Những Vấn Đề Thuộc Đề Tài Luận Án Chưa Được Các Công Trình Đã Công Bố Nghiên Cứu, Giải Quyết


NHNN hiện nay [84] ”, hay Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Thân về: “Hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng trong cơ chế thị trường ở nước ta [83]”. Không chỉ dừng lại ở đó, mảng nội dung này còn được phát triển thành các Luận án tiến sỹ, cụ thể như sau:

Năm 2001, tác giả Nguyễn Thị Dũng với Luận án “Hoàn thiện chính sách và cơ chế lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã hệ thống cơ sở lý thuyết về lãi suất và chính sách sách lãi suất trên thế giới, đồng thời phân tích thực trạng điều hành lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn năm 1986 – 2000. Trong đó, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phân tích kinh tế lượng, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn mô hình. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu quan điểm về chính sách lãi suất của Trường phái tự do cổ điển, Trường phái Keneys, Trường phái lãi suất ổn định. Tác giả Nguyễn Thị Dũng cũng tập trung nghiên cứu thực trạng điều hành lãi suất của NHNN từ năm 1986 đến năm 2000. Tác giả chia nhỏ các giai đoạn nghiên cứu, tương ứng với từng thời kỳ khác nhau trong điều hành lãi suất của NHNN cũng như sự thay đổi trong điều hành kinh tế đất nước. Tác giả cũng đánh giá các ưu và nhược điểm của chính sách lãi suất do NHNN ban hành trong từng thời kỳ, có xem xét mối quan hệ tương tác giữa chính sách điều hành lãi suất của NHNN với thực thi chính sách lãi suất ở các TCTD [70].

Năm 2003, tác giả Vũ Văn Long công bố Luận án “Hoàn thiện cơ chế lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam”. Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ nội dung nghiên cứu từ đó đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Kết quả, tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận về lãi suất, lãi suất tín dụng của ngân hàng cũng như CCĐHLS của NHTW. Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống thực trạng CCĐHLS của NHNN từ trước năm 1992 đến năm 2012 [74]. Như vậy, Luận án


đã phân tích thực trạng cơ chế lãi suất sau khi hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, cho thấy CCĐHLS thay đổi giúp tăng tính cạnh tranh cho các NHTM trên thị trường, lãi suất kinh doanh của NHTM đang tiến dần đến mức lãi suất thị trường, được ấn định dựa trên cơ sở cung cầu về vốn.

Năm 2003, tác giả Nguyễn Xuân Luật công bố Luận án “Giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam”. Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp toán học. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã hệ thống các quan điểm về lãi suất và CCĐHLS của các nhà kinh tế học cổ điển, J.M. Keneys, Trường phái lý thuyết tiền tệ và quan điểm của chủ nghĩa Mác. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Xuân Luật chia giai đoạn nghiên cứu thành trước và sau khi thực hiện Luật NHNN năm 1997 từ đó cho thấy rõ nét những thay đổi trong CCĐHLS ở Việt Nam. Không chỉ vậy, tác giả còn xem xét mối quan hệ tác động giữa lãi suất của NHNN và CCĐHLS của TCTD. Luận án cũng đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong CCĐHLS của NHNN trong giai đoạn từ năm 2002 trở về trước [75].

Năm 2003, tác giả Tô Kim Ngọc công bố Luận án “Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất” tại Học viện Ngân hàng. Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong Luận án, cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch – quy nạp để xử lý các thông tin thu thập được, phương pháp phân tích số liệu thống kê, các công cụ như đồ thị, biểu đồ, phương pháp hồi quy trong các so sách và phân tích. Tác giả đã xem xét hiệu lực của CSTT Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ lãi suất điều hành của NHNN trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002. Trong đó, tác giả Tô Kim Ngọc đã phân tích và đánh giá các mục tiêu quan trọng của


CSTT như: lạm phát và tăng trưởng kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất trong điều hành CSTT của NHNN. Bên cạnh đó, tác giả còn đánh giá mức nhạy cảm của nền kinh tế với lãi suất cũng như đo lường ảnh hưởng của lãi suất đến các biến số thực của nền kinh tế. Không chỉ vậy, tác giả đã tìm ra các hạn chế trong cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của CSTT Việt Nam [78].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Năm 2005, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo công bố Luận án “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh và mô hình toán học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác giả đã hệ thống lại chính sách lãi suất của NHNN trong giai đoạn năm 1988 – 2004. Trong đó, tác giả đã trình bày thực trạng điều hành chính sách lãi suất của NHNN kết hợp với việc phân tích bối cảnh kinh tế trong giai đoạn tương ứng để thấy được tác động của chính sách lãi suất tới các biến kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát, tăng trưởng kinh tế [67].

Năm 2013, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Lãi suất cơ bản – Những vướng mắc trong thực tiễn và biện pháp xử lý” của PGS.TS Ngô Hướng và cộng sự được công bố. Trong đó, các tác giả đã hệ thống lại những lý luận cơ bản về lãi suất cơ bản (LSCB) như: định nghĩa LSCB, nguyên tắc xác định lãi suất của các NHTM, NHTW, cơ chế truyền tải của CSTT thông qua kênh LSCB... Bên cạnh đó, các tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và điều hành LSCB của một số NHTW trên thế giới, thực trạng điều hành LSCB tại Việt Nam trong giai đoạn từ trước tháng 5/2000 đến năm 2012. Trên cơ sở này, đề tài tiến hành thực nghiệm việc xác định LSCB tại Việt Nam theo nguyên tắc Taylor và đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều hành LSCB tại Việt Nam [71].

Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường - 4


Năm 2014, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác định lãi suất mục tiêu trong điều hành Chính sách tiền tệ của Việt Nam” của Th.S Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự được công bố. Đề tài nghiên cứu đã đề cập tới xu hướng lựa chọn lãi suất mục tiêu trong điều hành CSTT, nguyên tắc Taylor trong việc xác định lãi suất tối ưu, kinh nghiệm áp dụng nguyên tắc Taylor trong xác định lãi suất mục tiêu của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng thời, đề tài phân tích các khả năng áp dụng nguyên tắc Taylor trong điều hành CSTT của Việt Nam trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, CSTT của Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2012. Trên cơ sở này, đề tài xây dựng mô hình nguyên tắc Taylor cho trường hợp của Việt Nam và đưa ra khuyến nghị với Nhà nước nhằm áp dụng có hiệu quả nguyên tắc Tayor ở Việt Nam [81].

Bên cạnh các luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về CCĐHLS của NHNN, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã được công bố trên các tạp chí uy tín như: “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng” của tác giả Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự. Bài viết sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu tác động của CSTT tới nền kinh tế thông qua kênh truyền dẫn lãi suất và mức độ truyền dẫn giai đoạn trước và sau khủng hoảng năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn trước khủng hoảng tài chính, kênh lãi suất tồn tại đúng lý thuyết kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng, lãi suất liên ngân hàng tăng khiến lạm phát gia tăng, cho thấy tồn tại kênh chi phí trong truyền dẫn CSTT tại Việt Nam trong thời gian này [86]. Hay “Nguyên tắc Taylor trong điều hành CSTT” của các tác giả Nguyễn Đức Long và Lê Quang Phong nghiên cứu về nguyên tắc Taylor, cơ sở lý luận, quá trình áp dụng trong điều hành lãi suất của Fed và điều kiện, khả năng áp dụng tại Việt Nam [79]. “Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Vũ đăng trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 27, tháng 6/2008...


Như vậy, tại Việt Nam, vấn đề lãi suất và CCĐHLS của NHNN được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, phát triển thành các công trình khoa học. Song nhìn chung, các công trình này chỉ dừng lại ở việc xem xét cục bộ một loại lãi suất của NHNN trong điều hành CSTT hoặc một bộ phận của nội hàm CCĐHLS của NHNN. Các đề tài này cũng chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHNN, chưa xem xét tác động cụ thể lãi suất của NHNN tác động tới lạm phát tại Việt Nam. Do đó, đây là khoảng trống nghiên cứu, tạo điều kiện cho tác giả khai thác các vấn đề còn tồn tại và tìm câu trả lời cho các vấn đề đang được bỏ ngỏ.

2.3Những vấn đề thuộc đề tài Luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu, giải quyết

Như đã phân tích ở trên, các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam mới chỉ đề cập tới một bộ phận trong tổng thể các vấn đề thuộc nội hàm của CCĐHLS, còn nhiều vấn đề quan trọng khác của CCĐHLS song chưa được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập, cụ thể:

Một, các vấn đề liên quan đến nội hàm của CCĐHLS như: mục tiêu điều hành lãi suất của NHTW, nguyên tắc xác định các loại lãi suất trong điều hành CSTT của NHTW. Cụ thể ở Việt Nam, mặc dù nguyên tắc xác định của NHNN đã được đề cập, song chỉ nêu chung chung hai phương pháp tiếp cận của NHTW gồm phương pháp tiếp cận hành chính và phương pháp tiếp cận của thị trường

[71] chưa nêu cụ thể phương pháp xác định lãi suất cụ thể của từng loại lãi suất của NHNN trong điều hành CSTT. Cũng như các công trình này chưa nghiên cứu sâu CCĐHLS trong giai đoạn năm 2002 – 2016.

Hai, chỉ tiêu đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW chưa được hệ thống và trình bày trong các nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam. Cũng như chưa có nghiên cứu nào được công bố cả trên thế giới và Việt Nam về việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thiện của CCĐHLS của NHNN Việt Nam trong giai đoạn năm 2002 – 2016.


Ba, chưa có nghiên cứu định lượng nào được thực nghiệm để thấy tác động cụ thể của lãi suất của NHNN tới việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.

Những vấn đề trên chính là “khoảng trống” tri thức, là cơ sở đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cho đề tài của Luận án.

2.4Những vấn đề trọng tâm Luận án tập trung nghiên cứu giải quyết

Một, hệ thống cơ sở lý luận về CCĐHLS của NHTW, làm rõ nội dung của CCĐHLS của NHTW, xây dựng tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW cũng như các nhân tố tác động tới sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW.

Hai, phân tích, làm rõ mục tiêu điều hành lãi suất của NHNN; nguyên tắc xác định các loại lãi suất của NHNN gồm: LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đồng thời, Luận án trình bày, làm rõ CCĐHLS gián tiếp trong giai đoạn năm 2002 – 2008 và CCĐHLS trực tiếp trong giai đoạn năm 2009 – 2016 của NHNN.

Ba, tác giả tìm hiểu và xây dựng mô hình nghiên cứu, thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất của NHTW và lạm phát trên cơ sở phương trình Fisher được rút ra từ mô hình cực đại lợi ích của hộ gia đình tiêu dùng đại diện với ràng buộc ngân sách công bố năm 1996 của William J.Crowder và Dennis L.Hofman và mô hình định giá tài sản công bố năm 1978 của Robert E.Lucas. Trên cơ sở này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng quan hệ đồng liên kết và hồi quy mô hình hiệu chỉnh sai số theo phương pháp bình phương bé nhất (ECM) để xem xét tác động của lãi suất của NHNN tới lạm phát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, để thấy được sự lan toả của lãi suất của NHNN tới lãi suất kinh doanh của các NHTM và CPI, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng mô hình Vectơ tự hồi quy (VAR) và sử dụng kết quả kiểm định của mô hình này chứng minh cho các phân tích định tính nêu ra trong Luận án.

Bốn, thông qua nghiên cứu CCĐHLS của NHNN giai đoạn năm 2002 – 2016, tác giả tìm ra các kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại trong CCĐHLS của NHNN. Trên cơ sở này, tác giả tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến


hạn chế trong CCĐHLS của NHNN và dùng kết quả định lượng của mô hình VAR và ECM để chứng minh cho nội dung phân tích định tính.

Năm, trên cơ sở các nhận định về cơ hội, thách thức của nền kinh tế Việt Nam đối với NHNN trong điều hành lãi suất, cũng như định hướng điều hành lãi suất của NHNN tới năm 2025, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCĐHLS của NHNN tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Luận án

3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án

(1) Mục tiêu tổng quát

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CCĐHLS của NHNN trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

(2) Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, tác giả nghiên cứu và trình bày có hệ thống cơ sở lý luận về CCĐHLS của NHTW. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ nội hàm CCĐHLS của NHTW, cụ thể: tìm hiểu mục tiêu điều hành lãi suất, các loại lãi suất của NHTW, phương pháp xác định lãi suất và phương pháp điều hành lãi suất của NHTW. Bên cạnh đó, tác giả đồng thời nghiên cứu cơ chế lan toả của lãi suất của NHTW đến nền kinh tế, cũng như tìm ra các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW.

Thứ hai, tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng CCĐHLS của NHNN Việt Nam giai đoạn năm 2002 – 2016. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp định lượng để kiểm chứng tác động điều hành lãi suất tới kiểm soát lạm phát của NHNN giai đoạn năm 2002 – 2016 từ đó đánh giá được mức độ hoàn thiện CCĐHLS của NHNN.

Thứ ba, tác giả đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện CCĐHLS của NHNN Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.


3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1:Khái niệm và nội dung của CCĐHLS của NHTW là gì?

Câu 2:Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW trong điều kiện nền kinh tế thị trường?

Câu 3:Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW?

Câu 4:Thực trạng CCĐHLS của NHNN Việt Nam giai đoạn năm 2002 – 2016 như thế nào?

Câu 5:Giải pháp nào giúp hoàn thiện CCĐHLS của NHNN Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030?

4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là CCĐHLS của NHTW.

4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Tác giả nghiên cứu nội dung của CCĐHLS của NHTW gồm: mục tiêu điều hành lãi suất của NHTW, công cụ lãi suất của NHTW, nguyên tắc xác định lãi suất của NHTW, phương pháp điều hành lãi suất của NHTW và tác động của lãi suất này tới nền kinh tế. Đồng thời, tác giả nghiên cứu tìm hiểu tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoàn thiện CCĐHLS của NHTW.

- Không gian: Tác giả nghiên cứu CCĐHLS của NHNN Việt Nam.

- Thời gian: Tác giả nghiên cứu CCĐHLS của NHNN Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 – 2016. Vì đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, NHNN thường xuyên sử dụng công cụ lãi suất và điều chỉnh CCĐHLS để điều tiết nền kinh tế song đây cũng là giai đoạn CCĐHLS của NHNN bộc lộ nhiều hạn chế cần được làm rõ và tìm giải pháp hoàn thiện. Hơn nữa, trong giai đoạn này chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện và công bố về CCĐHLS của NHNN Việt Nam. Trên cơ sở này, tác

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí