Hệ Thống Hoá Và Ứng Dụng Các Bài Tập Nhằm Phát Triển Kỹ Thuật Ném Rổ Từ Xa Trong Kế Hoạch Huấn Luyện Của Đội Tuyển Bóng Rổ Nữ Quảng Ninh


Như vậy có thể thấy rằng, tốc độ đưa bóng từ vị trí chuẩn bị lên trán chuẩn bị ném rổ của VĐV Quốc gia chậm hơn, tuy nhiên tốc độ ra tay và gập cổ tay ném rổ nhanh hơn, tích cực hơn so với VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh.

Trong bóng rổ, việc bật nhảy nhanh, cao và thực hiện các động tác tay nhanh là một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả trong thi đấu, tuy vậy, nếu sử dụng lực quá lớn, tốc độ đưa tay quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng tới độ ổn định của kỹ thuật và hiệu quả ném rổ từ xa của VĐV. Do vậy, thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ từ xa trong điều kiện không có người kèm thì việc hạn chế bật nhảy, hoặc với tốc độ vừa phải gắn liền với ổn định động tác tay sẽ mang lại hiệu quả ném rổ cao hơn.

Mặc dù các thông số về quỹ đạo chuyển động vẫn thu được, tuy nhiên đề tài không đi sâu phân tích các thông số này. Kết quả hình ảnh các quỹ đạo chuyển động thu được cho thấy, VĐV Quốc gia có các quỹ đạo chuyển động của tay ổn định và đều hơn. Quỹ đạo chuyển động của cẳng và củi trỏ tay ném của VĐV Quảng Ninh hơi thu vào sát thân người, đưa bóng lên. Các quỹ đạo của đầu gối và đỉnh đầu cho thấy, VĐV bóng rổ Quảng Ninh trùng gối và hạ thấp trọng tâm sâu hơn. Điều này có ảnh hưởng nhất định tới thời gian thực hiện toàn bộ động tác ném rổ từ xa (3 điểm) của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh.

3.2.4. Bàn luận

Sử dụng các thông số góc độ và tốc độ trong đánh giá thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa cho nữ VĐV Đội tuyển Quảng Ninh không làm ảnh hưởng hoặc biến đổi dáng ném phù hợp của mỗi VĐV. Bởi mỗi VĐV cừ khôi đều bắt đầu với cùng một dáng người cơ bản, cho dù họ đang thực hiện cú ném phạt, hoặc một cú nhảy ném. Bằng cách vào tư thế thích hợp để ném bóng, mục tiêu của VĐV được cải thiện theo thời gian và họ có thể ném chính xác hơn từ khoảng cách xa hơn [13], [23], [33], [34].


Sử dụng các thông số góc độ và tốc độ trong đánh giá thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa cho nữ VĐV Đội tuyển Quảng Ninh không làm ảnh hưởng hoặc chi phối đến quá trình huấn luyện ném rổ từ xa. Bởi trong giai đoạn ban đầu, để ném rổ từ xa thuần thục, HLV thường tập trung vào việc thực hiện các kỹ thuật ném bóng chuẩn mực từ cự ly gần. Luyện tập ném bóng từ xa có lẽ là kỹ năng cơ bản quan trọng nhất trong môn bóng rổ vì những kỹ thuật này phải trở nên nhuần nhuyễn trước khi bất kỳ cầu thủ có thể trở thành một mối đe dọa tấn công nguy hiểm cho đối phương. Đó cũng là lý do mà ném rổ từ xa đòi hỏi sự tập đi tập lại nhiều hơn bất kỳ kỹ năng khác.

Những phân tích về kỹ thuật bóng rổ nói chung và ném bóng từ xa nói riêng mà đề tài lựa chọn cũng phù hợp với những nhận định của tác giả Lý Thụ Kiên (2010) [33] về phân tích chi tiết kỹ thuật ném rổ như sau:

Đặt cơ thể bạn thẳng rổ với trọng lượng dồn đều nhau trên mỗi chân và uốn cong đầu gối của bạn một chút. Nếu bạn ném bóng bằng thuận tay phải, thì chân phải của bạn nên ở phía trước của bàn chân trái một chút – không quá 5 inches (khoảng 12.7 cm), đối mặt với rổ [33]. Đưa bóng vào vị trí “cố định và đẩy bóng lên” (lock and load). Điều này có nghĩa đưa bóng vào các ngón tay của bàn tay mà VĐV sẽ ném như người bồi bàn giữ cái khay. Sử dụng “bàn tay rời bóng” (off hand) không ngoài gì khác là một vật hướng dẫn. Uốn cong đầu gối với đầu vươn ra trên bóng. Đồng thời dùng mắt khóa mục tiêu lại. Một số cầu thủ nhắm vào mặt sau của mép rổ, những người khác tập trung vào một điểm chỉ hơn mặt trước của vành một chút. Dù lựa chọn điểm nào đều cần khóa vị trí đó lại. Dùng tay kia như một vật hướng dẫn. Nó chỉ cần cho việc các thiết lập tư thế ném và giúp cân bằng bóng ở vị trí thích hợp. Đừng cố gắng ném bóng bằng cả hai tay. Nếu tay rời bóng ở quá xa ở phía trước bóng, sẽ rất khó để ném chính xác.

Những phân tích kỹ thuật của đề tài và xác định các điểm cần quan sát không làm ảnh hưởng đến “hệ thống định vị” của VĐV [33]. Nó giúp cho


VĐV có được trạng thái sẵn sàng, đẩy bóng thẳng lên về phía rổ cho đến khi cánh tay mở rộng hoàn toàn và khuỷu tay dừng lại. Theo sau đó là gập cổ tay trong một chuyển động lượn sóng theo chiều đi xuống. Đảm bảo được khuỷu tay ném bóng song song với thân người. Bằng cách đó cánh tay phải đi thẳng lên và xuống giúp tăng độ chính xác của VĐV khi ném rổ từ xa. Khi những kỹ năng cơ bản này trở nên thuần thục, VĐV có thể dẫn bóng hoặc nhận đường chuyền từ đồng đội và ngay lập tức thiết lập dáng ném cơ bản mà không cần suy nghĩ về từng động tác.

Tóm lại: Vận động viên bóng rổ muốn thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đạt 3 điểm phải thành thục đầy đủ các loại kỹ thuật trong bóng rổ, và phải được HLV lựa chọn để huấn luyện riêng trong số ít VĐV của toàn đội bóng. Kỹ thuật bóng rổ khá phức tạp, thông thường phân thành 5 loại chính: kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền và tiếp nhận bóng (bắt bóng), kỹ thuật ném rổ, kỹ thuật tranh bóng bật bảng, kỹ thuật trung phong. Trong mỗi lại kỹ thuật này lại phân ra nhiều loại kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn, kỹ thuật chuyền và tiếp nhận bóng có cả kỹ thuật di chuyển không bóng để nhận bóng. Mỗi loại kỹ thuật lại có các bài tập huấn luyện riêng. Ngay kỹ thuật ném rổ đạt 3 điểm trong hệ thống kỹ thuật ném rổ cũng có rất nhiều bài tập huấn luyện riêng. Tuy nhiên, khi phân tích và đánh giá kỹ thuật cần thiết phải dựa trên các thông số thu được từ các công cụ chuyên dụng như công nghệ Simi Motion.

3.3. Hệ thống hoá và ứng dụng các bài tập nhằm phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh

3.3.1. Hệ thống hoá các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của vận động viên nữ đội tuyển Quảng Ninh

Trước hết phải xác định được nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của VĐV nữ đội tuyển Quảng Ninh, đó là dựa vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa vào cơ sở


lý luận của sức mạnh tốc độ, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ thực tế về sức mạnh tốc độ của VĐV, dựa vào mục đích yêu cầu về huấn luyện thể lực và chương trình huấn luyện của đội ứng với kế hoạch huấn luyện hàng năm.

Nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV nữ đội tuyển Quảng Ninh như sau:

Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển sức mạnh tốc độ rò rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ thuật ném rổ từ xa (ném 3 điểm).

Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện của đội tuyển Bóng rổ nữ Quảng Ninh.

Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn huấn luyện thể thao.

Nguyên tắc 4: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao được năng lực sức mạnh tốc độ và kỹ thuật ném rổ từ xa (ném 3 điểm) cho VĐV bóng rổ.

Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện

VĐV.

Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng

các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ trong huấn luyện hiện đại.

Việc hệ thống hoá các bài tập ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm), được tiếp cận qua các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

Đoàn TDTT Phòng không - Không quân (2009), Chương trình đào tạo VĐV bóng rổ, Trung tâm đào tạo VĐV [12]


Trần Ngọc Đông và cộng sự (2009), “Kỹ thuật ném rổ tấn công”, Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh [13].

Hiệp hội huấn luyện thể lực bóng rổ Mỹ (2010), NBA huấn luyện thể lực (Tôn Hoan dịch), Nxb Thể thao Nhân dân, Bắc Kinh [22].

Hiệp hội HLV bóng rổ thế giới (2001), Huấn luyện bóng rổ hiện đại, (biên dịch Hữu Hiền), Nxb TDTT, Hà Nội [13].

Nguyễn Phi Hải (2012), “Xác định các chỉ tiêu, test nhằm đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn, tâm lý cho VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11-13”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế phát triển thể thao – tầm nhìn Olympic, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.441[20].

Lê Vũ Kiều Hoa (2007), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh [29].

Lê Thế Hùng (2004), Nghiên cứu xác định một số nội dung và chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng rổ nữ tỉnh Yên Bái lứa tuổi 13-14, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh [32].

Lý Thụ Kiên (2010), Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh [33].

Đặng Kỳ (2012), Chỉ nam huấn luyện viên NBA, Nxb TDTT Nhân dân, Bắc Kinh [34].

Phan Hồng Minh (2010), “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật dừng - ném rổ một tay trên cao cho nam sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường Đại học TDTT Đà Nẵng”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.198 [45].

Đinh Quang Ngọc (2006), “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly xa cho nam sinh viên


Trường đại học TDTT I”, Khoa học thể thao, thường kỳ số 2, Viện khoa học TDTT [47].

Portnova. Iu. M (1997), Bóng rổ, Dịch Trần Văn Mạnh, Nxb TDTT, Hà Nội [54].

Pete Carril (2010), Chỉ nam huấn luyện của huấn luyện viên NBA, Đặng Kỳ dịch, Nxb TDTT Nhân dân, Bắc Kinh [50].

Hứa Phổ (2007), Kỹ sảo bóng rổ, Nxb TDTT Bắc Kinh [52].

Ron Ekker (2013), Phương pháp huấn luyện bóng rổ NBA, Cao Phổ dịch, Nxb Công nghiệp hóa học, Bắc Kinh [56].

Trường đại học TDTT Bắc Ninh (2012), Giảng dạy và tập luyện kỹ thuật bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội [74].

Phạm Văn Thảo, Đinh Quang Ngọc (2006), “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ Trường đại học TDTT I theo chương trình đào tạo”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội [64].

Nguyễn Văn Toản (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật dừng ném rổ 1 tay trên cao cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường Đại học TDTT Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học thể thao [68].

Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo (2004),

Huấn luyện kỹ - chiến thuật bóng rổ hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội [70].

Trương Thụ (2009), “Kỹ thuật trung phong tấn công”, Cao thủ bóng rổ,

Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh, tr.124 [66].

FIBA (2001), Official Basketball Rules, FIBA [91].

Từ cơ sở tiếp cận các tài liệu tham khảo liên quan mật thiết tới kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm), đã hệ thống hoá hệ thống bài tập ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) được trình bày tại bảng 3.14 như sau:

Bảng 3.14. Hệ thống hoá các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) cho vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh

Hệ thống hoá bài tập ném rổ từ xa

Nguồn tài

liệu

1/ Nhóm dạng bài tập khởi động và bổ trợ ném rổ:

Bài tập số 1. Tăng cường SM của cổ tay, bàn tay và ngón tay

Bài tập số 2. Phát triển SN và sức khéo léo của cầu thủ.

Bài tập số 3. Huấn luyện phòng thủ và huấn luyện tấn công.

Bài tập số 4: Nhảy, chuyền, ném, bắt bóng bật bảng

Bài tập số 5: Bài tập lưng nằm trên mặt phẳng

Bài tập số 6: Các trò chơi ném bóng tập thể


[1],[5],[38],

[49],

[71],[72],

[85],[95].

[97],[98].

2/ Nhóm bài tập kỹ thuật ném rổ: Bài tập số 1: Ném rổ 2 tay trước ngực Bài tập số 3: Ném rổ 2 tay trên đầu

Bài tập số 4: Ném rổ 2 tay cự ly trung bình

Bài tập số 5: Ném rổ 2 tay khu vực ngoài 3 điểm

Bài tập số 6: Ném rổ 1 tay trên cao

Bài tập số 7: Ném rổ 1 tay cự ly trung bình

Bài tập số 8: Ném rổ 1 tay khu vực ngoài 3 điểm

Bài tập số 9: Tại chỗ nhảy ném 3 điểm


[11],[12],[27],

[31],[45],

[47],[51],[76],

[78].

3/ Nhóm bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ 3 điểm:

Bài tập số 1: Dẫn bóng tốc độ 20m (s)

Bài tập số 2: Dẫn bóng dọc sân 28m(s)

Bài tập số 3: Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s (điểm) Bài tập số 4: Phối hợp chuyền bắt bóng, dừng nhảy ném rổ cự ly xa

Bài tập số 5: Tập toàn bộ kỹ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên

cao cự li xa.


[13],[14],[23],

[30],[61],

[62],[63],[64],

[65],[73],[78].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 15


Hệ thống hoá bài tập ném rổ từ xa

Nguồn tài liệu

Bài tập số 6: Tập toàn bộ kỹ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên cao cự li xa góc đối diện.

Bài tập số 7: Nhận bóng, nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6,75m.

Bài tập số 8: Nhảy nhảy ném rổ xa 20 quả (quả vào)

Bài tập số 9: Dẫn bóng luồn cọc ném rổ 5 lần (s)


4/ Nhóm các bài tập phối hợp nhóm ném rổ từ xa:

- Bài tập số 1: Trung phong dẫn bóng ra ngoài khu vực 6,75m rồi thực hiện ném rổ 3 điểm.

- Bài tập số 2: Trung phong chuyền bóng cho hậu vệ (số 1), hậu vệ 1 chuyền bóng cho hậu vệ ghi điểm (số 2). Hậu vệ ghi điểm 2 ném rổ 3 điểm

- Bài tập số 3: Phối hợp nhóm

- Bài tập số 4: Trung phong chuyền bóng, hậu vệ chọn 1 trong 2 hướng di chuyển nhận bóng.

- Bài tập số 5: Hậu vệ ghi điểm dẫn bóng di chuyển theo 2 hướng

- Bài tập số 6: Trung phong chuyền bóng cho hậu vệ, hậu vệ dẫn bóng di chuyển xuống cuối sân và ném rổ

- Bài tập số 7: Hậu vệ chuyền bóng cho trung phong ở vị trí ném rổ 3 điểm chính diện hoặc chếch 450 bên phải bảng rổ

- Bài tập số 8: Tiền phong (số 3), chuyền bóng cho hậu vệ (số 2), số 2 chuyền bóng cho hậu vệ (số 1) ném rổ 3 điểm.

- Bài tập số 9: Tiền phong (số 4) chuyền bóng cho tiền phong (số 3) ném rổ 3 điểm. Hoặc hậu vệ (số 2) chuyền

bóng cho hậu vệ (số 1) ném rổ 3 điểm.


[16],[17],[33],

[34],[52],[54],

[56],[93].

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí