Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 12


phải máy móc lạc hậu). Doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng được máy móc thiết bị cần thiết mà không phải đầu tư một lần với vốn lớn. Mặt khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng máy móc, thiết bị có thể giảm được tỷ lệ nợ/ vốn. Vì tránh phải vay tiền ngân hàng thương mại. Trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thoả thuận tái thuê với Doanh nghiệp có chức năng thuê mua: ở Việt Nam, hình thức này hứa hẹn một tiềm năng huy động vốn sẽ phát triển, và là một cơ hội để Doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển Doanh nghiệp. Năm 1993 Công ty dệt Việt Thắng thuê 5 triệu USD thiết bị dệt của Hàn Quốc và Nhật Bản, tiền tính vào giá thành sản phẩm được bên cho thuê bao tiêu. Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội đạt được thoả thuận leasing với đối tác Thụy Sĩ: toàn bộ thiết bị, nguyên liệu, bán thành phẩm được liên doanh mua lại trị giá 1,8 triệu USD.


Như vậy cho thấy hoạt động leasing ở Việt Nam hiện nay phát triển khá thành công tuy nhiên theo đánh giá thì thị trường thuê mua vẫn còn bị bỏ ngỏ nhiều, nhà nước không thu được thuế cá nhân, bên đi thuê mua phải chịu một lãi suất khá cao. Vì vậy Nhà nước cần thống nhất quản lý được hoạt động này. Đó là:

Cần có sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động ở các quan Doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này.

Để tránh rủi ro, các bên thống nhất mua lại phí bảo hiểm nào đó để bảo đảm lợi ích của các bên, phí bảo hiểm chủ sở hữu mua rủi ro được bồi thường chủ sở hữu có trách nhiệm phục hồi tài sản.

Mở rộng hơn nữa nghiệp vụ cho thuê về giá trị, loại tài sản, áp dụng thử nghiệm một số hình thức cho thuê vận hành, thuê tài sản. Mở rộng hành vi này đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh nông nghiệp.


Tìm ra mối quan hệ giữa các nguồn vốn, thông qua công ty thuê mua để giải ngân theo các nguyên tắc của hợp đồng thuê mua một hay nhiều bên như nguồn vốn ODA cho vay lại, vốn tín dụng của ngân sách Nhà nước. Theo phương pháp này thì vẫn bảo toàn được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Doanh nghiệp, mà khả năng thất thoát vốn rất thấp, hiệu quả đồng vốn cao hơn so với các hình thức thông thường.

5. Một số kiến nghị đối với Cục phát triển DNVVN và cổng thông tin doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Cục PTDNVVN nên thu thập một cách hệ thống, so sánh, đối chiếu và phổ biến những dữ liệu sẵn có về nguồn cung các nguồn tài chính bên ngoài cho khu vực doanh nghiệp Việt Nam theo từng quý là tốt nhất hoặc nếu không cũng là theo hàng năm. Vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các DNVVN cho nên có thể coi các dữ liệu về tài chính của khu vực Doanh nghiệp chính là dữ liệu tài chính cho DNVVN. Việc làm này sẽ giúp cung cấp thông tin cho Cục PTDNVVN về tình hình tiếp cận các nguồn tài chính của các DNVVN, từ đó hỗ trợ cho việc xem lĩnh vực nào, nơi nào phân bổ tốt nhất nguồn lực có hạn giúp các DNVVN nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính.

Cục PTDNVVN nên khảo sát thí điểm tại một số địa phương và một số khu vực doanh nghiệp thì có thể làm nổi bật lên được những vấn đề lớn trong nhu cầu của DNVVN đối với các nguồn tài chính. Cụ thể hơn, Cục PTDNVVN sẽ có thể xác định được nơi nào có nhu cầu lớn nhất đối với các nguồn tài chính bên ngoài. Có thể theo địa phương, theo khu vực doanh nghiệp và có thể theo loại hình DNVVN. Hơn nữa, nếu tiến hành khảo sát một năm một lần thi Cục PTDNVVN có thể đánh giá được khả năng tiếp cận tài chính tốt lên hay xấu đi, theo từng địa phương khu vực doanh nghiệp, loại hình DNVVN…Cũng sẽ có lợi khi so sánh kết quả khảo sát DNVVN (nhận thức) với các dữ liệu về tài chính cho DNVVN (thực tiễn) để thấy được liệu có

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 12


sự trùng khớp giữa cung và cầu hay không. Điều này sẽ giúp khắc phục những nhận thức thành kiến thường có khi tiến hành khảo sát DNVVN, khi đó kỳ vọng của người trả lời câu hỏi có thể rất khác nhau, dẫn đến khả năng sai lệch lớn.

Kết quả của việc thu thập dữ liệu và khảo sát DNVVN sẽ phục vụ chủ yếu cho các hoạt động của cục PTDNVVN và cung cấp thông tin cho việc xấy dựng kế hoạch của cục. Những kết quả đó sẽ giúp xác định được nơi nào những can thiệp của Cục sẽ có ảnh hưởng lớn nhất. Hơn nữa, những kết quả đó sẽ được chia sẻ với các bên có liên quan, bao gồm các cơ quan nhà nước, các đối tác, cộng đồng tài chính và cộng đồng DNVVN, những người cũng liên quan và quan tâm đến việc tiếp cận tài chính của các DNVVN. Điều đó không những có ích cho việc hướng dẫn các hoạt động của họ mà còn là nền tảng để điều phối các họat động trong lĩnh vực này. Biện pháp là Cục PTDNVVN có thể xuất bản báo cáo hàng năm về DNVVN, bắt đầu từ năm 2008.

Cục PTDNVVN có thể can thiệp vào những vấn đề dường như còn chưa đi vào quy củ mà sẽ tác động tích cực và đáng kể đến việc tiếp cận nguồn tài chính của DNVVN. Ví dụ: hỗ trợ những nỗ lực hiện tại nhằm cải thiện việc quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sẽ giúp nhiều DNVVN hơn có tài sản thế chấp để vay ngân hàng. Tương tự, ủng hộ những nỗ lực giảm gánh nặng chi phí tuân thủ và các chi phí khác cho DNVVN, một số chi phí mà doanh nghiệp không thể tính toán. Vấn đề khác cần trợ giúp lâu dài và cũng rất khó khăn nhưng lại là quan trọng nhất, gây nhiều tranh cãi đó vấn đề DNVVN cung cấp thông tin không đầy đủ và báo cáo tài chính. Những vấn đề này gần với thẩm quyền chính của Cục PTDNVVN hơn, mặc dù chúng không liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính nhưng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho DNVVN tiếp cận với các nguồn vốn hơn bất kỳ sáng kiến nào. Nếu DNVVN có thể có các bản báo cáo tài chính đáng tin cậy hơn thì chúng tôi nghĩ rằng các nhà cung cấp tài chính sẽ chú trọng hơn đến các dòng tiền của doanh nghiệp thay vì các khoản


thế chấp. Như vậy, sẽ tạo được sự thuân tiện đáng kể cho DNVVN huy động được nguồn vốn bên ngoài.


6. Một số kiến nghị đối với DN

6.1 Tăng cường kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thị trường.

Nâng cao kỹ năng quản lý trong doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và đầy biến động trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết. Các chủ doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về thị trường, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể như thông qua chương trình phát triển DNVVN thuộc dự án MêKông (MPDF) tổ chức, hoặc tiếp cận với trung tâm hỗ trợ DNVVN của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…. để được giúp đỡ giải quyết những khó khăn về vốn, về thị trường trong nước và các cơ hội hợp tác quốc tế.

6.2 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm

Các doanh nghiệp phải nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc lập phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ, việc này giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, không bị bất ngờ trước những biến động của thị trường, tránh tình trạng thực hiện đến đâu thì lo đến đấy. Đây cũng là một điều kiện giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Doanh nghiệp có thể yêu cầu cán bộ ngân hàng tư vấn, giúp đỡ lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thẩm định tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.

6.3 Thực hiện chế độ kế toán đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà nước.

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán đảm bảo tình hình tài chính minh bạch, báo cáo tài chính đầy đủ thông tin, có tính chân thực cao…giúp các cán bộ ngân hàng thẩm định nhanh chóng, chính xác tạo sự tin tưởng cho ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay vốn.


6.4 Hoàn thành thủ tục pháp lý cho bất động sản.

Hiện nay, tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng chủ yếu là đất đai và bất động sản gắn liền với đất. Thực tế cho thấy, nhiều tài sản đất đai, nhà xưởng, kho bãi,…của DNVVN nhân danh không được chấp nhận là tài sản thế chấp do tính chất pháp lý của những tài sản đó chưa đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp nên khẩn trương làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để có thêm điều kiện vay vốn từ ngân hàng.

6.5 Tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn.

Các DNVVN có thể bắt đầu bằng các hợp đồng đơn lẻ với các doanh nghiệp lớn, duy trì thường xuyên mối quan hệ kinh tế, dần dần trở thành những bạn hàng đáng tin cậy, làm doanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, là người cung cấp nguyên liệu, sản phẩm trung gian đầu vào hoặclàm đại lý tiêu thụ, phân phối những sản phẩm đầu ra. Đây cũng là một lợi thế chứng tỏ khả năng của DNVVN khi ngân hàng xem xét cho vay hoặc doanh nghiệp có thể nhận được sự bảo lãnh của chính các doanh nghiệp lớn trong khi quan hệ tín dụng với ngân hàng.

6.6 Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về quy trình cho vay

Một trong những khó khăn của ngân hàng khi cho vay các DNVVN là sự hiểu biết của các doanh nghiệp về quy trình cho vay còn nhiều hạn chế, nên không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Việc hiểu biết về quy trình cho vay sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được dự án có tính khả thi, cung cấp đầy đủ thông tin cho ngân hàng yêu cầu.

Do vậy, các DNVVN cần chủ động đào tạo lại dưới nhiều hình thức nhằm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là các chủ doanh nghiệp. Các hình thức đào tạo có thể là chính quy, tại chức, đào tạo từ xa phù hợp những người đương chức, nhằm phổ biến cho doanh nghiệp những


kiến thức, kinh nghiệm, phương thức, kỹ năng, thủ tục và quy trình thực hiện những khâu trong quá trình vay.

6.7 Nâng cao nhận thức đạo đức kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp cần trung thực khai báo ghi chép chính xác minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính một mặt nâng cao hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp, mặt khác tạo niềm tin cho Ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn và thậm chí có thể nhận được những ưu đãi nhất định theo chính sách của Ngân hàng.


Kết luận


Doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm và thúc đẩy cạnh tranh. Nền kinh tế không thể tăng trưởng phát triển mạnh và bền vững nếu không có sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sự hợp tác, liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp có qui mô lớn và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thì nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách, có chế tài chính là những công cụ quan trọng và có hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ việc phân tích tình hình thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, đề tài đã đưa ra một số giải pháp tài chính khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng được khả năng tích lũy và mở rộng khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục được những hạn chế vốn có, cũng như những khó khăn để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển.

Những giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được đề cập ở đây bao gồm các giải pháp về thuế như hạ thấp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng mức và mở rộng diện ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thực hiện các chính sách thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và bảo hộ có điều kiện hàng hóa trong nước; các giải pháp tạo vốn cho doanh nghiệp qua các hình thức

tín dụng, tạo vốn qua liên doanh.


Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của từng doanh nghiệp và sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều mặt của nhà nước. Những giải pháp nêu trên là cơ sở để tiếp tực nghiên cứu, xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm cho khu vực này ngày càng hòa nhập với quá trình phát triển, đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí