Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 13

nước phải đảm bảo vai trò giám sát của Quốc Hội, HĐND và quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với toàn bộ hệ thống cơ quan hành pháp; bảo đảm bộ máy thông suốt và có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm có đôi ngũ cán bộ công chức có trách nhiệm công vụ cao và tận tụy phục vụ nhân dân.

Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 thực hiện nhiệm vụ xây dựng một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, độc lập xét xử và có hiệu quả, hiệu lực cao. Các trọng tâm triển khai Chiến lược Cải cách Tư pháp bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hỗ trợ tư pháp theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân; Cải cách thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm sự tham gia đúng luật và có chất lượng cao của các chủ thể quan hệ tố tụng; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử; bảo đảm xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Hoàn thiện pháp luật về hình sự theo hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình và chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình; quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có chức vụ quyền hạn trong tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, vi phạm các quyền và tự do cơ bản cho con người.

Ba là, cần có một cơ quan độc lập và chuyên trách để thực hiện chức năng bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, đồng thời cần đảm bảo tính độc lập của hệ thống cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân. Trong Nhà nước pháp quyền dựa vào Tòa án là một trong những cách thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cách thức tốt nhất đó đòi hỏi không chỉ vì phán quyết của Tòa là chuẩn mực

của sự công bằng mà cũng đòi hỏi thủ tục trong hoạt động xét xử phải thuận tiện, dễ dàng và chi phí thấp để bất kỳ công dân nào cũng có thể tiếp cận được với Tòa án. Cơ chế khiếu nại ra Tòa án phải trở thành nếp suy nghĩ bình thường của mỗi công dân, cả khi công dân đưa đại diện cơ quan nhà nước ra trước Tòa án khi xét thấy quyền và lợi ích của mình bị cán bộ, công chức nhà nước xâm hại cũng phải trở thành nếp sinh hoạt bình thường trong thể chế Nhà nước pháp quyền và lúc đó Tòa án chỉ có thể độc lập và tuân theo pháp luật mà phán quyết.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc tăng cường vai trò của các Tòa án dân sự, Tòa kinh tế, tòa hình sự, trong hoạt động xét xử các vụ án thì chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án hành chính, vụ án lao động của Tòa hành chính và Tòa lao động là rất quan trọng. Vì hoạt động xét xử các vụ án hành chính và lao động có tính chất khác biệt so với xét xử các vụ án hình sự, dân sự và kinh tế. Xét xử các vụ án hành chính là giải quyết quan hệ giữa một bên là đại diện cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, công dân khi thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, cơ quan nhà nước không đúng, xâm hại đến quyền công dân và hoạt động xét xử các vụ án lao động là giải quyết tranh chấp giữa đại diện giới chủ - người sử dụng lao động với người làm công. Như thế, trong quan hệ giữa công dân với cơ quan nhà nước; người làm công với giới chủ bao giờ công dân, người làm công cũng ở vị trí yếu thế hơn, cho nên dựa vào cơ chế Tòa án sẽ phải trở thành cách thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bốn là, cần xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ. Đây là một trong những yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp thiết của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Xây dựng chế độ trách nhiệm đảm bảo mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thể phát huy hết năng lực cá nhân; đồng thời xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ,

giảm thiểu nguy cơ có thể xâm phạm quyền của công dân. Theo đó, pháp luật phải cụ thể hóa mối quan hệ giữa cá nhân, công dân với Nhà nước. Nhà nước là tổ chức công quyền, nghĩa là người làm công, mang quyền lực được ủy quyền từ nhân dân, do đó xác định cụ thể các quyền của công dân theo hướng công dân có quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép. Đồng thời trách nhiệm của Nhà nước phải tôn trọng, đảm bảo thực hiện quyền con người và công dân cũng phải làm tròn những nghĩa vụ phát sinh từ việc hưởng thụ các quyền do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Năm là, xây dựng cơ chế và đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Ở Việt Nam, tổ chức xã hội dân sự được hiểu là các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư toàn quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi… Trong nhà nước pháp quyền tăng cường vai trò của các tổ chức này có ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo nhân quyền. Việc tham gia cùng cơ quan nhà nước để hình thành chính sách ở tầm vĩ mô đảm bảo cho chính sách đó được hoạch định sát thực tế, phù hợp với nhu cầu và lợi ích chung của cộng đồng trong đó có lợi ích của bộ phận; đồng thời đảm bảo tính bình đẳng trong thực thi và hưởng thụ nhân quyền xuất phát từ chính sách của Nhà nước. Nhà nước pháp quyền ở tầm vĩ mô không nên ôm đồm tất cả mọi việc mà dần dần chuyển giao một số công việc thích hợp thuộc quyền kiểm soát và giải quyết của cơ quan chính quyền cho tổ chức xã hội dân sự theo quan điểm “dịch vụ hành chính công” hay quan điểm chăm sóc và giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những cách thức tốt nhất nhằm đề cao vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong Nhà nước pháp quyền trong khi không làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước.

Sáu là, tăng trưởng kinh tế phải đi liền với công bằng, bình đẳng. Phát triển kinh tế thị trường phải gắn bó chặt chẽ với tiến bộ xã hội, phát triển đất

nước giàu mạnh đồng thời xóa đói giảm nghèo tiến tới không còn hộ nghèo là một trong các ưu tiên hàng đầu để thực hiện và phát triển quyền con người. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm so với hạn đề ra của Tuyên bố Thiên niên kỷ, song những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 đã giành ưu tiên cho đối tượng thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người gia, người tàn tật, trẻ em...với tổng kinh phí khoảng 43.000 tỷ đồng, chương trình này cần được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015. Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo; tiến tới xóa nghèo trong toàn quốc. Cần hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, tạo cơ hội để thực hiện mục tiêu “dân giàu” là một hướng ưu tiên của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Vấn đề giải quyết lao động và việc làm cần tiếp tục là một hướng ưu tiên quốc gia, không chỉ để giải quyết những vấn đề bức xúc hiện tại về dân số và phân công lao động xã hội mà có ý nghĩa cơ bản trong chiến lược phát triển con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bảy là, ưu tiên phát triển các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng quyền sống của con người, nâng cao thể chất và sức khỏe của từng người dân. Đẩy mạnh việc chủ động phòng, chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, phát hiện dịch sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đề cao trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo cung cấp nước sạch, dịch vụ vệ sinh môi trường cho mọi người dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới. Ưu tiên hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy, bạo lực xã hội, bạo lực

gia đình và các tệ nạn xã hội khác. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, về dân số, kế hoạch hóa gia đình, về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng, chống ma túy.

Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 13

Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, hạn chế và triệt tiêu những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm ổn định và phát triển đời sống dân cư. Đa dạng hóa và bảo đảm chất lượng các loại hình bảo hiểm xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội, quan tâm thiết thực và có hiệu quả đến chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm người dễ bị tổn thương; người nghèo, người tàn tật và khuyết tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, nạn nhân chất độc da cam và nạn nhân chiến tranh...

Tám là, Ưu tiên phát triển giáo dục, thực hiện pháp triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục và phát triển giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân, nước ngoài đầu tư cho giáo dục, Phát triển giáo dục hướng tới việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

KẾT LUẬN

Quan niệm đúng đắn về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lịch sử lập hiến nước ta từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp năm 1959, Hiếp pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đều đã ghi nhận và không ngừng hoàn thiện, pháp triển cả về quyền và nghĩa vụ pháp lý của con người, của công dân và cả về cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó, đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã có những bước nhận thức đúng đắn, phù hợp, đầy đủ so với tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền dân sự. Để những tiến bộ của Hiến pháp năm 2013 thực sự đi vào cuộc sống là một chặng đường rất dài với những bước đi cụ thể, rõ ràng. Trong đó, Nhà nước chính là chủ thể chính để thể chế hóa và thực thi những quy định của Hiến pháp trên thực tế. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi, đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi. Theo chương trình làm việc của Quốc hội, dự kiến trong thời gian tới, sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 28 luật liên quan tới quyền con người (trong đó có 12 văn bản thuộc lĩnh vực dân sự chính trị) và cứ mỗi nội dung sẽ có một điều luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 13. Nghĩa là từ nay đến năm 2016, sẽ sớm ban hành những điều luật này vào trong thực tế.

Sự ngự trị của Hiến pháp với tư cách là một đạo luật có tính tối cao trong toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống xã hội mới được xem là một đặc điểm, một yêu cầu quan trọng nhất trong Nhà nước pháp quyền. Do đó, vấn đề có ý nghĩa quan trọng gắn liền với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền là phải có một cơ chế bảo hiến hữu hiệu. Bảo vệ Hiến pháp bằng các

định chế chuyên biệt là một xu hướng toàn cầu. Điều này phản ánh sự quan tâm có tính chất toàn cầu về những giá trị nhân văn của con người. Trong bất kỳ thời đại nào, xu hướng tiến bộ là quyền lực phải được sử dụng một cách chính đáng để phục vụ con người. Hiến pháp được xem là một phương tiện quan trọng của nhân loại trong việc thực hiện hóa được mục tiêu đó.

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc công tác hoàn thiện các văn bản pháp luật bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền công dân quy định trong Hiến pháp năm 2013, thống nhất với các quy định của luật pháp quốc tế, qua đó góp phần xây dựng đất nước Việt Nam XHCN ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hội nhập tốt với khu vực và thế giới trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người; phục vụ tốt công tác nghiên cứu, phát triển lý luận về quyền con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

3. Bộ Ngoại giao (2005), Sách trắng nhân quyền Việt Nam, đăng trên: http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns070206 102551 (truy cập 16-8-2014).

4. Bộ Ngoại giao (2009), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, đăng trên: http://www.mofahcm.gov.vn/ vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537 (truy cập 16-8-2014).

5. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2008), Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đà Nẵng.

6. Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Gudmundur Alfredsson & Asbijorn Eide (chủ biên)(2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội.

9. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

11. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022