ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN KIM THOA
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN KIM THOA
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan
HÀ NỘI - 2014
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
NguyÔn Kim Thoa
MỤC LỤC
Trang | ||
Trang phụ bìa | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
Danh mục các từ viết tắt | ||
Danh mục các biểu đồ | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN | 7 | |
1.1. | Khái niệm chung về chế định kết hôn | 7 |
1.1.1. | Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn | 7 |
1.1.2. | Kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật | 10 |
1.1.3. | 12 | |
1.2. | Cơ sở quy định chế định kết hôn | 14 |
1.2.1. | Kinh tế - xã hội | 14 |
1.2.2. | Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán | 16 |
1.2.3. | Hội nhập quốc tế | 19 |
1.2.4. | Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ | 20 |
1.3. | Ý nghĩa của chế định kết hôn | 21 |
1.4. | Khái quát chế định kết hôn theo pháp luật Việt Nam | 22 |
1.4.1. | Chế định kết hôn trong pháp luật phong kiến Việt Nam | 22 |
1.4.2. | Chế định kết hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc | 26 |
1.4.3. | Chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay | 29 |
Chương 2: CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 | 38 | |
2.1. | Điều kiện kết hôn | 38 |
2.1.1. | Về độ tuổi kết hôn | 38 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 2
- Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật
- Sự Phát Triển Của Khoa Học Kỹ Thuật - Công Nghệ
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn | 41 | |
2.1.3. | Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn | 43 |
2.2. | Đăng ký kết hôn và việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn | 53 |
2.2.1. | Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn | 54 |
2.2.2. | Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn | 57 |
2.3. | Hủy kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 | 61 |
2.3.1. | Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật | 61 |
2.3.2. | Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật | 62 |
2.3.3. | Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật | 67 |
2.3.4. | Đường lối giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật | 68 |
2.3.5. | Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật | 74 |
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN | 76 | |
3.1. | Những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thực hiện chế định kết hôn | 76 |
3.1.1. | Thực tiễn thực hiện điều kiện kết hôn | 76 |
3.1.2. | Thực tiễn thực hiện việc đăng ký kết hôn | 91 |
3.1.3. | Áp dụng pháp luật xử hủy việc kết hôn trái pháp luật | 98 |
3.2. | Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chế định kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình | 100 |
3.2.1. | Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình | 101 |
3.3.2. | Kiến nghị về tổ chức thực hiện | 111 |
KẾT LUẬN | 114 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 116 |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Bộ luật dân sự | |
BLTTDS | : Bộ luật tố tụng dân sự |
HN&GĐ | : Hôn nhân và gia đình |
UBND | : Ủy ban nhân dân |
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ | Trang | |
3.1 | Tỷ lệ chưa đăng ký kết hôn theo dân tộc của các cặp vợ chồng từ 18-60 tuổi | 92 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Không phải ngẫu nhiên năm 1994 được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế gia đình với chủ đề "Gia đình trong thế giới biến đổi". Điều đó thể hiện sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới về vấn đề gia đình. Họ nhận thấy rằng khủng hoảng về gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng về xã hội. Không ai có thể phủ nhận được vị trí quan trọng của gia đình đối với mỗi người, đối với xã hội. Bởi vì gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho những thế hệ tương lai của đất nước. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Các công ước quốc tế đều thừa nhận tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội, nền tảng gia đình có tốt đẹp vững chắc thì xã hội mới văn minh tiến bộ. Việt Nam cũng vậy, Điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình…". Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 bao gồm nhiều chế định nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.
Kết hôn là một chế định quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000. Kết hôn là cơ sở hình thành gia đình, tế bào của xã hội. Pháp luật đã quy định điều kiện kết hôn, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, trình tự kết hôn và đang từng bước hoàn chỉnh hơn nữa về chế định này. Thực tiễn hơn 13 năm áp dụng chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đạt được nhiều thành tựu: việc thực hiện quy định về điều kiện kết hôn đã hạn chế việc kết hôn trái pháp luật hoặc chung sống như vợ, chồng khi đang có vợ, có chồng; nguyên tắc tự nguyện đã khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ, đảm bảo sự xây dựng gia đình bền vững và hạnh phúc… Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là cơ sở pháp lý xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là tế bào lành mạnh của xã hội.