- Động cơ điện không đồng bộ ba pha được cấp điện từ nguồn điện 3 pha bốn dây.
b. Mạch điều khiển:
- Cầu chì F2 dùng bảo vệ cho mạch điện điều khiển.
- Nút nhấn OFF dùng để dừng toàn bộ hoạt động của mạch điện.
- Hệ thống nút nhấn liên động S1 và S2 dùng để dừng và khởi động trực tiếp cho động cơ.
- Tiếp điểm của Rơle nhiệt RN.
- Cuộn dây contactor K1, K2, K4 và K3, cuộn dây Rơle thời gian.
- Đèn H1 (màu xanh đậm) để báo chế độ của động cơ chạy sao.
- Đèn H2 (màu xanh nhạt) để báo chế độ của động cơ chạy tam giác.
- Mạch điều khiển được cấp điện hoạt động bằng nguồn điện xoay chiều một pha.
- Tiếp điểm của rơle vận tốc.
Nguyên tắc hoạt động của sơ đồ mạch điện:
Khởi động động cơ:
Chạy sao:
Khi cấp điện cho hệ thống điện 3 pha bốn dây lúc này hệ thống điều khiển động cơ chưa hoạt động, đèn H1 và H2 chưa sáng báo động cơ đang ở chế độ ngưng hoat động ( dừng).
Muốn cho động cơ hoạt động khởi động sao ta nhấn nút nhấn contactor K3 có điện đóng tiếp điểm phụ K3 của nó (mắc song song với nút nhấn S1-ON) để tự duy trì hoạt động cho cuộn dây K3đồng thời nút nhấn S1OFF cũng ngắt mạch contactor K2. Khi contctor K3có điện hoạt động nó đổi các tiếp điểm thường mở K3 ở mạch điều khiển cấp điện cho cuộn dây contactor K1. Rơle thời gian hoạt động, đèn H1 sáng báo động cơ đang hoạt động ở chế độ chạy sao, khi contactor K3có điện hoạt động đồng thời mở tiếp điểm thường đóng K3bên mạch contactor K2 đảm bảo an toàn là ngắt điện K3 hoạt động. Khi tốc độ động cơ đạt khoảng 15% tốc độ định mức thì tiếp điểm RV đóng lại chuẩn bị cho quá trình hãm máy. Khi contactor K3 và K1 có điện ngoài việc đóng và mở các tiếp điểm của mạch điện điều khiển đồng thời đóng các tiếp điểm chính bên mạch động cơ cấp
nguồn động cơ điện không đồng bộ 3 pha hoạt động khởi động ở chế độ sao.
Chạy tam giác:
Sau một thời gian chỉnh định trước rơle thời gian tác động mở tiếp điểm thường đóng mở chậm và đồng thời đóng tiếp điểm thường mở đóng chặn contactor K3 mất điện đèn H1 tắt, contactor K2 có điện đóng tiếp điểm phụ của nó (mắc song song với tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rơle thời gian để tự duy trì hoạt động cho cuộn dây K2, lúc này contactor K1 đang có điện.
Khi contactor K2 có điện hoạt động nó đóng tiếp điểm thường mở K2 mạch điều khiển cấp điện cho đèn H2 sáng báo động cơ đang hoạt động chế độ chạy tam giác, đồng thời mở tiếp điểm thường đóng ở bên mạch contactor K3 đảm bảo an toàn là ngắt điện khi K2 hoạt động.
Khi contactor K2 có điện ngoài việc đóng và mở các tiếp điểm của nó bên mạch điều khiển đồng thời đóng 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực. Các nguồn cho động cơ điện không đồng bộ 3 pha hoạt động chạy dài hạn ở chế độ tam giác.
Khi tốc độ động cơ đạt khoảng 15% tốc độ định mức thì tiếp điểm RV đóng lại chuẩn bị cho quá trình hãm máy.
Dừng động cơ:
Muốn dừng động cơ ta nhấn nút OFF làm hở mạch cuộn dây contactor K1và K2 đẫn đến contactor contactor K1 và K2 mất điện trả các tiếp điểm của chúng về trạng thái ban đầu đèn đèn H2tắt. Cuộn hút K4 có điện đảo chiều từ trường quay vào động cơ quá trình hãm ngược bắt đầu, khi tốc độ động cơ giảm dưới 15% tốc độ định mức thì tiếp điểm của rơle tốc độ mở ra cuộn hút K4 mất điện quá trình hãm ngược kết thúc. Các tiếp điểm chính bên mạch động lực cũng trở về trạng thái ban đầu (trạng thái mới mở) cắt động cơ điện không đồng bộ 3 pha ra khỏi lưới điện 3 pha.
Các dạng bảo vệ:
- Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực hệ thống ba cầu chì F1
- Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển cùng cầu chì F2.
- Để bảo vệ quá tải cho động cơ không đồng bộ 3 pha dùng role RN.
- Để bảo vệ trạng thái 0 cho mạch điều khiển và mạch động lực kết hợp giữa contactor K1, K2, K3 nút nhấn S1, S2 và rơle thời gian RT.
- Để bảo vệ cho người và thiết bị vỏ động cơ, tủ lắp đặt thiết bị điều khiển phải được nối với hệ thống nối đất thông qua dây tiếp đất PE.
Phạm vi ứng dụng của mạch điện:
Mạch điện được ứng dụng trong thực tế cuộc sống ở một số lĩnh vực như truyền động trục chính trong một số máy công cụ như máy tiện, máy khoai đứng, máy phay, bào như máy tiện … Truyền động cho máy trộn trong nhà máychế biến thực phẩm, nhà máy xi măng …
5.1.7.3 Mạch hãm điện cơ động cơ không đồng bộ ba pha:
Sơ đồ mạch điện:
Mô tả trang bị điện:
6. Các khâu bảo vệ và liên động trong TĐKC - TĐĐ. |
6.1 Bảo vệ quá dòng Bảo vệ quá dòng có các trường hợp sau: - Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực dùng CB 3 pha. - Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển dùng cầu chì F. - Để vệ quá tải cho động cơ dùng rơle nhiệt RN. - Để vệ mất pha cho động cơ dùng rơle rơle trung gian RT. - Để bảo vệ trạng thái 0 cho mạch điều khiển và mạch động lực kết hợp giữa contactor K1 nà nút nhấn S2. |
6.2 Bảo vệ điện áp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống trang bị điện - 1
- Hệ thống trang bị điện - 2
- Mạch Đảo Chiều Quay Động Cơ 3 Pha Gián Tiếp Qua Nút Dừng
- Mạch Khởi Động Động Cơ 3 Pha Gián Tiếp Qua Điện Máy Biến Áp Tự Ngẫu:
- Mạch Điều Khiển Động Cơ 3 Pha Theo Vị Trí Sơ Đồ Mạch Điện:
- Hệ thống trang bị điện - 6
Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.
a. Mạch động lực:
Bảo vệ quá áp hoặc sụt áp có các trường hợp sau:
- Để vệ mất pha cho động cơ dùng rơle rơle trung gian RT.
- Để bảo vệ trạng thái 0 cho mạch điều khiển và mạch động lực kết hợp giữa contactor K1 nà nút nhấn S2.
6.3. Bảo vệ thiếu và mất từ trường
Động cơ một chiều nếu vận hành với tải định mức mà dòng điện kích từ suy giảm nhiều thì động cơ sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Để bảo vệ cho trường hợp này thì dùng rơ-le dòng điện mắc trong mạch kích từ, và tiếp điểm của nó mắc trong mạch điều khiển (được gọi là rơ-le thiếu từ trường). Sơ đồ như hình 3.20.
6.4 Liên động bảo vệ
a. Liên động duy trì:
Đảm bảo duy trì nguồn cung cấp cho các công tắc tơ làm việc và cắt mạch khi có sự cố sụt áp. Muốn duy trì cho cuộn hút nào thì dùng tiếp điểm thường mởcủacuộn hút đó mắc nối tiếp với nó và song song với nút mở máy.
b.Liên động khóa chéo:
Đảm bảo sự làm việc tin cậy của mạch điện. ở các mạch điện có nhiều trạng thái làm việc khác nhau (đảo chiều; các mạch hãm ...) thì liên động khóa chéo sẽ đảm bảo tại một thời điểm chỉ có một trạng thái hoạt động mà thôi. Khi đó sẽ dùng tiếp điểm thường đóng của cuộn dây này nối tiếp với cuộn dây kia và ngược lại.
c.Liên động trình tự (tuần tự, thứ tự hóa):
Đảm bảo cho mạch làm việc rõ ràng minh bạch, được sử dụng trong các mạch điện hoạt động theo những qui trình nhất định có tính thứ tự trước sau. Dùng tiếp điểm thường mở của phần tử được phép làm việc trước nối tiếp với với cuộn hút của phần tử làm việc sau đó.
d.Vấn đề tín hiệu hóa:
Tín hiệu hóa giúp cho người vận hành biết được trạng thái làm việc của hệ thống. Thường dùng đèn báo, chuông báo hoặc còi. Mạch tín hiệu phải đảm bảo tính trực quan, rõ ràng và có độ tin cậy cao. Sơ đồ đèn báo làm việc và quá tải như hình 3.22
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề | |
VTEP | Vocational and Technical Education Project |
ĐKB | động cơ không đồng bộ |
ĐC - DC | Động cơ đIện một chiều |
ĐC - DC KTĐL | Động cơ một chiều kích từ độc lập |
ĐC - DC KTNT | Động cơ một chiều kích từ nối tiếp |
ĐC - DC KT// | Động cơ một chiều kích từ song song |
rpm | round per minute (số vòng phút) |
var | Variable (thay đổi, không ổn định) |
const | Constane (không đổi, cố định) |
FK | máy phát kích |
CCSX | cơ cấu sản xuất (máy công tác). |
TĐKC | tự động khống chế |
CD | cầu dao đIện |
CC | Cầu chì |
D | Nút dừng máy |
Nút mở máy | |
A, B, C | Các dây pha A, B, C |
N, O | Dây trung tính |
CTT | Công tắc tơ |
RN | Rơ-le nhiệt |
RTh | Rơ le thời gian |
RU | Rơ le điện áp |
RI | Rơ le dòng điện |
RTr | Rơ le trung gian |
RTĐ | Rơ le tốc độ |
RTT | Rơ le thiếu từ trường |
FH | Phanh hãm điện từ |
TĐKC | tự động khống chế |
ĐChTĐ | Điều chỉnh tốc độ |
M
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang bị điện - điện tử cho máy công nghiệp dùng chung, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996. | |
Trịnh Đình Đề | Điều khiển tự động truyền động điện, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983. |
Bùi Đình Tiếu (người dịch) | Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1979. |
Bùi Đình Tiếu, Đặng Duy Nhi | Truyền động điện tự động, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1982. |
Võ Hồng Căn PhạmThế Hựu | Phân tích mạch điện máy cắt gọt kim loại, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội, 1982. |
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 14 Bold)
Tên giáo trình: Trang Bị Điện 1 Tên nghề: Điện Công Nghiệp
1. Ông (bà) …… Chủ nhiệm
2. Ông (bà) …… Phó chủ nhiệm
3. Ông (bà) …… Thư ký
4. Ông (bà) …… Thành viên
5. Ông (bà) …… Thành viên
6. Ông (bà) …… Thành viên
7. Ông (bà) …… Thành viên
8. Ông (bà) …… Thành viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 14 Bold)
1. Ông (bà) …… Chủ tịch
2. Ông (bà) …… Phó chủ tịch
3. Ông (bà) …… Thư ký
4. Ông (bà) …… Thành viên
5. Ông (bà) …… Thành viên
6. Ông (bà) …… Thành viên
7. Ông (bà) …… Thành viên
8. Ông (bà) …… Thành viên
9. Ông (bà) …… Thành viên