Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Sơn La, Tỉnh Sơn La


cho coronavirus ở người, theo cách phụ thuộc vào liều lượng. N hững phát hiện này gợi ý rằng việc điều trị trực tiếp vi rút bằng PAC từ Alpinia zerumbet trước khi cấy làm giảm hoạt động của vi rút; do đó, PAC có thể ức chế nhiễm trùng do vi rút cúm, coronavirus và vi rút thực vật.

Một tiềm năng của Riềng ấm được các nhà khoa học thử nghiệm xác định là khả năng chống lại một số kí sinh trùng và diệt côn trùng. N ghiên cứu của N . Sawangjaroen và CS (2006) [140] đã cho thấy với nồng độ ức chế tối thiểu và giá trị IC50<100 µg/ml chất chiết xuất có tác dụng chống amip Entamoeba histolytica. TF. Macedo và CS (2012) đã tiến hành thử nghiệm in vitro để chứng minh hiệu quả diệt giun sán của nước sắc cây Riềng ấm. N ghiên cứu xác định Alpinia zerumbet có chứa tannin cô đặc có thể cung cấp một phương pháp thay thế đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh ký sinh trùng thực quản Haemonchus contortus ký sinh ở các loài nhai lại.

N hiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã được thực hiện trên các dòng tế bào ung thư đa dạng và các nghiên cứu in vivo với mô hình động vật phản ánh rõ ràng tiềm năng của các loài Alpinia như một loài thực vật chống ung thư [141]. N ghiên cứu của MH. Zahra (2019) [14] tìm hiểu về chiết xuất Alpinia zerumbet thể hiện hoạt tính chống khối u mạnh nhất đối với tế bào ung thư biểu mô cổ trướng Ehrlich, ức chế đáng kể đối với thể tích khối u.

N hiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của các hợp chất sinh học từ Riềng ấm có tác dụng chống oxi hóa. Các hợp chất rutine, quercetine, kavalactone (DK và DDK), labdadiene trong thân rễ của Alpinia zerumbet có tác dụng chống oxi hóa chất béo không bão hòa và hoạt động mạnh làm sạch các gốc tự do, phát huy tác dụng bảo vệ, chống oxy hóa tế bào do stress và lão hóa. Các chất này cũng được nghiên cứu hạ đường máu hiệu quả với khả năng nâng cao HDL-cholesterol trong cơ thể [135]. Các hợp chất này còn được các nhà khoa học thử nghiệm để kiểm định hoạt tính chống oxi hóa, ức chế các enzym gây bệnh ngoài da như collagenase, elastase, hyaluronidase và tyrosinase [16]. Do đó, các hợp chất này có thể được sử dụng như một chất chống ức chế mạnh và được khai thác sử dụng phòng chống các bệnh ngoài da. Phạm Thị Bé Tư và CS (2015) [146] đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa của


tinh dầu (EO) từ lá của cây Alpinia zerumbet (tairin và shima) trong ống nghiệm và tác dụng chống tạo hắc tố trong tế bào u ác tính B16F10.

Một nghiên cứu về tác dụng của Alpinia zerumbet có tác dụng kích thích khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe ở người khi được Kenji Gonda và CS (2021) tiến hành [20]. Thử nghiệm này cho thấy ăn cây getto (Alpinia zerumbet) chứa nhiều polyphenol mỗi ngày rất có lợi. Kháng thể IgA tiết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại các bệnh do vi rút gây ra. N hững người ăn rau ở Okinawa có nồng độ IgA cao và có nhiều khả năng phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi rút RN A cúm. Kháng thể IgA tiết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại các bệnh do vi rút gây ra. N hững người ăn rau ở Okinawa có nồng độ IgA cao và có nhiều khả năng phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi rút RN A cúm.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học trong thời gian gần đây còn đưa ra nhiều bằng chứng khoa học về nhiều hoạt tính của Alpinia zerumbet như hạ huyết áp, giảm cholesteron, giảm đau, an thần, chống lo âu, giãn cơ [20], [143], [144], [145]…

Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, từ các bộ phận của loài Alpinia zerumbet đã chiết xuất được nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao có tác động hiệu quả đến nhiều thách thức y sinh học khác nhau và những phát hiện này mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu sâu hơn nhằm khám phá các đặc tính y học tiềm năng của cây Riềng ấm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Ở Brazil, Alpinia zerumbet được biết đến với cái tên “Côlônia” và lá của nó được bán để sử dụng trong trà. Đã có một sản phNm thảo dược dùng để bôi ngoài da được bán trên thị trường ở Brazil, được gọi là Ziclague® được sử dụng như một chất bổ trợ trong điều trị chứng co cứng cơ [146].

Ở N hật Bản, Alpinia zerumbet là một loài thực vật được người dân sử dụng rộng rãi trong các món ăn và là một loại thảo dược truyền thống. Loài cây Riềng ấm này được trồng trong các khu vườn, cánh đồng hoặc mọc tự nhiên trên khắp quần đảo Okinawa. N gười ta cho rằng, nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ cho người dân nơi đây

[147] cũng như có rất nhiều lợi ích khác [134]. Dựa vào những kết quả nghiên cứu


và kinh nghiệm dân gian lâu đời của người dân Okinawa về Alpinia zerumbet, phòng thí nghiệm Makise Lifeup (Okinawa - N hật Bản) đã sản xuất sản phNm từ sự lên men lá cây Riềng ấm. Bột lá Riềng ấm được Makise Lifeup International nghiên cứu sản xuất, được cấp phép để bán rộng rãi trên thị trường với tên gọi Jipang Ginger® từ năm 2008 [148]. Jipang Ginger là sản phNm đầu tiên của phòng khám Makise. N hờ phương pháp lên men truyền thống và tán bột lá mà không qua chế biến đặc biệt, sản phNm bột lá Riềng ấm chứa được một lượng lớn các polyphenol. Với thành phần chủ yếu là khoảng trên 20 polyphenol có hoạt tính sinh học cao như axit chlorogenic, axit ferulic, quercetin, epicatechin, catechin, và kaempferol... có tác dụng tăng cường sức khỏe, chăm sóc da và nâng cao tuổi thọ. Sản phNm Jipang Ginger được phòng khám Makise sử dụng cho trẻ em N hật Bản với liều dùng 200mg/ngày và đã có hiệu quả cải thiện tình trạng nhiễm khuNn, dị ứng ở trẻ em [148]. Bột lá Riềng ấm có thể hòa tan trong nước và dễ hấp thu, được hấp thu nhanh hơn so với dạng viên nang và có tác dụng trên cơ thể. Tuy nhiên, vì nó không được lưu trữ trong cơ thể và chỉ tồn tại trong 2-3 giờ, nên phải uống một lượng bột trong một ngày và uống thường xuyên.

Ở Việt N am, Alpinia zerumbet được phát hiện chủ yếu ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. N gười dân thường dùng thân, rễ, lá hoa để chữa trướng khí ruột kết, khó tiêu, lá sắc uống chữa sốt [149]. Gần đây, cũng có nhiều các nghiên cứu để tìm hiểu về sự phân bố, thành phần hóa học và đã tách chiết, phân lập được nhiều sản phNm có hoạt tính sinh học cao trong lá và thân rễ Alpinia zerumbet [150]. Tuy nhiên, các ứng dụng của Alpinia zerumbet chủ yếu vẫn là các bài thuốc dân gian rải rác, chưa có sản phNm chiết xuất đặc biệt nên vẫn chưa được sử dụng phổ biến.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

N ghiên cứu được tiến hành tại một số trường mầm non thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

a) Nghiên cứu mô tả cắt ngang Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Trẻ em 36-59 tháng tuổi đang học tại 9 trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La: Chiềng Đen, Chiềng Lề, Chiềng N gần, Chiềng Xôm, Chiềng Sinh, Hua La, Quyết Tâm, Quyết Thắng.

- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh mạn tính đã được các cơ sở y tế chNn đoán.

- Trẻ có các khuyết tật về hình thể ảnh hưởng đến các số đo nhân trắc (gù, vẹo cột sống, bại liệt).

b) Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Trẻ em đã tham gia giai đoạn nghiên cứu mô tả cắt ngang, dân tộc Thái từ 36-59 tháng tuổi.

- Có chỉ số HAZ từ -3SD đến -1SD.

- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.

- Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ em.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh mạn tính và nhiễm khuNn nặng đã được các cơ sở y tế chNn đoán.

- Trẻ thiếu máu ở mức độ nặng (Hemoglobin <70 g/L theo chNn đoán của cơ sở y tế).

- Trẻ mắc các khuyết tật hình thể có ảnh hưởng đến số đo nhân trắc (gù, vẹo cột sống, bại liệt).


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

N ghiên cứu được tiến hành tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi Tây Bắc, có 12 dân tộc anh em (Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Mường, Dao, Lào, La Ha, Kháng, Hoa, Khơ Mú, Tày) cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Trong những năm gần đây, kinh tế, đời sống, các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục không ngừng được thay đổi song tình trạng thể lực của nguồn nhân lực Sơn La vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh Sơn La vẫn ở mức cao trong khu vực Tây Bắc và so với toàn quốc.

Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng Cơi và 5 xã gồm Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng N gần, Chiềng Xôm, Hua La.

Xã Hua La nằm ở phía Tây N am thành phố Sơn La có diện tích tự nhiên là

4.168 ha. N ăm 2015, xã Hua La có 1.752 hộ với 7.917 nhân khNu được chia thành 15 bản. Xã có 5 thành phần dân tộc, trong đó, đông nhất là người Thái (chiếm gần 97%), thứ hai là dân tộc Kinh (khoảng 2%). Các dân tộc còn lại như dân tộc Mường, Tày, Hmông (chiếm khoảng 1%) chủ yếu là từ các nơi khác đến làm dâu, ở rể. Phần lớn cư dân Hua La canh tác nông nghiệp, các ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trường Mầm non Hua La có 8 điểm trường với 743 trẻ (năm học 2015-2016).

Xã Chiềng Xôm nằm ở phía Bắc thành phố Sơn La, diện tích 6.204 ha, có

1.490 hộ, 6.605 nhân khNu. Địa bàn được chia làm 12 bản, 02 tiểu khu. Xã Chiềng Xôm có 7 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Thái chiếm 92,7%, dân tộc Kinh chiếm 6,5%, còn lại là các dân tộc Mường, Tày, Chăm, Mông, Dao. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp - dịch vụ. N ăm học 2015-2016, Trường mầm non Chiềng Xôm có 5 điểm trường với 562 trẻ.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính thành phố Sơn La tỉnh Sơn La 2 1 3 Thời gian nghiên 1

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

N ghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2021. Chi tiết thời gian thực hiện như sau:

- Từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015: Liên hệ với chính quyền địa phương, các trường mầm non để triển khai thu thập số liệu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016: Điều tra ban đầu; triển khai can thiệp và điều tra kết thúc. Cụ thể:

- Đánh giá trước can thiệp: thực hiện tháng 10/2015.

- Thời gian can thiệp là 6 tháng: từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016.

- Đánh giá kết thúc can thiệp: thực hiện tháng 5/2016.

- Từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2021: N hập số liệu, xử lý và phân tích số liệu, viết báo cáo, công bố các kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận án.


2.2. Thiết kế nghiên cứu

N ghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn, bao gồm nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp.

Giai đoạn 1: N ghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng để thu thập số liệu về các chỉ số nhân trắc và đánh giá trình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại 9 trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La. N ghiên cứu mô tả cắt ngang cũng được sử dụng trong để thu thập số liệu về khNu phần, nồng độ Hb, tình trạng thiếu máu, nồng độ chỉ số miễn dịch (IgG, IgM), tình trạng nhiễm khuNn, đặc điểm của bà mẹ và gia đình của trẻ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu.

Giai đoạn 2: N ghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trong thời gian 6 tháng. Dựa trên kết quả của nghiên cứu mô tả, lựa chọn những trẻ em dân tộc Thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm chứng. Trẻ ở nhóm can thiệp được bổ sung sản phNm đa VCDD và bột lá Riềng ấm vào cháo trong bữa phụ chiều hàng ngày; trẻ ở nhóm chứng duy trì bữa phụ chiều như thực đơn của nhà trường (ăn cháo và không bổ sung bột là Riềng ấm). Cả 2 nhóm đều được theo dõi tình trạng nhiễm khuNn (tiêu chảy, nhiễm khuNn hô hấp). Kết thúc can thiệp, trẻ được đánh giá hiệu quả bổ sung sản phNm đến tình trạng dinh dưỡng, chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm khuNn.

2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang

Z

2

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu để ước tính một tỷ lệ [151]:


Trong đó:

n (1/ 2 )

p (1 p )

e 2

+ n: Cỡ mẫu nghiên cứu.

+ : ở mức ý nghĩa thống kê 95% = 0,05; Z(1-/2): giá trị z thu được từ bảng z

ứng với giá trị = 0,05 là 1,96

+ e = 0,02 (Sai số tuyệt đối so với tỷ lệ thực)

+ p = Tỷ lệ SDD. Với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm ở Sơn La năm 2014 lần lượt là 21,7%, 34,4%, 10,3%.

Cỡ mẫu tính toán điều tra về tỷ lệ SDD là 2168 đối tượng. Thực tế điều tra

được 2471 đối tượng.


2.3.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp [151]:

2 (Zα +Zβ)2

n =

Trong đó:

+ n là cỡ mẫu cần thiết;


1 - µ2)2

+ Z: độ chính xác mong muốn, với độ tin cậy 95% thì Z= 1,96;

൅ Z: lực mẫu mong muốn, với lực mẫu 80% thì Z= 0,84;

+ δ: là độ lệch chuNn giá trị trung bình của hai nhóm can thiệp;

+ μ: chênh lệch giá trị trung bình về chỉ số nghiên cứu của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

* Cỡ mẫu nhân trắc:

- Cỡ mẫu theo sự thay đổi về cân nặng: Theo nghiên cứu của Trần Thị Lan [62]: δ = 1,0 kg; µ12 = 0,51 => n = 60.

- Cỡ mẫu theo sự thay đổi về chiều cao [62]: δ = 3 cm; µ12 =1,56

=> n = 58

* Cỡ mẫu cho đánh giá chỉ số huyết học, miễn dịch:

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về nồng độ Hb [62]: δ = 9 g/L; ước tính sự khác biệt về µ12 =7 thì tính được cỡ mẫu là 26 trẻ/nhóm.

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về hàm lượng IgG [123]: δ = 5,9 g/L; ước tính sự khác biệt về µ12 =3,6 thì tính được cỡ mẫu là 42 trẻ/nhóm.

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về hàm lượng IgM [123]: δ = 0,32 g/L; ước tính sự khác biệt về µ12 =0,31 thì tính được cỡ mẫu là 17 trẻ/nhóm.

* Cỡ mẫu cho đánh giá tình trạng bệnh tật

- Bệnh tiêu chảy: ước tính sự khác biệt về số lần mắc tiêu chảy giữa 2 nhóm vào cuối thời gian nghiên cứu [88] µ1-µ2= 0,2 và δ = 0,7 thì tính được cỡ mẫu là 39

Ngày đăng: 12/03/2023