Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến ở đây là chính sách cho vay của ngân hàng. Đối với mỗi ngân hàng, chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng. Nó phải phù hợp với thực trạng của nền kinh tế. Khi chính sách cho vay thống nhất, đầy đủ và đúng đắn, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng xác định đúng phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Còn ngược lại, một chính sách tín dụng thiếu độ chính xác, không đầy đủ và không nhất quán sẽ tạo ra kẽ hở cho người sử dụng vốn và dẫn tới rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân thứ hai nằm ở năng lực và đạo đức của người cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng không tính toán chính xác hiệu quả đầu tư của dự án xin vay thì họ sẽ dễ dàng có những những quyết định sai lầm trong cho vay. Hoặc người cán bộ tín dụng khi chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà mình đang cho vay sẽ không thể đánh giá hết khả năng sinh lời cũng như những rủi ro của khách hàng. Đôi khi, những cán bộ tín dụng vì một lý do nào đó vẫn cố ý cho vay mặc dù biết dự án không có hiệu quả sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Trong những trường hợp như vậy thì khả năng mất vốn của Ngân hàng là rất cao.
Thứ ba, ngân hàng chưa đánh giá đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc do chủ quan tin tưởng khách hàng quen biết mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.
Thứ tư là do ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng lkhách hàng thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, địa phương khách nhau để phân tán rủi ro, chưa có các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro cho phép chấp nhận đối với mỗi đối tượng khách hàng.
* Từ phía khách hàng
Trước hết, khả năng quản lý của khách hàng yếu kém sẽ dẫn tới sử dụng khoản vay không có hiệu quả, dễ thua lỗ. Tiếp theo, doanh nghiệp không chịu thu thập, tìm hiểu thông tin về thị trường, sản phẩm, đối tượng khách hàng sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm trong kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng lâm vào tình trạng vỡ nợ hoặc phá sản. Một phần nữa cũng quan trọng không kém là đạo đức của khách hàng. Không ít những chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn của ngân
hàng chẳng những yếu kém về năng lực kinh doanh mà còn thiếu cả tư cách đạo đức. Phần lớn trong số họ đều mong muốn thành đạt trong kinh doanh để có điều kiện trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên, cũng không hiếm những người chỉ mong muốn lừa đảo, chiếm đoạt lấy tiền từ ngân hàng vào những mục đích xấu xa khác như cờ bạc, hụi đề. Thông thường, những khách hàng này đều xuất trình những dự án rất sáng sủa, những lời hứa hẹn hoa mỹ. Các nhà ngân hàng một phần thì thiếu kinh nghiệm, phần nữa có thể do tham một chút lợi nhỏ nên đã đầu tư vào những dự án này và đương nhiên là sẽ gặp rủi ro.
2.1.5. Tác hại của nợ xấu
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 1
- Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 2
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Hạn Chế Và Xử Lý Nợ Xấu
- Phân Tích Thực Trạng Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Giai Đoạn (2010-
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
NHTM là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế. Do đó, một sự biến động của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến chính hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế mà nợ xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra. Tác hại của nợ xấu thể hiện trên hai nội dung sau:
Đối với nền kinh tế
Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ.
Nợ xấu tùy theo tính chất và mức độ, không chỉ ảnh hưởng tới Ngân hàng mà còn cả tới các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan và toàn bộ nền kinh tế. Trên giác độ vĩ mô, nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối với nền kinh tế, cản trở NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ môt kinh tế thông qua các NHTM cũng trở nên kém hiệu quả.
Ở mức độ trầm trọng, nợ xấu không chỉ gây mất vốn, mất khả năng thanh toán dẫn tới sự sụp đổ không chỉ của một Ngân hàng mà còn kéo theo ảnh hưởng dây truyền làm chao đảo toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Điều đó gây rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trệ sản xuất và khủng hoảng kinh tế
Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến không ít các Ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay toàn châu lục.
Tóm lại, nợ xấu không những tác động đối với Ngân hàng mà còn nguy hại đối với cả nền kinh tế, trật tự xã hội. Do đó, quan tâm quản trị nợ xấu không còn là việc riêng của các NHTM mà là sự quan tâm chung của cả NHNN, Chính phủ và xã hội.
Đối với Ngân hàng:
Thứ nhất – làm giảm lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng của Ngân hàng, lợi nhuận được hình thành từ những khoản thu của Ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay. Nợ xấu tác động đến lợi nhuận Ngân hàng trên hai khía cạnh đó là:
- Đã phát sinh nợ xấu thì lãi của những khoản nợ xấu khó có thể thu được hay thu không bao giờ đủ. Do đó, sẽ làm giảm thu nhập kinh doanh của Ngân hàng.
- Phát sinh nợ xấu tất yếu Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay đó, tức là làm tăng chi phí của Ngân hàng đồng thời làm giảm lợi nhuận.
Thứ hai - Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh: Các khoản vay của khách hàng không được thanh toán đúng hạn, hay khi chuyển sang quá hạn thì việc thu nợ đã không đúng theo kế hoạch của Ngân hàng gây ra thiếu hụt so với dự tính của kế hoạch. Sự việc này chỉ trong một giới hạn nhất định, song nếu vượt qua một giới hạn cho phép Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, và không có kế hoạch cho tương lai.
Thứ ba – làm mất uy tín của Ngân hàng: Những ảnh hưởng của nợ xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán giảm… nó có tác động sâu sắc đến tâm lý khách hàng “hiệu ứng khách hàng” kể cả là khách hàng cá thể, doanh nghiệp hay các Ngân hàng đối tác. Trong lĩnh vực Ngân hàng uy tín tuyệt đối quan trọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển một Ngân hàng.
Thứ tư – không duy trì được đội ngũ nhân viên: khi một Ngân hàng làm ăn không hiệu quả, hay để tình trạng nợ xấu nhiều sẽ gây tâm lý hoang mang cho không những khách hàng mà còn cho chính nhân viên Ngân hàng, sẽ không giữ được những người làm việc hiệu quả ở lại, đây là một chi phí rất lớn cho Ngân hàng.
2.1.6. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
- Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu. Và như vậy, nó chưa phản ánh một cách chính xác số nợ cho vay không có khả năng thu hồi của ngân hàng
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi Ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thì Ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn. Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dư nợ và nợ khó đòi/ nợ xấu: Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi – một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của Ngân hàng càng cao.
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh koanh của Ngân hàng càng cao và ngược lại.
Ngoài ra tùy theo tình hình cụ thể của mỗi Ngân hàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.
mại
2.1.7. Sự cần thiết phải hạn chế, xử lý nợ xấu
2.1.7.1. Ảnh hưởng của "nợ xấu" tới hoạt động của các Ngân hàng thương
Nếu các khoản nợ xấu này lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ khách
hàng của ngân hàng thấp. Do đó ngân hàng phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc "xóa sổ" những khoản thất thoát này, ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
Ngân hàng là ngành kinh tế nhạy cảm, phụ thuộc vào những lòng tin, do đó khi thông tin khả năng trả nợ ngân hàng là không chắc chắn, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút tiền làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
Ngoài ra ngân hàng Trung ương của bất kì quốc gia nào cũng đều có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và ổn định. Vì nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào đó dù chỉ là một ngân hàng và ở một mức độ nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ tới sự tan toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
2.1.7.2. Xử lý nợ xấu cần triệt để và nhanh chóng
Cấu trúc nợ xấu của Việt Nam rất phức tạp, bao gồm: nợ xấu từ các DN nhà nước (DNNN), nợ của ngân sách do các DN đã ứng vốn làm tại các địa phương, nợ của các DN với các ngân hàng thương mại (NHTM)… Ngân hàng và DN chỉ có thể tự xử lý khi con số nợ xấu ở quy mô nhỏ, còn với quy mô hiện tại, thậm chí lớn hơn ước tính hiện nay rất nhiều, thì phải để Chính phủ vào cuộc.
Cụ thể, khả năng tự xử lý của ngân hàng và DN mỗi năm chỉ được 1,5 - 2% nợ xấu, trong khi con số nợ xấu hiện tại ước tính 10 - 15%, do vậy, sẽ mất 7 - 10 năm. "Trong vòng 7 - 10 năm đó, tín dụng sẽ "đóng băng" vì ngân hàng không dám cho vay, cộng thêm lãi suất cho vay lên cao vì phải gánh cho khoản nợ xấu. Và sau 7 năm đó, sẽ chẳng còn DN nào có thể tồn tại"
Một vấn đề đáng lưu ý nữa là không thể trông mong vào dự phòng hay tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu của toàn hệ thống là 76.000 tỷ đồng, nhưng không nên trông chờ số tiền này để giải quyết nợ xấu. Lý do là phần lớn ngân hàng có nợ xấu cao thì số dự phòng rất thấp và ngược lại, những ngân hàng lớn có dự phòng "dày" nhưng nợ xấu lại không nhiều. Bên cạnh đó, tài chính của mỗi ngân hàng lại tách biệt và không thể chuyển dự phòng của ngân hàng này sang cho ngân hàng khác. Do vậy, trong số 76.000 tỷ đồng dự phòng rủi ro chỉ có thể sử dụng 20.000 - 30.000 tỷ đồng, số còn lại nằm ở các ngân hàng nợ xấu thấp và lẽ dĩ nhiên, không cho phép mang tiền của họ đi để "trả đậy" cho những ngân hàng yếu kém kia được.
Có ý kiến khác cho rằng giá trị tài sản bảo đảm (TSBĐ) có thể mang ra xử lý cho nợ xấu. Nhưng đây cũng lại là giải pháp không khả thi khi phần lớn tài sản đảm bảo là nhà xưởng hay bất động sản thì đều mất thanh khoản nghiêm trọng, dù giá đã giảm nhưng vẫn không thể bán. Thêm nữa, một bộ phận rất lớn nợ xấu đến từ DNNN, nhưng đối tượng này không hề có TSĐB, hay nếu có cũng chỉ là máy móc, nhà xưởng không thể giao bán do quá đặc thù về kỹ thuật.
Nhìn lại tình trạng tín dụng của 10 tháng đầu năm 2012 giống như "nước trong bình rất nhiều, người xung quanh chết khát, nhưng vặn vòi thì nước không chảy!". Nếu như trước đây, khi nới lỏng, tín dụng tăng tới 47 - 48%/năm, nhưng năm nay, mặc dù NHNN "tha hồ" nới lỏng nhưng tín dụng cũng không tăng.
Lý giải vấn đề này, đó là do suy giảm lòng tin nghiêm trọng của các tổ chức tín dụng và DN; và ngược lại, DN hạn chế vay do lo lắng khả năng hoàn trả. Hệ quả đi kèm là tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng giảm sút nhanh chóng: ROE trung bình của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt trên 10%, nhưng 6 tháng năm 2011 giảm còn 9%, và tới năm nay chỉ đạt 6%.
Tuy nhiên, những khó khăn gần như không thể tránh khỏi khi bắt tay xử lý nợ xấu. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để xử lý dứt điểm được nợ xấu cần có nguồn tài chính rất lớn và số tiền này sẽ do Ngân hàng Phát triển, Kho bạc Nhà nước và cả ngân hàng Trung ương sẽ phát hành trái phiếu, do vậy sẽ đẩy
mặt bằng lãi suất đi lên. Và như vậy, trong giai đoạn đầu của việc xử lý nợ xấu, NHTM nhỏ sẽ gặp khó khăn ngay lập tức về thanh khoản, nên sẽ đẩy lãi suất lên cao nữa để huy động, tuy nhiên, cũng không thể đẩy lên quá cao, vì có lực lượng NHTM lớn đứng sau lưng.
Chính vì lẽ đó, khả năng lớn là các NHTM nhỏ rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Rủi ro nữa là khi các ngân hàng nhỏ không còn khả năng thanh khoản kéo theo các khoản nợ ở ngân hàng lớn cũng không thể chi trả, và rủi ro dây chuyền từ NHTM nhỏ lan sang NHTM trung bình và lan sang NHTM lớn. Bối cảnh xấu sẽ là trong khi lãi suất bắt đầu tăng lên mà nợ xấu mới chỉ được xử lý ở giai đoạn đầu.
Có thể thấy việc xử lý nợ xấu đang rất cấp bách, và điều cần nhất trong lúc này là sự đồng thuận về phương án để đưa ra cách giải quyết triệt để và nhanh nhất. Chắc chắn sẽ có những đánh đổi, thậm chí là mất mát lớn, nhưng chắc chắn, qua giai đoạn đó, thị trường sẽ có những tiến bộ rõ rệt.
2.2. Quản lý và xử lý nợ xấu ở các ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Quản lý nợ xấu không chỉ là việc xử lý như thế nào khi đã có nợ xấu phát sinh mà nó bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng.
2.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu
Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, theo một cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó chính là việc phải xây dựng và thực thi được một qui chế, chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sao cho phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.3. Các biện pháp ngân hàng thương mại đã áp dụng để phòng ngừa và xử lý nợ xấu
Nợ xấu luôn tồn tại song song với ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu được đặt ra là phải xử lý các khoản nợ xấu sau khi đã phát sinh. Sau đây là một số biện pháp xử lý nợ xấu
- Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu lại nợ
Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giá khách hàng có khả năng phát triển để thanh toán nợ xấu cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh, tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi. Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp được thực hiện giữa các bên có liên quan: nhà đầu tư, nhà kinh doanh, Ngân hàng cho vay nợ với mục đích cao nhất là hồi sinh, tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Nói chung, đề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại chỉ được áp dụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Khi đã có quyết định tiếp tục duy trì quan hệ với đối tượng khách hàng này, khoản nợ có thể được quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng bên vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình hình của họ và sửa chữa sai sót. Đặc biệt, trong trường hợp không trả được nợ lần đầu, Ngân hàng cần có hành động kiên quyết để thuyết phục khách hàng trong việc thực thi các biện pháp cứng rắn để củng cố vị thế của khách hàng. Ngân hàng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để giám sát quá trình xử lý nợ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp:
Thứ nhất, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường được thực hiện thông qua việc hoãn hoặc/ và giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ, nhưng không được giảm tổng số dư nợ phải trả. Nếu được