Các Nghiên Cứu Về Bổ Sung Dinh Dưỡng Cải Thiện Tình Trạng Nhiễm Khuẩn Của Trẻ Em


luNn quNn liên quan, SDD làm tăng khả năng mắc bệnh và bệnh tật làm giảm lượng thức ăn. Các mối quan hệ giữa SDD, suy giảm miễn dịch và nhiễm khuNn rất phức tạp [103], [104].

Trong một nghiên cứu trên 1146 trẻ em nhập viện vì tiêu chảy vừa và nặng ở Tây Kenya (2005-2007), trong số những trẻ em bị SDD cấp tính nặng, nguy cơ tử vong sau một đợt tiêu chảy cao gấp bốn lần so với những trẻ được nuôi dưỡng tốt hơn trẻ em [105]. N ghiên cứu tại trung tâm đường ruột toàn cầu dựa vào cộng đồng cũng thu nhận 9439 trẻ em bị tiêu chảy từ trung bình đến nặng và kiểm soát trẻ không bị tiêu chảy ở bảy quốc gia ở Châu Phi và Châu Á [106]. Tình trạng trường hợp tiêu chảy có liên quan đến tình trạng thấp còi cũng như tỷ lệ tử vong sau xơ gan trong 90 ngày, trong đó mỗi đơn vị điểm HAZ có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong 26

- 53% tùy theo tuổi.

Tương tự, SDD không chỉ liên quan đến tăng nguy cơ mắc các đợt viêm phổi mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong. Các tác giả đã xây dựng thang điểm nguy cơ tử vong do viêm phổi trẻ em nội trú ở Malawi (n  = 16 475) [107], xác định SDD nặng có giá trị dự báo tương tự với giảm oxy máu và hôn mê. Ở Kenya, trong số 4187 trẻ em nhập viện với bệnh viêm phổi nặng, 25% trẻ SDD nghiêm trọng, một lần nữa là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tử vong ở bệnh nhân nội trú cùng với các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh [108]. Một số trẻ em được theo dõi sau khi xuất viện; 37% trường hợp tử vong xảy ra sau khi xuất viện.

Các nghiên cứu đa dạng đã chứng minh rằng SDD làm tăng tỷ lệ mắc, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm trùng thông thường. N guyên nhân tử vong thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi là tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp cấp tính. Điều đó đã tạo một 'vòng luNn quNn' giữa SDD và nhiễm trùng: SDD làm giảm chức năng hệ thống miễn dịch và các yếu tố quyết định làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuNn đường tiêu hóa và đường hô hấp. N hiễm khuNn đường tiêu hóa và hô hấp cấp tính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ SDD và SDD là một yếu tố liên quan quan trọng dẫn đến những trường hợp tử vong này [109].

Mặc dù thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu y học, nhưng


SDD, nhiễm khuNn hô hấp và tiêu chảy vẫn là những vấn đề có YN SKCĐ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Mà những vấn đề này có thể khắc phục được bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ [110]. Vì thế, nhiều biện pháp can thiệp dinh dưỡng đã được nghiên cứu, đề xuất, triển khai nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

1.2.3. Các nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ em

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Dựa trên cơ sở khoa học về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với việc cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao tình trạng sức khỏe, nhiều nghiên cứu bổ sung VCDD cho trẻ em đã được thực hiện.

N ghiên cứu của Mac Donald (2000) [111] và Stefanidou (2006) [112]cho thấy kẽm cũng tham gia vào phản ứng miễn dịch và quá trình tăng trưởng, sao chép và biệt hóa của tế bào. Vai trò quan trọng này của kẽm đối với chức năng miễn dịch liên quan đến cơ sở sinh học mà việc bổ sung kẽm có thể cải thiện tỷ lệ mắc các bệnh tật như tiêu chảy, nhiễm khuNn đường hô hấp dưới và sốt rét ở trẻ em. Một đánh giá tổng hợp từ 26 nghiên cứu đã khẳng định: bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy do mọi nguyên nhân (RR 0,87, KTC 95% 0,85 đến 0,89), nhưng kết quả đối với nhiễm khuNn hô hấp và sốt rét là chưa lớn [49].

Việc cung cấp đa VCDD, dù thông qua chế độ bổ sung hay bột VCDD, đều có ưu điểm là cung cấp một lúc nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Thông thường sẽ có sắt, axit folic, vitamin A, vitamin C, vitamin D và kẽm tùy thuộc vào nhà sản xuất, sản phNm can thiệp [113], [114], [115], [116]…Trong một nghiên cứu tổng quan đã đưa ra các bằng chứng về việc việc bổ sung đa VCDD có hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh tật, tử vong và nhận thức ở trẻ [117].

Một số nghiên cứu đã báo cáo những lợi ích đáng kể của các biện pháp can thiệp bổ sung đa VCDD trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh. Chhagan và CS [118] nhận thấy rằng trẻ HIV thấp còi lúc ban đầu có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn nếu chúng được bổ sung đa VCDD hoặc vitamin A + kẽm so với những trẻ chỉ được bổ sung vitamin A (tương ứng là 2,04 và 2,23 so với 3,92 đợt/ năm; p=0,024). Sazawal và CS đã thấy giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuNn đường hô hấp trong một nghiên cứu về sữa tăng cường VCDD ở Ấn Độ [119]. N ghiên cứu này theo dõi 633 trẻ em từ 1-3 tuổi được uống 3 phần/ngày sữa được tăng cường vitamin A, C, E


và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, selen và đồng, hoặc sữa không được tăng cường cung cấp các chất tương tự lượng năng lượng (1890 kJ/ngày), protein (20,1 g/ngày), chất béo (18,9 g/ngày) và một số chất dinh dưỡng khác như vitamin D, B và canxi thường có trong sữa. Chen và CS báo cáo giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp ở trẻ em mẫu giáo (2-6 tuổi) được ăn bột nêm có chứa một số vitamin (vitamin A, thiamin, riboflavin và axit folic) và khoáng chất (sắt, kẽm, và canxi) so với những người nhận bột nêm chỉ chứa vitamin A hoặc vitamin A và sắt [120]. Sharieff và CS cũng cho thấy rằng việc cung cấp đa VCDD dưới dạng bột VCDD, tức là Sprinkles, làm giảm đáng kể bệnh tiêu chảy ở trẻ em Pakistan [121].

Một công bố năm 2011 [122] khi đánh giá hiệu quả của bột nêm tăng cường VCDD được cung cấp trong chế độ ăn cho trẻ mầm non 2 đến 6 tuổi đã cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bệnh tật. Trẻ được phân ngẫu nhiên vào ba nhóm chế độ ăn uống tăng cường khác nhau trong 6 tháng. N hóm I được tăng cường vitamin A; nhóm II và III được tăng cường vitamin A cùng với sắt và vitamin A cùng với sắt, thiamine, riboflavin, axit folic, niacinamide, kẽm và canxi. Đã có bằng chứng cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh liên quan đến tiêu chảy thấp hơn, ít triệu chứng sổ mũi, ho và sốt hơn và thời gian mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và ho ở trẻ em nhóm III thấp hơn so với trẻ em trong nhóm. I và II. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt lâm sàng giữa trẻ em ở nhóm I và II.

Một số can thiệp bổ sung VCDD có nghiên cứu về sự thay đổi chỉ số miễn dịch:

Tác giả W. Zhou và CS (2004) [123] nghiên cứu tác động của việc tăng cường lysine trong bột mì lên các chỉ số sức khỏe được lựa chọn trong số các gia đình nông dân có được từ 58% đến 67% protein trong khNu phần của họ từ lúa mì. Một nửa số gia đình được bổ sung bột mì với 3g lysine cho mỗi kg trong ba tháng, và nửa còn lại nhận được bột mì không bổ sung vi chất. Kết quả cho thấy trẻ ăn bột mì có bổ sung lysine đã tăng chiều cao và cân nặng hơn đáng kể. Số lượng tế bào T CD3 tăng đáng kể ở phụ nữ và trẻ em, cũng như phần bổ thể C3 và IgG ở nam, IgA ở nữ và IgG, IgA, IgM và C3 ở trẻ em tăng hơn có ý nghĩa so với thời điểm ban đầu (CD3 (p <0,01), IgG (p<0,001), IgA (p<0,01) và IgM (p<0,01). N hững kết quả này chỉ ra rằng tăng cường lysine trong bột mì có thể cải thiện đáng kể một số chỉ số về tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của các thành viên trong gia đình sử dụng chế độ ăn dựa trên lúa


mì. Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu năm 2008 ở Tây Bắc Syria [124].

Ở Việt N am, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về hiệu quả tác động khi can thiệp dinh dưỡng lên tình trạng nhiễm khuNn (tiêu chảy, nhiễm khuNn hô hấp).

Tác giả Vũ Thanh Hương (2011) [85] kết hợp protein và các VCDD trong sản phNm bổ sung Davin kid cho trẻ. Sau 18 tháng can thiệp, những trẻ được bổ sung sản phNm Davin kid có hiệu quả tích cực đến giảm tỷ lệ SDD, tác dụng sớm và rõ rệt trên tỷ lệ SDD thấp còi. Kết quả của quá trình bổ sung protein và các VCDD còn cho thấy tác dụng tích cực đến bệnh tiêu chảy của trẻ, làm giảm cả tỷ lệ mắc, số ngày và số lần mắc tiêu chảy trong 12 tháng so với nhóm chứng (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu bổ sung lyzin và VCDD của tác giả N guyễn Thị Hải Hà (2012) [86]. Với nghiên cứu bổ sung cho trẻ 6-12 tháng tuổi, lyzin-đa vi chất có ưu thế rõ rệt làm tăng nồng độ kẽm huyết thanh so với nhóm chứng. Lyzin-đa vi chất không chỉ có hiệu quả tích cực đến cải thiện tình trạng bệnh tiêu chảy mà còn làm giảm 22,9% số lần bị nhiễm khuNn hô hấp cấp tính, 19,47% nguy cơ số ngày mắc trung bình/trẻ, giảm 24,8% trẻ mắc từ trên 2 lần bệnh so với nhóm chứng.

Tác giả Trần Thị Lan (2013) kết hợp bổ sung đa VCDD và tNy giun ở trẻ cũng cho thấy hiệu quả tốt đến tình trạng dinh dưỡng cũng như nhiễm khuNn ở trẻ [62]. Sau can thiệp phối hợp các biện pháp trên trong thời gian 6 tháng ở trẻ thấy hiệu quả tốt hơn khi tNy giun hoặc bổ sung đa VCDD đơn lẻ, làm tăng rõ rệt hàm lượng hemoglobin, retinol, kẽm, IGF-I. Biện pháp phối hợp tNy giun và bổ sung đa vi chất đồng thời cũng có tác dụng hiệp đồng tăng hiệu quả can thiệp lên tình trạng bệnh tiêu chảy và viêm hô hấp ở trẻ SDD thấp còi, giúp giảm số đợt, số ngày mắc bệnh, số ngày mắc bệnh trong mỗi đợt cũng như số đợt tiêu chảy và viêm hô hấp.

Một hướng nghiên cứu cải thiện tình trạng nhiễm khuNn của trẻ được thực hiện là bổ sung các sản phNm có chứa prebiotic hoặc synbiotic kết hợp với các thành phần dinh dưỡng khác. Tác giả N guyễn Lân (2012) nghiên cứu việc bổ sung sữa có prebiotic hoặc synbiotic cho trẻ 2-12 tháng tuổi huyện Phổ Yên, tỉnh Thái N guyên [87]. Sữa bổ sung ngoài thành phần prebiotic và probiotic còn chứa các hợp chất có


giá trị dinh dưỡng cao gồm chất đạm, chất béo, carbohydrates và các VCDD. Sau 6 tháng can thiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng, nhiễm khuNn đường tiêu hóa và hô hấp của trẻ được can thiệp tốt hơn so với nhóm chứng. Tương tự, tác giả Vũ Thị Kim Hoa (2017) [88] cũng nghiên cứu bổ sung sản phNm dinh dưỡng có prebiotic và probiotic cho trẻ em 25-36 tháng tuổi. Hai loại sản phNm dinh dưỡng thử nghiệm có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau như protein, lipid, glucid, năng lượng cùng 30 vitamin và khoáng chất. Sau 5 tháng can thiệp, ngoài hiệu quả rõ rệt đến tăng trưởng, nồng độ VCDD, tác giả còn nhận thấy sự tăng cao hơn rõ rệt nồng độ IgA huyết thanh của nhóm được bổ sung và chênh lêch nồng độ IgA trong phân giữa hai thời điểm T0 và T5. Điều đó chứng tỏ, bổ sung dinh dưỡng có hiệu quả tích cực bảo trì khả năng miễn dịch của ruột thông qua chỉ số IgA trong phân. Điều này đã góp phần làm giảm số ngày nhiễm/đợt tiêu chảy và giảm số ngày mắc, số ngày nhiễm/ đợt nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ em nhóm can thiệp.

N hư vậy, việc bổ sung các sản phNm khác nhau để cải thiện tình trạng nhiễm khuNn của trẻ em đã được một số nhà khoa học thực hiện. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả can thiệp khi bổ sung VCDD kết hợp với các hợp chất sinh học tự nhiên lên tình hình mắc bệnh của trẻ em.

1.3. Đặc điểm và các nghiên cứu về cây Riềng ấm (Alpinia zerumbet)

Riềng ấm (Alpinia zerumbet) là loài cây lâu năm, phát triển rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, được trồng phổ biến ở một số quốc gia vùng Đông Á. Từ nhiều thế kỷ qua, Riềng ấm có nhiều công dụng: lá dùng để sản xuất tinh dầu và trà, thân rễ được dùng làm gia vị, thân làm giấy, vải, đồ thủ công mỹ nghệ. Riềng ấm được người dân Okinawa, N hật Bản và nhiều nước khác (Brasil, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt N am…) dùng trong nhiều bài thuốc dân gian như điều trị vết loét, đau nhức cơ, tăng huyết áp, tim mạch… Và đặc biệt, người ta thấy cây Riềng ấm còn có tác dụng kháng khuNn, kháng kí sinh trùng và côn trùng. Điều này đã được nhiều nhà khoa học giải thích khi phát hiện những hợp chất có tính kháng khuNn và những hợp chất có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch.


1.3.1. Đặc điểm của cây Riềng ấm

Riềng ấm (Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & R. M. Smith) còn gọi là Riềng đẹp, Cao lương khương, Đại thảo khấu, Thảo đậu khấu, thuộc chi Riềng (Alpinia) họ Gừng (Zingiberaceae) [125].

Hình 1 17 Alpinia zerumbet Cây Riềng ấm thuộc loại thân thảo mọc thành bụi 1

Hình 1.17. Alpinia zerumbet

Cây Riềng ấm thuộc loại thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm, điểm tăng trường được bao phủ đầy vảy, cao khoảng 1,5-3 m. Lá thường xanh, không rụng, thẳng dài, hình mũi mác. Phiến lá cỡ 30-72 x 6-14cm, đầu nhọn, phiến lá láng mượt cả 2 bên, bìa lá có lông, mặt phiến lá có vân loang lổ xen lẫn màu xanh và màu vàng. Cuống lá dài khoảng 1 đến 1,5 cm. Hoa dạng chùm, rủ xuống, dài khoảng 20-30 cm, trục không phân nhánh, cụm nhỏ có 1-2 (-3) hoa. Lá bắc tiêu giảm; lá bắc con hình bầu dục rộng, dài 3-3,5cm, màu trắng, nhìn nghiên có màu hồng. Đài hoa hình chuông, dài 1,5-2cm, xẻ xiên xuống một bên, màu trắng, đầu chia thành 3 thùy dạng răng không đều. Ống tràng ngắn hơn hay dài bằng đài; các thùy hình bầu dục dài, dài 3-3,5cm. Cánh môi hình trứng rộng, cỡ 4-6 x 3,5-4cm, hai bên phía đầu hơi lõm vào tạo thành 3


thùy nông; thùy giữa màu vàng có các vân màu đỏ. Chỉ nhị dài bằng bao phấn, dài 1,5- 2cm; phần phụ trung đới không kéo dài thành mào. N hị lép bên dài đến 2mm. Bầu nhiều lông vàng. Quả nang, hình cầu, đường kính đến 2cm, màu đỏ, có sọc dọc. Hạt có góc cạnh [126].

Các nghiên cứu tìm hiểu được thành phần hóa học có giá trị chính của cây Riềng ấm chứa nhiều kavalactone (gồm dihydro-5,6-dehydrokavain (DDK) và dẫn xuất của nó là 5,6-dehydrokawain (DK)) và các polyphenol (như axit chlorogenic, axit ferulic, quercetin, epicatechin, catechin, kaempferol…) [127].

Polyphenol là một nhóm các hợp chất có hoạt tính sinh học trong thực phNm có nguồn gốc thực vật. Monome cơ bản trong polyphenol là vòng phenolic được phân loại là axit phenolic và rượu phenolic. Tùy thuộc vào độ bền của vòng phenolic, polyphenol có thể được phân loại thành nhiều lớp, nhưng các lớp chính trong polyphenol là axit phenolic, flavonoit, stiblins, rượu phenolic và lignans [128]. Polyphenol có tính chất chống oxy hóa mạnh. Hầu hết các chất chống oxi hóa trong chế độ ăn uống thường xuyên của chúng ta là polyphenol. N hờ khả năng chống oxy hóa, polyphenol có thể giảm thiểu thiệt hại do các gốc tự do gây ra trên cơ thể. Các gốc tự do thường được cho là nguyên nhân gây ra tổn thương tế bào có liên quan đến quá trình lão hóa. Polyphenol cũng được biết là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, và một hệ thống miễn dịch mạnh rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Polyphenol cũng có thể cải thiện lưu thông máu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tim mạch [129]. Từ lá và thân của Riềng ấm, các polyphenol được chiết xuất chủ yếu, hoa có hàm lượng dihydro-5,6-dehydrokawain (DDK) cao hơn đáng kể so với hạt [15]. Về mặt giá trị, các chất chiết xuất của lá cây Riềng ấm được các nhà khoa học xếp thứ nhất về hàm lượng phenolic và xếp thứ hai về hoạt động chống oxi hóa trong số 5 loài Alpinia được nghiên cứu [139].

1.3.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của Alpinia zerumbet

Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng lá của Alpinia zerumbet có chứa nhiều hoạt chất đóng vai trò là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên tiềm năng trong chế độ ăn uống [131], [132].


Tác dụng kháng khuNn từ lá, thân, rễ của Alpinia zerumbet được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tác giả Cristiane P và CS (2009) [133] đã thử nghiệm tác dụng kháng khuNn của lá Riềng ấm trong phòng thí nghiệm. Thành phần chính của tinh dầu chiết xuất từ lá được phân tích và xác định có chứa hàm lượng cao của monoterpene (52,5%). Các vi sinh vật thử nghiệm là vi khuNn Escherichia coli (Gram-), Staphylococcus aureus MRSA (Gram+) và Staphylococcus epidermidis (Gram+), các loại nấm Cryptococcus neoformans T444, Candida albicans. Thông qua thí nghiệm, tất cả các vi sinh vật thử nghiệm đều bị ức chế bởi tinh dầu lá Alpinia zerumbet. Tương tự, thân rễ của Alpinia zerumbet cùng với 50 loại thảo dược khác của Đài Loan đã được kiểm tra, sàng lọc có hoạt tính chống lại hoạt động của Helicobacter pylori. Alpinia zerumbet là 1 trong 5 loại cây có chất chiết xuất chống lại H.pylori mạnh nhất [134]. N hiều nghiên cứu khác cũng cho thấy khả năng kháng khuNn từ các bộ phận của cây Riềng ấm [135], [136].

N hiều nghiên cứu về cây Alpinia zerumbet và một số loài khác của chi Alpinia do sự hiện diện của các hợp chất polyphenol đa dạng và cấu trúc hóa học phức tạp của chúng có khả năng kháng virus. Upadhyay A. và CS [137] đã phát hiện tác dụng của dihydro-5,6-dehydrokawain (DDK) và 5,6-dehydrokawain (DK), những hợp chất được phân lập từ lá của Alpinia zerumbet ức chế virus HIV và virus cúm. DDK và DK ngăn chặn quá trình sao chép của virus HIV nhờ hoạt tính ức chế enzym integrase (IN ) - một trong các enzym giúp HIV nhân rộng. Khi ức chế IN , giá trị IC50 của DK và DDK là 4,4 ± 0,5 và 3,6 ± 0,9 µg/ml. Còn với virus cúm, một loại virus RN A có chứa hemagglutinin và neuraminidase (N A) là kháng nguyên bề mặt, các chất chiết xuất của lá và thân rễ Alpinia zerumbet cho thấy hiệu quả ức chế N A đáng kể. Trong trường hợp sử dụng labdadiene cô lập từ thân rễ tác dụng ức chế N A. Labdadiene (IC50 = 36,6 ± 1,0) có hoạt tính tương tự như của quercetin. Mari N arusaka và CS (2020-2021) [138], [139] xác định được proanthocyanidins (PACs) chiết xuất từ Alpinia zerumbet có khả năng chống virus thực vật và virus động vật. Các tác giả đã nhận thấy rằng PAC từ Alpinia zerumbet, táo và trà xanh đã ức chế hiệu quả sự lây nhiễm virus khảm cà chua. N goài ra, PAC từ Alpinia zerumbet thể hiện hoạt tính kháng vi rút cao hơn so với PAC từ táo và trà xanh. Các PAC từ Alpinia zerumbet cũng bất hoạt hiệu quả vi rút cúm A và vi rút gây dịch tiêu chảy lợn, hoạt động như một đại diện

Ngày đăng: 12/03/2023