Sự Thay Đổi Tỷ Lệ Và Số Lượng Trẻ Em Suy Dinh Dưỡng Và Thừa Cân Giai


mắc bệnh cao nhất xảy ra ở Kenya, nơi gần 85% trẻ em bị thiếu vitamin A. Đến năm 2005, tỷ lệ hiện nhiễm ở Trung Âu và Mỹ Latinh thấp hơn ở châu Phi và châu Á, với tỷ lệ thiếu hụt thường từ 5-20% trẻ em.

Hình 1 8 Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em trên thế giới Một nghiên cứu hệ 1

Hình 1.8. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em trên thế giới

Một nghiên cứu hệ thống về tình trạng thiếu hụt vitamin A tại 204 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 1990-2019 thiếu hụt vitamin A vẫn là một gánh nặng toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara [54].

1.1.4.3. Tình trạng thừa cân, béo phì

Xu hướng thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt cao ở các nước phát triển, song nó không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu VCDD vẫn còn phổ biến [55], [56].

Có khoảng 38,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, chiếm khoảng 5,6% năm 2019, tăng 8,3 triệu so với khoảng 30,3 triệu năm 2000 (4,9%) [33]. Xu hướng gia tăng tình trạng thừa cân được ghi nhận ở hầu hết các vùng trên thế giới, không chỉ xảy ra ở các quốc gia phát triển, nơi có tỷ lệ cao nhất (15%). Tại Châu Phi, ước tính tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân tăng từ 4% (năm 1990) lên khoảng 7%. Tỷ lệ trẻ em thừa cân ít gặp hơn ở Châu Á (5%) nhưng so dân số Châu Á nhiều hơn nên số lượng


trẻ em thừa cân ở Châu Á vào khoảng 17 triệu và Châu Phi có khoảng 12 triệu. Dự đoán, số lượng trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, đNy các quốc gia này đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng [57].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Hình 1 9 Sự thay đổi tỷ lệ và số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và thừa cân 2

Hình 1.9. Sự thay đổi tỷ lệ và số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và thừa cân giai

đoạn 2000 – 2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, World Bank Group, 2020)

1.1.5. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đã được cải thiện trong những năm gần đây: Việt N am đã đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở cấp ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YN SKCĐ) trung bình; suy dinh dưỡng thể thấp còi ở ranh giới giữa cấp độ trung bình và cao; suy dinh dưỡng thể gầy còm vẫn nằm ở mức độ YN SKCĐ trung bình [58]. N ăm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi là 17,5%, thể thấp còi là 29,3%, thể gầy còm là 7,1%.

Kết quả điều tra dinh dưỡng ở trẻ em Việt N am dưới 5 tuổi năm 2018 cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em đã giảm mạnh [59]. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi chung của cả nước là đã giảm xuống còn 12,8%, SDD thể thấp còi cũng giảm còn 23,2% và SDD thể gầy còm vẫn còn 6,5%. Tuy nhiên, với tỷ lệ này, Việt N am vẫn


còn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ SDD thể thấp còi cao trên thế giới. Bên cạnh

đó, tỷ lệ thừa cân/béo phì vẫn có xu hướng tăng dần lên 9,2%.


Hình 1 10 Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 2008 – 3

Hình 1.10. Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (2008 – 2018)

(Nguồn: Số liệu thống kê Viện Dinh dưỡng Quốc gia [60]) .

Qua các số liệu điều tra dịch tễ học trong phạm vi toàn quốc cho thấy, có sự khác biệt rất rõ rệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi giữa các vùng sinh thái trong cả nước (hình 1.11). N ăm 2018, tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất là ở vùng Tây N guyên (32,7%), miền núi và trung du phía Bắc (25,4%), Bắc miền Trung và ven biển miền Trung (31,4%). Thấp nhất ở đồng bằng sông Hồng (20,4%) và Đông N am Bộ (16,8%) [61]. Một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ SDD cao như Lào Cai 40,7%, Hà Giang 38%, Cao Bằng 35%. Đặc biệt, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu dân tộc thiểu số tỷ lệ SDD thấp còi rất cao như trong nghiên cứu của Trần Thị Lan (năm 2012) ở nhóm tuổi 12-36 tháng dân tộc Pako và Vân Kiều ở Quảng Trị cũng cho biết tỷ lệ SDD thấp còi chiếm tới 66,5% [62].


35

30

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi

32.7

28.4

25.4

25

20

15

10

5

0

20.4

22.4

16.8

Đồng bằng Trung du Bắc Trung bộ Tây N guyên Đông N am Đồng Bằng sông Hồng miền núi phía và duyên hải Bộ

Bắc miền Trung

sông Cửu Long

Vùng sinh thái

Tỷ lệ %

Hình 1.11. Tình trạng SDD thấp còi trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái năm 2018

(Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia/Bộ Y tế [61])

Theo đánh giá chung, Việt N am đã cải thiện đáng kể tình hình SDD trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã giảm mạnh, nhưng đằng sau chỉ số tổng hợp toàn quốc có nhiều cải thiện là sự chênh lệch lớn và gánh nặng “rất lớn” vẫn còn tồn tại trong các nhóm dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Khi phân tích kết quả năm 2015 được phân chia theo nhóm dân tộc đã cho thấy dân tộc Kinh có tỷ lệ SDD thể thấp còi là 17,5%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác là 31,4%. Trên thực tế, khoảng cách về tỷ lệ SDD thể thấp còi giữa các nhóm dân tộc chiếm đa số và các nhóm dân tộc thiểu số đã nới rộng, từ mức chênh lệch 14,3% năm 2010 lên mức 16,4% năm 2015. Tình trạng SDD thể thấp còi ở trẻ em từ các hộ gia đình dân tộc thiểu số không được cải thiện nhiều với tỷ lệ SDD thấp còi chỉ giảm 5,0% trong vòng 5 năm, so với mức giảm 7,1% ở trẻ em dân tộc Kinh [63].

Tình hình SDD thể nhẹ cân cũng có xu hướng tương tự, năm 2015, tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh là 5,5% so với tỷ lệ này trong các nhóm dân tộc khác là 8,6% [63]. Tình hình thiếu hụt dinh dưỡng tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây N guyên còn nghiêm trọng hơn với tỷ lệ SDD cao nhất trong cả nước. Dữ liệu từ Khảo sát đa cụm chỉ số (MICS) năm 2014 [52] cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD thấp còi ở khu vực miền


núi phía Bắc (30,7%) và Tây N guyên (34,9%) vẫn đang ở mức đáng báo động. Hệ quả là các nhóm dân tộc thiểu số chiếm đại bộ phận dân cư tại hầu hết (nhưng không phải toàn bộ) các tỉnh có tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất.

Bên cạnh thiếu dinh dưỡng, tình trạng thiếu VCDD ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt N am cũng còn rất phổ biến.

Tác giả N guyễn Văn N hiên và CS [65] khi nghiên cứu xác định tỷ lệ thiếu các nguyên tố vi lượng, thiếu vitamin A, thiếu máu và mối quan hệ của chúng đã điều tra trong một nghiên cứu trên 243 trẻ từ 12 đến 72 tháng tuổi ở nông thôn Việt N am như sau: tỷ lệ thiếu hụt kẽm, selen, magiê và đồng lần lượt là 86,9%, 62,3%, 51,9% và 1,7%, 55,6% thiếu máu và 11,3% thiếu vitamin A, 79,4% trẻ em bị thiếu từ hai vi chất trở lên. Điều tra tình hình thiếu vi chất ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả N guyễn

Xuân N inh và cộng sự năm 2010 đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 29,1%, thuộc mức trung bình về YN SKCĐ [66]. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin<30ng/mL) là 49,1%. Tương tự, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt (cả Hemoglobin và Ferritin thấp) là 52,9%. Theo kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng [67], tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt N am là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%).

Hình 1 12 Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu máu giai đoạn 1995 2020 Theo báo cáo 4

Hình 1.12. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu máu giai đoạn 1995 - 2020

Theo báo cáo Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2018-2020 (Bộ Y tế), trong


25 năm qua (1995-2020), tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt đã giảm đáng kể, ở cả 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi (hình 1.12). Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi trên cả nước giảm xuống ở mức ý nghĩa cộng đồng nhẹ 19,6%, tỷ lệ này vẫn cao nhất ở miền núi phía Bắc (23,4%) và Tây N guyên (26,3%).

Hình 1 13 Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 5

Hình 1.13. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi và trong sữa mẹ giai đoạn 2010 – 2020

(Nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng 2010; 2015; 2020 - Viện Dinh dưỡng)

Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi trên cả nước giảm xuống ở mức YN CĐ nhẹ (9,5%), tỷ lệ này vẫn cao nhất ở khu vực Miền núi phía Bắc (13,8%) và Tây N guyên (11,0%). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng trẻ em 5-9 tuổi (4,9%) ở mức nhẹ về YN SKCĐ theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới. Hình 1.13 cho thấy, can thiệp uống viên nang vitamin A liều cao đã được triển khai nhiều thập kỷ qua nhưng tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi vẫn còn ở mức nhẹ và giảm chậm trong những năm gần đây. Điều này cho thấy cần có can thiệp hỗ trợ mang tính trung hạn và dài hạn để duy trì thành tích đã đạt được và thanh toán tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em có thể nặng thêm nếu dừng hoàn toàn chương trình uống vitamin A liều cao trên toàn quốc.


Hình 1 14 Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu kẽm giai đoạn 2010 – 2020 Nguồn Tổng 6

Hình 1.14. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu kẽm giai đoạn 2010 – 2020

(Nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng 2010; 2015; 2020 - Viện Dinh dưỡng)

Sau 10 năm, trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống từ 81,5% xuống còn 58,0% nhưng vẫn ở mức YN SKCĐ nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với trẻ em 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc (67,7%) và Tây N guyên (66,6%). Đặc biệt ở khu vực thành phố 5 năm qua (2015-2020) tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (49,6%) và hầu như không cải thiện.

N hư vậy, đến năm 2020, tình trạng VCDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt N am đã có sự cải thiện rõ rệt, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu đã ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng nhưng tình trạng thiếu kẽm vẫn còn cao. Điều này cho thấy, tỷ lệ thiếu VCDD mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng có thể giảm xuống song song với mức cải thiện điều kiện kinh tế xã hội (khu vực miền núi và Tây N guyên), nhưng nếu không có các can thiệp đặc hiệu thì khó có thể giảm tiếp xuống mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (như ví dụ ở khu vực thành phố).

Việt N am cũng tương tự một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực Đông N am Á, chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Trong khi tình trạng thiếu dinh dưỡng còn cao thì trẻ em thừa cân, béo phì cũng gia tăng nhanh chóng [68]. N ếu trước năm 1999, Việt N am hầu như chưa gặp thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi,


thì đến năm 2014, tỉ lệ thừa cân, béo phì trên toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi là 4%. Đặc biệt tại 5 thành phố lớn (Hà N ội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà N ẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) tỉ lệ này lên tới 7% [69]. Với số liệu trên thì tỉ lệ thừa cân, béo phì tại một số thành phố ở Việt N am đã cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển.

Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi phía Bắc, người dân tộc thiểu số chiếm đa số, như dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Kháng... Đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn chưa được chú trọng và đảm bảo. Theo Số liệu thống kê năm 2015 của Viện Dinh dưỡng [22], Sơn La có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 21,3%, SDD thấp còi là 34,3%, SDD gầy còm vẫn còn 15,7%, thừa cân có 2,8%, béo phì 0,9%.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Sơn La và cả nước

Sơn La

40

35

30

34.3

Cả nước

25

20

15

10

5

0

21.2

24.6

12.3

14.1

7

6.4

N hẹ cân Thấp còi Gầy còm

3.7

Thừa cân/béo phì

Suy dinh dưỡng

Tỷ lệ %

Hình 1.15 đã cho thấy, tất cả các thể thiếu dinh dưỡng của trẻ em Sơn La đều cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Theo mức phân loại SDD cộng đồng, SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Sơn La còn ở mức cao (21,2%) nhưng đã giảm đáng kể so với mức độ rất cao năm 2005 (30,4%). Về SDD thể thấp còi, sau 10 năm (từ 2005-2015), tỷ lệ giảm không đáng kể (chỉ giảm được 1,3% - từ 35,6 xuống 34,3%).


Hình 1.15. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Sơn La và trung bình của cả nước năm 2015

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí