Nghiên Cứu Kỹ Thuật Ném Rổ Từ Xa Và Một Số Yếu Tố Có Liên


Đánh giá sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh có liên quan hữu cơ với tất cả các giai đoạn trong quá trình quản lý, huấn luyện và đào tạo. Tiêu chuẩn xây dựng góp phần quan trọng trong công tác huấn luyện, giúp HLV nhận diện được tính hợp lý và hiệu quả của kế hoạch huấn luyện, để tìm ra mặt mạnh cũng như điểm yếu cần phát huy hay phải cải thiện [61], [72], [83].

Vì vậy, đánh giá TĐTL và đánh giá hiệu quả ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh là quá trình sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, các test (hình thái, chức năng, thể lực và chuyên môn) nhằm xác định mức độ VĐV đạt được các mục tiêu huấn luyện đã đề ra trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Nó có ý nghĩa của sự phán định giá trị và được dùng để tuyển chọn hay thải loại các VĐV bóng rổ trẻ trong từng giai đoạn, thời kỳ huấn luyện cụ thể. Đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để cải tiến, thay đổi nội dung, chương trình kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ.

Trong quá trình huấn luyện VĐV bóng rổ, căn cứ vào tính cấp tốc của các tác động quản lý đã chia thông tin thành thông tin: Cấp tốc, tức thời, theo giai đoạn và tổng kết. Trong đó, thông tin tổng kết là thông tin về việc thực hiện chu kỳ huấn luyện, kế hoạch huấn luyện năm hay kế hoạch huấn luyện dài hạn [31].

Hệ thống test mà đề tài xây dựng đảm bảo khoa học, giúp cho HLV đánh giá khách quan tính đúng đắn của hướng huấn luyện đã được lựa chọn, thường xuyên theo dòi tình trạng và động thái trình độ tập luyện của học sinh, kịp thời điều chỉnh quá trình giảng dạy - huấn luyện. Ý nghĩa của việc đánh giá tổng hợp trong quá trình huấn luyện nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh là rất cần thiết, vì đạt được các thành tích thể thao tương đối cao so với lứa tuổi và hoàn thành các tiêu chuẩn đẳng cấp. Hệ thống các tiêu chuẩn được đề tài xây dựng trên cơ sở khoa học và được coi là những mốc định hướng để tổ chức hợp lý quá trình huấn luyện cho nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh.


Các test, chỉ tiêu mà đề tài lựa chọn đảm bảo tính toàn diện cả góc độ sư phạm và y sinh cho nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh. Các test dưới góc độ sư phạm là cơ sở để có thông tin về tình trạng và hiệu quả hoạt động của các VĐV. Thông qua kiểm tra sư phạm giúp thống kê lượng vận động tập luyện và thi đấu, xác định trình độ tập luyện các mặt khác nhau của VĐV, xác định được các khả năng để đạt được thành tích thể thao dự kiến, đánh giá hành vi của VĐV trong các cuộc thi đấu.

Các chỉ tiêu y sinh học nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ, mức phát triển thể chất, tuổi sinh học, trình độ tập luyện về mặt chức năng của nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh. Thông qua kiểm tra y học đã bước đầu làm rò trạng thái của VĐV.

Như vậy, hệ thống test sử dụng trong quá trình tập luyện của nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh được dựa trên các quy tắc mang tính phương pháp với quy tắc đầu tiên là hướng tới mục tiêu đạt trình độ điêu luyện thể thao cao nhất.

Ứng dụng các chỉ tiêu, test lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đã xây dựng, bước đầu đề tài đã đánh giá được thực trạng sức mạnh tốc độ dưới góc độ sư phạm và y sinh cho nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh. Nhờ sự phối hợp giữa các test sư phạm và chỉ tiêu y sinh, các chỉ tiêu cơ bản đối với sự hoàn thiện sức mạnh tốc độ và trình độ tập luyện chuyên môn của VĐV bước đầu đã được làm rò. Đây cũng là vấn đề mới trong công tác huấn luyện đối với đội tuyển nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh. Việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV được xác định khách quan bằng mức phát triển cần thiết của các tố chất thể lực đặc trưng đối với một giai đoạn của quá trình huấn luyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nhiều tác giả đã xây dựng phương pháp luận để xác định các chuẩn mực cần thiết về trình độ tập luyện thể lực toàn diện của VĐV thuộc các lứa tuổi và trình độ chuyên môn khác nhau. Các chuẩn mực về trình độ tập luyện thể lực và các hệ số tương quan đã được soạn thảo [1], [17], [49], [64].


Bóng rổ là môn thể thao có xu hướng về sức mạnh tốc độ, việc kiểm tra tổng hợp theo các test và tiêu chuẩn mà đề tài xây dựng đã làm rò các dấu hiệu hình thái - chức năng; xác định trình độ tập luyện thể lực, kỹ thuật của các nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh.

Ngoài ra, bóng rổ là môn thể thao phức tạp về kỹ thuật, trong quá trình đánh giá tổng hợp dựa trên tiêu chuẩn mà đề tài đưa vào các thang điểm chuẩn có khả năng hợp nhất các chỉ tiêu có chỉ số đo khác nhau. Việc chuyển đổi các kết quả thực hiện test thành điểm đã giúp quá trình đánh giá được thuận lợi và tính tổng hợp cao. Đối với nữ VĐV bóng rổ Quảng Ninh trong đề tài, mục tiêu của đánh giá tổng hợp là thu nhận những số liệu về trình độ tập luyện kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý, về các khả năng chức năng cơ thể của VĐV đã bước đầu đạt được.

Môn bóng rổ yêu cầu phát triển hài hoà các tố chất, nếu chỉ dùng một vài chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của một chương trình đơn lẻ thì không hợp lý. Đặc biệt sau khi bước vào giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn mà VĐV phải chuẩn bị một cách toàn diện cho các giai đoạn tiếp sau như: Khả năng chức phận cần ở trạng thái tối ưu, chiến thuật đa dạng biến hoá và thành thạo, kỹ thuật ổn định ở mức cao. Thử đặt giả thiết sau khi kết thúc giai đoạn huấn luyện ban đầu, nhóm các test thể lực có nhịp độ tăng trưởng rò rệt, song các chỉ tiêu về chuyên môn có sự suy giảm trong mỗi thời kỳ thì kế hoạch huấn luyện không hợp lý, nên cần phải điều chỉnh để duy trì chương trình huấn luyện hiện tại hoặc phát triển chương trình trong tương lai [63], [71].

Tóm lại: Để đánh giá TĐTL của VĐV môn bóng rổ một cách toàn diện phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu như tâm sinh lý và sư phạm, trong đó phương pháp chủ đạo là các chỉ tiêu sư phạm.

Khi đánh giá trình độ tập luyện bằng các chỉ tiêu sư phạm phải vận dụng các test thể lực và kỹ thuật. Với mục đích lựa chọn các test để ứng dụng nhằm đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ giai đoạn chuyên môn


hoá ban đầu phù hợp điều kiện thực tiễn của các địa phương, trong quá trình nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn về các hình thức, nội dung và các chỉ tiêu, test thường được áp dụng trong đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu.

3.2. Nghiên cứu kỹ thuật ném rổ từ xa và một số yếu tố có liên

quan

Hơn 100 năm nay, bóng rổ phát triển rộng khắp trên thế giới, được giới

trẻ rất ưa thích. Dù phát triển đến đâu đi nữa, mục đích của môn bóng rổ là ném được nhiều bóng vào rổ, được nhiều điểm. Nhưng mục đích này không dễ thực hiện vì đây là môn thể thao đối kháng trực tiếp, bên nào cũng bị đối phương cản phá theo luật cho phép.

Vậy muốn đạt được mục đích, VĐV bóng rổ phải có những hình thái cơ bản ưu việt, tố chất thể lực sung mãn, chức năng tâm – sinh lý của cơ thể rất hoàn thiện, kỹ - chiến thuật tấn công và phòng thủ toàn diện. Trong đó kỹ thuật bóng rổ nói chung và kỹ thuật ném rổ nói riêng phải rất thuần thục. Kỹ thuật ném rổ phụ thuộc vào rất nhiều loại kỹ thuật khác của bóng rổ như: tiếp nhận bóng, dẫn bóng [13], [33], [34]… trong khuôn khổ luận án chỉ tiếp cận kỹ thuật ném rổ và ném rổ từ xa.

3.2.1. Phân tích kỹ thuật

3.2.1.1. Phân tích kỹ thuật ném rổ

Ném rổ là kỹ thuật duy nhất đạt được điểm trong thi đấu nếu bóng vào rổ. Đây là kỹ thuật trọng điểm, đồng thời phải gắn kết với chiến thuật phòng thủ, chiến thuật tấn công. Đương nhiên, VĐV bóng rổ ném rổ đạt hiệu suất vào rổ cao phải là con người phát triển đầy đủ, hoàn hảo về hình thái, chức năng cơ thể, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ - chiến thuật. Các hình thức ném rổ chính bao gồm: đứng tại chỗ ném rổ, di chuyển ném rổ, nhảy ném rổ. Tuy nhiên, từ 3 loại này, kỹ thuật ném rổ còn phân ra rất nhiều loại kỹ thuật ném rổ khác [52], [54], [56].


Để phân tích kỹ thuật ném rổ, đề tài đã sử dụng phương pháp quan trắc video. Các thông số động học cơ bản: Tốc độ ra tay của bóng; Góc độ quỹ đạo bay của bóng; Độ cao quỹ đạo hình vòng cung bóng bay vào rổ.

Tốc độ ra tay của bóng tạm tính là tốc độ trung bình của 1m đầu khi bóng rời tay tới điểm tâm của bóng sau khi rời tay 1m nhờ tọa độ của giá chuẩn. Thời gian bóng bay 1m sau khi rời tay nhờ thời gian từng ảnh nhân với số ảnh ghi trong 1m đầu. Biết thời gian, độ dài sẽ tính ra tốc độ trung bình. Toàn bộ sự tính toán này do phần mềm quan trắc video 2D tính toán tự động, ta chỉ đánh dấu trên phiếu điểm đầu (tâm của bóng trước khi rời tay) và điểm cuối (tâm của bóng ở khoảng cách 1m sau khi rời tay).

Góc độ quỹ đạo bay của bóng là góc được xác định bởi đường thẳng nằm ngang với mặt đất trước khi bóng rời tay và đường thẳng nối tâm quả bóng trước khi rời tay với đường thẳng nối tới tâm quả bóng ở điểm cao nhất trong đường hình cung của bóng bay. Trên phim phản ánh ta đánh dấu 2 đoạn đầu của hai đường thẳng này, hỏi góc độ giữa chúng, phần mềm quan trắc video sẽ tự động cho đáp án. Quỹ đạo hình vòng cung bóng bay vào rổ là khoảng cách giữa tâm của bóng ở đầu bay cao nhất tới vành rổ. Ta cần xác định trên phim ảnh điểm bóng bay cao nhất và điểm vành rổ (hoặc vành rổ kéo dài). Hỏi độ dài khoảng cách 2 điểm này để phần mềm quan trắc video tự động cho đáp án.

Muốn thực hiện được những tính toán nêu trên, khi ghi hình VĐV ném bóng 3 điểm phải đặt giá chuẩn không gian vào địa điểm đứng ném để ghi hình trước, đưa giá chuẩn vào không gian ra ngoài, tiếp tực ghi hình VĐV nám rổ. Như vậy, các hình ảnh VĐV ném rổ sẽ tự động có các chuẩn không gian (với thiết bị quan trắc video hiện có của Viện Khoa học TDTT, chưa phải là thiết bị tự động hóa toàn phần vần cần có giá chuẩn không gian).

Cần chú ý, ta có thể tính toán thủ công 3 tham số kỹ thuật ném rổ 3 điểm nêu trên, không sử dụng phần mềm quan trắc video, nhưng tốn nhiều thời gian và khó đạt độ chính xác cao.


Đường bay của bóng và góc bóng vào rổ: quỹ đạo bóng bay vào rổ càng cao, càng dễ rơi vào đường kính 45cm của vòng rổ, đường bay càng thấp thì càng dễ trúng vành rổ bật ra, góc độ quỹ đạo bay của bóng ra tay khi ném rổ lý tưởng là 45 – 50 độ (hình 7, Phụ lục 1 và hình 3.1 ). Quỹ đạo bóng bay vào rổ hình vòng cung, thời điểm cao nhất của hình vòng cung cần cao hơn vành rổ khoảng 1m để tao ra quỹ đạo bay lý tưởng.

Độ cao và cự ly ném rổ: ba yêu cầu của ném rổ là: độ cao, tốc độ và cự ly. Ném rổ cự ly trung bình thường có độ cao 3.8 – 4.1m, ném rổ ở cự ly xa (3 điểm) thường có độ cao 4.5m. Người ta chứng minh độ cao trung bình của đường bay thường là thích hợp nhất.

Động tác ném rổ đa dạng, chủ yếu là do tay và các khớp của thân thể phối hợp hoàn thành. Quyết định hết quả ném rổ ngoài lực tác động vào bóng, còn có tốc độ ra tay, góc độ quỹ đạo bay của bóng, quỹ đạo hình vòng cung của bóng bay vào rổ.

Lực bị động F khắc phục trở lực quán tính của bóng F1 và trọng lượng G, đưa bóng bay rời khỏi tay. Dưới tác động của lực G và F, ngón tay giống như bị nén trở thành lực đàn hồi, cũng tức là lực F. Xem (hình 8 trong phụ lục), ta thấy lực bị động F hình thành bởi ngón tay dựa vào bàn tay chủ động gập để hình thành.

+ G là trọng lực của quả bóng.

+ F1 là trở lực quán tính do ngón tay tác động nhanh vào quả bóng.

Tác động lẫn nhau giữa nội lực và ngoại lực: ném rổ là nội lực co cơ của các khớp trên cơ thể, chủ yếu là lực co cơ của các nhóm cơ tay. Ngoại lực là lực phản tác dụng của trọng tâm và sự chống tựa của cơ thể khi ném bóng. Trong quá trình ném rổ, hai loại lực này tác dụng lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời phối hợp hài hòa với nhau. Do động tác ném rổ không như nhau, tác động của hai loại lực này cũng khác nhau, thứ tự tác động cũng không giống nhau. Ví


dụ: Ném rổ từ xa, cơ bắp phải co duỗi với lực lớn, cần lực phản tác dụng của sự chống đỡ lớn, còn ném rổ gần chỉ cần lực co duỗi tương đối nhỏ [52], [56].

Nhân tố ảnh hưởng đến lực ném rổ: lực ném rổ lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào số lượng và độ dài ban đầu của cơ bắp tham gia hoạt động, lại vừa phụ thuộc vào lực co duỗi, phụ thuộc vào mực độ của lực tác động và thời gian tác động của lực này dài hay ngắn. Thực tiễn chứng minh, hai tay ném rổ thích hợp để ném rổ cự ly xa, còn một tay ném rổ thích hợp ném rổ cự ly gần. Bởi vì, sự tham gia hoạt động của tay khi ném rổ bằng hai tay lớn gấp đôi bằng một tay, tăng thêm lực co duỗi của cơ bắp.

Sự hợp thành tốc độ ném rổ: ở tư thế chuẩn bị ném rổ, VĐV có kỹ thuật thành thục thường cố định không thay đổi góc độ hình thành các khớp vai, khuỷu tay, bàn tay và các ngón tay. Khi hoàn thành ném rổ, góc độ các khớp đều biến đổi tạo nên tốc độ góc của các khớp, thực hiện động tác ném rổ. Góc độ của các khớp biến đổi tạo nên tốc độ góc các khớp, để tạo nên tốc độ thành phận động tác ném bóng. Để chuẩn bị ném bóng, yêu cầu các tốc độ thành phần hợp thành tốc độ ném rổ với phương hướng như nhau.

Sự hợp thành tốc độ được coi là chuẩn xác nếu hợp thành tốc độ tuyến tính, cuối cùng thể hiện bởi độ bay của bóng, có phương hướng chính xác, độ cao ra tay thích hợp, bóng tự xoay vòng về phía sau tạo nên đường bay của bóng ổn định.

Tốc độ ra tay của bóng chủ yếu là chỉ tốc độ tuyến tính cuối cùng của các khớp tay, tạo nên tốc độ tổng hợp, thời gian ngón tay tác động vào bóng, tạo thành gia tốc của bóng. Góc độ ra tay là chỉ góc độ tạo bởi điểm bóng rời tay và điểm cao nhất trong lộ trình bóng bay. Tốc độ ra tay của bóng và góc độ ra tay có tác dụng quyết định trực tiếp góc độ góc độ bóng bay vào rổ và đường bay của bóng. Thực tế chứng minh đường bay của bóng dài, độ vòng cao, góc độ vào rổ lớn, thì yêu cầu lớn độ ra tay và góc độ ra tay lớn. Vị trí,


chiều cao thân thể, năng lực kỹ thuật, năng lực bật nhảy của người phòng thủ đối phương đều ảnh hưởng tới tốc độ và góc độ ra tay của người ném rổ.

Cự ly ném rổ xa hay gần đều ảnh hưởng tới tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ. Điều kiện của người ném rổ về chiều cao thân thể, sức mạnh bật nhảy, sức mạnh toàn thân, trình độ kỹ thuật đều ảnh hưởng đến tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ. Cách ném rổ khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ.

Góc độ quỹ đạo bay vào rổ tốt nhất khoảng 46-55o, tốc độ ra tay khoảng 20m/s. Đây là tốc độ ra tay rất lớn.

Góc độ quỹ đạo bay vào rổ có thể biến đổi theo phạm vi sai số góc độ bóng tiếp cận vành rổ.

Hình 3 1 Góc độ Quỹ đạo bay Độ cao ra tay hay còn gọi là điểm bóng ra 1

Hình 3.1. Góc độ Quỹ đạo bay

Độ cao ra tay hay còn gọi là “điểm bóng ra tay”. Nó ảnh hưởng khác nhau đối với góc độ bóng vào rổ. Độ cao ra tay thích hợp nhất là thoát được người kèm của đối phương và tạo đường bay của bóng đảm bảo trúng vào rổ.

Tăng độ cao ra tay chủ yếu dựa vào tăng góc độ dãn cánh tay, hướng cánh tay lên phía trên (hình 8, Phụ lục 1).

Khi ném rổ, nhìn chung bóng tự xoay vòng quanh trọng tâm của nó về phía sau. Nếu bóng ném vào bảng sẽ có hai trường hợp, một là chạm bảng chính diện, hai là cạnh bóng chạm bảng (bóng nghiêng). Do bóng tự xoay

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí