạch mạng lới các trường ĐH&CĐ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quy hoạch mạng lới các trường ĐH&CĐ, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài, giáo dục tin học, giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, đổi mới đánh giá thi tuyển, xây dựng đội ngũ giáo viên,...

Thứ hai, cơ chế tài chính đB tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học chuyển giao công nghệ với các địa phương và cơ sở sản xuất.

Từ năm 1989, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đ< ban hành Quy định số 901/QĐ ngày 4/8/1989 về công tác nghiên cứu khoa học - lao động sản xuất và chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của đơn vị nghiên cứu khoa học- lao động sản xuất trong các trường đại học. Theo đó, đến năm 1990, ngành Giáo dục và đào tạo đ< thành lập gần 100 đơn vị nghiên cứu khoa học - lao động sản xuất (nay gọi là các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học). Đến cuối năm 2003, toàn ngành đ< có 167 tổ chức nghiên cứu và phát triển trực thuộc các trường đại học và cao đẳng, trong đó có 20 viện nghiên cứu, 147 trung tâm nghiên cứu triển khai, văn phòng tư vấn, 9 doanh nghiệp nhà nước trong các trường đại học.

Với việc thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học và cao đẳng, các trường đại học không những có được nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước trung ương, mà còn được đầu tư từ các địa phương, cơ sở sản xuất thông qua việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu triển khai, chuyển giao tiến bộ KH&CN. Trong giai đoạn 1986-1990, ký kết và thực hiện hơn 10.000 hợp đồng phục vụ phát triển kinh tế x< hội, doanh số gần 80 tỷ đồng. Giai đoạn1991-1995, các trường đ< ký kết và thực hiện

11.500 hợp đồng KH&CN, doanh số gần 300 tỷ đồng. Giai đoạn1996-2000, các trường đ< ký kết và thực hiện 13.000 hợp đồng KH&CN, doanh số 1.188 tỷ đồng. Nộp thuế 32 tỷ đồng, đóng góp cho trường 33 tỷ đồng. Trong giai


đoạn 2001-2005 chỉ tính riêng các trường đại học khối trự nhiên và kỹ thuật

đ< ký kết được khoảng 10.250 hợp đồng chuyển giao công nghệ với các địa phương, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, với tổng doanh số hơn 1000 tỷ

đồng, nộp thuế hơn 20 tỷ đồng, đóng góp khoảng 15 tỷ đồng cho các hoạt

động và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu các nhà trường.


Các đề tài trong lĩnh vực này đ< góp phần giải quyết những vấn đề KHCN như : Các mô hình thoát nước, xử lý nước thải phân tán cho các đô thị Việt Nam; Công nghệ lò đốt và xử lý khói thải công suất lò 150 kg/h phù hợp với điều kiện Việt Nam để đốt chất thải rắn nguy hại của công nghiệp; Các giải pháp hạn chế ách tắc giao thông; Công nghệ sản xuất chition, chitozan từ phế liệu chế biến thuỷ sản; Công nghệ thiết kế và thi công móng và tường chắn cho nhà siêu cao tầng; Dầm cầu bê tông cốt thép dự ứng lực cường độ cao- chiều cao thấp; Hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu các tuyến đường sắt phía Bắc; Nghiên cứu thiết kế sản xuất lắp ráp ô tô khách 30 chỗ ngồi; Nghiên cứu thiết kế cải tạo ô tô DAEWOO; Tổng hợp zeolit Y từ cao lanh Việt Nam và chế tạo xúc tác chứa zeolit Y - ứng dụng trong các phản ứng chuyển hoá hydrocacbon; ứng dụng kỹ thuật số vào mạng thông tin đường sắt Việt Nam; Hoàn thiện công nghệ chế tạo bộ chỉnh lưu điều khiển dùng cho kích từ máy phát của các nhà máy điện; Quy trình công nghệ điều chế chất nhũ hoá dùng trong chế biến nước quả đóng hộp, quy trình bọc tàu vỏ gỗ bằng vật liệu composite.

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ nông lâm ngư nghiệp, có các kỹ thuật tiến bộ như: Nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh; Quy trình công nghệ sản xuất tôm sú giống chất lượng cao; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cam, quýt vùng đồng bằng sông Hồng; Hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng TH3- 3; Nhân và sản xuất giống khoai tây Hà Lan Diamant chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Sản xuất giống lúa lai VL20, VL24; Chuyển giao kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân viên nén bón sâu cho lúa cấy và lúa gieo sạ.


Trong giai đoạn 2001- 2005, nhiều tiến bộ kỹ thuật là kết quả của các

đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các công nghệ du nhập từ nước ngoài hay các kết quả nghiên cứu trực tiếp đ< được các đơn vị ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả đáng kể về giáo dục đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế x< hội của địa phương, của các vùng, các ngành sản xuất.

Một số trường đại học có hoạt động nghiên cứu chuyển giao mạnh mẽ như Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong năm 2002 đ< thực hiện 800 hợp đồng với doanh số 55 tỷ đồng; Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cũng trong năm này, đ< thực hiện 402 hợp đồng với doanh số 67 tỷ đồng.

Trong các trường đại học khối kinh tế, trong 5 năm 2001-2005 cũng

đ< thực hiện được nhiều hợp đồng nghiên cứu dưới hình thức này, doanh số khoảng hơn 27 tỷ đồng...

Thứ ba, nguồn tài chính từ NSNN đB góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đại học

Nhờ chính sách tăng nguồn đầu tư tài chính từ NSNN để xây dựng cơ bản và đầu tư chiều sâu cho KH&CN, nên cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt

động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học ngày càng tăng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu mới của tiến bộ KH&CN mạnh mẽ trên thế giới.

Nhờ có nguồn tài chính như trên, trang thiết bị NCKH của một số trường đại học đ< tầng bước được cải thiện. Trong thời gian 2001-2005, các trường đại học khối tự nhiên đ< được đầu tư 10 phòng thí nghiệm, trong đó bao gồm phòng thí nghiệm được đầu tư bằng vốn sự nghiệp KH&CN và phòng thí nghiệm bằng vốn xây dựng cơ bản cho KH&CN. Một số trường đại học đ< tranh thủ được nguồn vốn từ các dự án quốc tế để xây dựng phòng thí nghiệm. Cụ thể là phòng thí nghiệm trọng điểm về Vật liệu polyme và compozit, các phòng thíư nghiệm Nghiên cứu triển khai công nghệ môi


trường, Tự động hoá, Hoá dầu và vật liệu xúc tác, Động cơ đốt trong, Công nghệ sinh học,... thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Phòng thí nghiệm Quan trắc và phân tích môi trường – Trường Đại học Xây dựng; Phòng thí nghiệm Công trình- Trường Đại học Giao thông vận tải,...

Một nét mới trong xây dựng tiềm lực KH&CN ở trường đại học là việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thông tin thư viện. Do nhận thức thông tin thư viện là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và NCKH, những năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, một số trường đại học đ< được đầu tư xây dựng thư viện điện tử như Trường

đại học trường đại học Ngoại thương, trường đại học Kinh tế quốc dân... Các thư viện này phần nào đ< đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho đào tạo, NCKH&CGCN của trường. Nhiều trường đ< xây dựng mạng nội bộ, kết nối internet và xây dựng trang thông tin điện tử để phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo và NCKH. Các hệ thống mạng của các trường cùng với internet đ<

được khai thác có hiệu quả, đặc biệt từ năm 2002 đ< được sử dụng phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học.

Thông qua internet, các nhà khoa học trong các trường đại học đ< tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong khu vực và thế giới. Thông qua hợp tác, một số tổ chức nghiên cứu, triển khai trong nước đ< nhận được viện trợ về vật tư, máy móc, trang thiết bị nghiên cứu tiên tiến từ các đối tác nước ngoài, góp phần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ. Thông qua các nhiệm vụ hợp tác với Ên Độ, có 6 cơ sở nghiên cứu, giảng dạy được nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin từ nguồn viện trợ không hoàn lại của phía bạn. [42]

Thứ tư, đội ngũ giáo viên của các trường đại học ngày càng được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí