Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Quy Định Về Quyền Dân Sự Đối Với Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Kết luận chương 2


Qua việc phân tích các cách tiếp cận và sự thể hiện các nhóm quyền dân sự trong Hiến pháp 2013 và việc quy định các nhóm quyền dân sự này trong hệ thống pháp luật quốc tế, đồng thời dựa trên những cơ chế đảm bảo thực thi quyền dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành có thể thấy: Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định trong việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật với mục đích đảm bảo tốt nhất về quyền con người, quyền công dân, quyền dân sự. Tuy nhiên trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, việc xuất hiện những bất cập, chồng chéo, không đảm bảo tính thực thi của một số văn bản luật trong hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ nước nhà và việc thiếu các cơ quan có chức năng chuyên trách cho công tác giám sát, đảm bảo thực thi, nhất là việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân (trong đó có các quyền dân sự) là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề này, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những hành động mạnh mẽ, cấp thiết trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà, để ngày càng hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thể hiện rõ quan điểm của Đảng trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Bản Hiến pháp năm 2013 kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); là văn kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tập trung ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con người, quyền công dân đòi hỏi tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội như là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền con người. Để làm được điều đó, cần có sự nghiên cứu, tổng kết toàn diện và sâu sắc hệ thống pháp luật hiện hành, có sự phân tích, so sánh, đối chiếu với các quy định quốc tế về quyền con người mà Việt Nam làm quốc gia thành viên. Trên cơ sở đó, chiến lược lập pháp trước mắt và dự kiến kế hoạch lập pháp dài hạn để hoàn thiện từng bước các quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu cấp thiết, nhưng cũng cần có bước đi thích hợp, thận trọng.

Việc ra đời Hiến pháp mới và tiến tới việc ra đời các văn bản luật dưới nó nằm trong lộ trình Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thực hiện nhiệm vụ xây dựng một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, độc lập xét xử và có hiệu quả, hiệu lực cao, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền dân sự đối với pháp luật như sau:

3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền dân sự đối với hệ thống pháp luật Việt Nam

Xuất phát từ tính tất yếu khách quan và tính cấp thiết của việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quyền dân sự, trong thời gian tới cần tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật đủ về số lượng, cao về chất lượng, bảo đảm tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật, các đạo luật, để đến năm 2020 hệ thống pháp luật về cơ bản đạt đến trình độ tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phát huy mạnh mẽ vai trò là phương tiện đầy hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, vì dân, trong chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế nhiều mặt với các nước khác, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh ở nước ta. Hệ thống pháp luật đầy đủ về số lượng, cao về chất lượng có nghĩa là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Hệ thống đó bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, các đạo luật, pháp lệnh cho đến các nghị định, thông tư của Chính phủ và của các Bộ, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đều phải được ban hành đồng bộ, bao quát được tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Luật giữ vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và luật phải là hình thức pháp luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong đời sống Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc hoàn thiện các bộ luật hiện hành, nên coi trọng việc pháp điển hóa để tiến tới trong tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống đều có các bộ luật lớn điều chỉnh như Bộ luật về đất đai, Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính…

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết hoặc gia nhập phải tồn tại trong thể thống nhất và phối hợp, có vị trí pháp lý cao thấp về thứ bậc một cách rõ ràng, có nội dung điều chỉnh chính xác, minh bạch, khả thi cao. Luật phải trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội; hạn chế tối đa những quy định chung chung, phải chờ đợi văn bản dưới luật cụ thể hóa mới điều chỉnh trực tiếp được các quan hệ xã hội, luật cần quy định điều chỉnh trực tiếp. Trong những trường hợp quan hệ xã hội mới ra đời; chưa ổn định, cần thiết phải điều chỉnh bằng luật nhưng chưa tìm ra phương án điều chỉnh trực tiếp, hợp lý và hữu hiệu nhất, thì không loại trừ luật con có các quy định khung; nhưng khung phải rõ ràng, được giới hạn của nó cả về độ dài, lẫn độ rộng và chiều sâu. Liên quan đến điều đó, phải kiên quyết khắc phục tình trạng dễ dãi, ngại đi sâu tìm kiếm các công thức pháp lý cụ thể trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, dẫn đến tình trạng đối với các trường hợp khó, luật thường quy định khung chung chung, không rõ phạm vi giới hạn.

Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 12

- Đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống phát huy hiệu lực và hiệu quả. Theo hướng đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm tôn trọng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức trong bọ máy nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân.

Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta trong thời gian tới là:

Một là, trong lĩnh vực xã hội, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trước hết coi trọng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội trong khám và chữa bênh, thể chế hóa kịp thời

chính sách dân số và gia đình. Hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối của Đảng về phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người mới. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện chính sách công bằng xã hội, về xóa đòi, giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng, về giúp đỡ tư vấn pháp luật. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện pháp luật để đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Hai là, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc cải cách một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng.

Ba là, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Cần coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ toàn vẹn biên giới, lãnh thổ quốc gia; động viên các nguồn lực phục vụ cho việc hiện đại hóa quốc phòng. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Rà soát và pháp điển hóa pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Bốn là, trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Trong tổ chức và hoạt động lập pháp: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, tăng dần tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, hoàn thiện quy chế hoạt động của đại biểu, tiếp tục hoàn thiện Luật về quy trình lập pháp và lập quy, xây dựng Luật trưng cầu ý dân…

Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành pháp: Tiếp tục hoàn thiện

pháp luật về tổ chức Chính phủ theo hướng xác định đầy đủ, rõ ràng nội dung, thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ và thẩm quyền quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành theo những tiêu chí thống nhất. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai phục vụ lợi ích hợp pháp của công dân. Xây dựng cơ sở pháp lý để củng cố và tăng cường các tổ chức pháp chế ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Đổi mới một cách căn bản về tổ chức và hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cơ chế tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước và thanh tra kiểm tra thuộc đối tượng mình quản lý. Hoàn thiện pháp luật về công chức và công vụ theo hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân, chống quan liêu, lãng phí và tham nhũng.

Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức Tòa án theo cấp xét xử, nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh. Đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần làm rõ vai trò công tố và kiểm sát các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, cần tiếp tục nghiên cứu thu gọn đầu mối, nghiên cứu điều chỉnh lại mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan công tố, khắc phục tình trạng cắt khúc giữa các giai đoạn của tố tụng hình sự. Đề cao trách nhiệm của các chức danh trong cơ quan điều tra để không gây ra oan, sai hoặc bỏ sót tội phạm trong điều tra. Đối với thi hành án bao gồm cả thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình… Đối với các tổ chức bổ trợ tư pháp cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật đáp ứng đầy đủ, thuận lợi, dễ dàng các nhu cầu đa dạng về giúp đỡ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong lĩnh vực tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và các Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự theo hướng đề cao quyền con người, quyền công dân, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật một cách kiên quyết, nhưng thận trọng.

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống Nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân đang tiến hành ở nước ta.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện đảm bảo quyền dân sự tại Việt Nam

Để vượt qua khó khăn, thách thức đối với sự vận hành của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người, đặc biệt là quyền dân sự, đồng thời để đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc nâng cao giá trị quyền con người, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện bảo đảm quyền dân sự tại Việt Nam:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền con người trong Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đòi hỏi quan điểm, đường lối của Đảng về quyền con người phải được ưu tiên trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã thừa nhận.

Hai là, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó quyền con người, quyền công dân phải là một trong những nội dung ưu tiên trong hoạt động lập pháp của Quốc hội. Cần có một đạo luật riêng về các khía cạnh của quyền con người. Đồng thời, rà soát các văn bản hiện hành, đặc biệt là Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… từ góc độ phù hợp với các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để đề xuất sửa đổi, bổ sung cần thiết; sớm soạn thảo và ban hành các đạo luật về báo chí, về tiếp cận thông tin, trưng cầu ý dân, sửa đổi các bộ luật, tổ chức bộ máy nhà nước… để tạo hành

lang pháp lý cho con người, công dân thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mình. Mặt khác, phải xây dựng các đạo luật mới về quyền con người, quyền công dân mà nước ta chưa có như: Luật Trưng cầu ý dân, Luật biểu tình… Chỉ trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân mới có điều kiện tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm.

Các chương trình cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất có phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần được phát triển theo hướng mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời tạo cơ chế giám sát hữu hiệu ngay trong tổ chức bộ máy nhà nước để chống lạm quyền, bảo đảm mọi tổ chức và cá nhân hoạt động tuân theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Cải cách hành chính có trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đồng thời đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính phủ theo hướng thống nhất, tinh giản, gọn nhẹ, hiện đại, phục vụ nhân dân. Luật hóa cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính phủ, tổ chức bộ máy quản lý theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời quản lý chuyên sâu và phân công hợp lý, phân cấp và giao quyền mạnh hơn cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Cải cách hành chính nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022