Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Kinh Tế

- Chỉ số phát triển giới (GDI): phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, GDI càng thấp thì sự bất bình đẳng giới càng cao. GDI phản ánh, nhấn mạnh việc mở rộng năng lực.

- Quyền lực theo giới tính (GEM): đánh giá sự tiến bộ trong việc nâng cao vị thế của nữ về kinh tế và chính trị. Như vậy GDI nhấn mạnh việc mở rộng năng lực thì GEM lại quan tâm đến việc sử dụng năng lực để khai thác cơ hội của cuộc sống.

Ở Việt Nam, Chính phủ luôn có chính sách thích đáng cho vấn đề bình đẳng giới nên 2002: GDI = 0,687 xếp thứ 89/175 nước.

Năm 2002: Lào: GDI = 0,515 xếp thứ 109 Campuchia: GDI = 0,551 xếp thứ 105 Indonesia: GDI = 0,677 xếp thứ 91

Việt Nam: GEM = 0,543 Malaysia: GEM = 0,503 Philippines: GEM = 0,539 Thái Lan: GEM = 0,475

Tỉ lệ phụ nữ tham gia trong quốc hội Việt Nam là 27%, đứng đầu Asean, Thái Lan và Indonesia 10%.


1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

1.3.1. Nhân tố kinh tế

- Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

- Ta có hàm sản xuất tổng quát: Y = F (Xi) Y là giá trị đầu ra

Xi là giá trị các biến số đầu vào

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 4

- Trong kinh tế thị trường:

+ Giá trị đầu ra phụ thuộc vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu.

+ Giá trị các biến số đầu vào liên quan trực tiếp đến tổng cung tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.

1.3.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung

Gồm 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên đất đai (R), công nghệ kỹ thuật (T).

Ta có hàm sản xuất: Y = F (K, L, R, T)

a) Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm:

Toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế.

Máy móc thiết bị, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất.

Ở các nước phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ trọng cao nhất.

b) Lao động (L): là yếu tố đầu vào của sản xuất, nó bao gồm:

Yếu tố vật chất của lao động: số lượng lao động, thời gian lao động.

Khía cạnh phi vật chất của lao động (gọi là vốn nhân lực): là lao động có kĩ năng sản xuất, có sáng kiến và phương pháp làm việc tiên tiến.

Hiện nay ở các nước đang phát triển, nhân tố lao động ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế.

c) Tài nguyên, đất đai (R): là yếu tố đầu vào của sản xuất.

Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và bố trí các cơ sở kinh tế của ngành công nghiệp, dịch vụ.

Tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất, không khí, rừng biển.

Tài nguyên dồi dào tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra, tuy nhiên tài nguyên quí hiếm là đầu vào cho sản xuất song lại có hạn và không thể thay thế.

Từ những tính chất đó, các tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vào khác trong quá trình sản xuất. Nguồn tài nguyên được sử dụng tiết kiệm có ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một giá trị gia tăng so với chi phí đầu vào khác để tạo ra nó.

d) Công nghệ kĩ thuật (T): là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện tại. Yếu tố công nghệ kĩ thuật được thể hiện dưới 2 dạng:

Những thành tựu kiến thức: đó là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất.

Sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.

* Hiện nay các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế vì họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định, còn tài nguyên có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác, do đó nó được nhập vào yếu tố K. Vì vậy, yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế theo quan điểm hiện nay được nhấn mạnh gồm: K, L và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP – Total factor productivity).

+ K và L là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng.

+ Năng suất yếu tố tổng hợp TFP thể hiện yếu tố kĩ thuật công nghệ, là yếu tố chất lượng của tăng trưởng theo chiều sâu.

* Ngày nay do tác động của thể chế, chính sách mở cửa, hội nhập làm các nước đang phát triển tiếp nhận nhanh với công nghệ mới, do đó sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh.

Ở các nước Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm 50 – 70%. Ở các nước Đông Nam Á là 1/3.

* Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mô hình tổng cung – tổng cầu (AD – AS) sau:


P

AS2

AS0 AS1

P2

P0

P1

AD

Y2 Y0

Y1

Y

+ Điểm cân bằng của nền kinh tế E0 (Y0, P0) với mức thu nhập Y0 và mức giá P0.

+ Khi tăng một nhân tố nào đó của tổng cung thì đường AS0 AS1, điểm cân bằng E0 chuyển sang E1 (Y1 Y0, P1 P0) tức là mức thu nhập tăng, mức giá cả chung giảm.

+ Khi giảm một nhân tố nào đó của tổng cung thì đường AS0 AS2, E0 E2 (P2 P0, Y2 Y0) tức là mức thu nhập giảm, mức giá chung tăng.

1.3.1.2. Nhân tố tác động đến tổng cầu

- Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế chính là: khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán tức là tổng cầu (AD) của nền kinh tế.

- Kinh tế vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp tác động đến tổng

cầu:


a) Chi cho tiêu dùng cá nhân (C).

+ Gồm khoản chi cố định, chi thường xuyên, chi tiêu khác ngoài dự

kiến phát sinh.

+ Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc tổng thu nhập khả dụng DI và xu hướng tiêu dùng biên MPC được xác định theo từng giai đoạn phát triển.

b) Chi tiêu của Chính phủ (G).

+ Gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ.

+ Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách: thu từ thuế và lệ phí.

c) Chi cho đầu tư (I).

+ Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp.

+ Gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lao động.

+ Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, gồm:

Đầu tư bù đắp giá trị hao mòn lấy từ quỹ khấu hao.

Đầu tư thuần tuý lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực nhà nước, hộ gia đình, doanh nghiệp.

d) Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X – M).

- Giá trị hàng hoá xuất khẩu X: là khoản chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước.

- Giá trị hàng hoá nhập khẩu M: là giá trị của các loại hàng hoá sử dụng trong nước nhưng không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước.

- Do đó chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu NX chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.

* Dưới tác động của thị trường, các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi:

- Nếu tổng cầu giảm sút:

+ Gây lãng phí các yếu tố nguồn lực của quốc gia đã có nhưng không được huy động.

+ Làm hạn chế mức tăng trưởng thu nhập.

- Nếu tổng cầu quá cao:

+ Thu nhập của nền kinh tế tăng.

+ Giá cả nguồn lực đắt đỏ sẽ đẩy mức giá chung P lên.

Tính chất tác động của tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế thể hiện qua mô hình tổng cung – tổng cầu (AD – AS) :


P

AS

P1 P0

P2

AD1

AD0

AD2

Y2 Y0 Y1

Y

Nếu 1 trong 4 yếu tố tổng cầu thay đổi tăng sẽ làm tổng cầu tăng AD0AD1 (với giả thiết các yếu tố khác không đổi), E0 E1 mức thu nhập tăng Y0 Y1 tức tăng trưởng kinh tế tăng lên nhưng mức giá tăng P0

P1.

Nếu giảm 1 trong 4 yếu tố tổng cầu: thu nhập giảm, giá giảm.

* Do vậy, Chính phủ phải căn cứ vào tính chất tác động này để có các chính sách điều tiết tổng cầu sao cho vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng vừa ổn định giá.

1.3.2. Nhân tố phi kinh tế

- Đó là các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế… tác động một cách gián tiếp, không thể lượng hoá một cách cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế.

- Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các nhân tố phi kinh tế quan trọng nhất gồm:

1.3.2.1. Đặc điểm văn hoá - xã hội

- Nhân tố văn hoá xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, phong tục tập quán. Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.

- Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động trong kỹ thuật và quản lý kinh tế – xã hội, là nhân tố của quá trình xã hội. Vì vậy trình độ văn hoá cao là mục tiêu phấn đấu của sự phát triển.

- Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá phải được coi là những đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất.

1.3.2.2. Nhân tố thể chế chính trị – kinh tế – xã hội

- Đó là các nhân tố tác động đến quá trình phát triển đất nước trên khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư.

- Thể chế biểu hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, thể chế chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.

- Thể chế chính trị – xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

- Đặc trưng của một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại là:

+ Có tính năng động, nhạy cảm, mềm dẻo, luôn thích nghi với những biến đổi phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế.

+ Bảo đảm sự ổn định của đất nước, khắc phục những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển.

+ Tạo điều kiện cho nền kinh tế mở hoạt động có hiệu quả nhằm tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của thế giới.

+ Tạo ra được một đội ngũ lao động có năng lực quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật để có khả năng áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đổi mới cơ chế quản lý.

+ Tạo được sự kích thích mạnh mẽ mọi nguồn lực vật chất trong nước hướng vào cho đầu tư sản xuất và xuất khẩu.

1.3.2.3. Cơ cấu dân tộc

- Trong cộng đồng quốc gia có các tộc người khác nhau cùng sống: họ khác nhau về chủng tộc, về khu vực sinh sống (miền núi, đồng bằng, trung du), về quy mô (đa số, thiểu số). Do đó các tộc người này có điều kiện sống khác nhau, như: khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, vị trí địa lý và địa vị chính trị xã hội.

- Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc kia. Đó là những nguyên nhân gây xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế.

- Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc và phải bảo tồn được bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.3.2.4. Cơ cấu tôn giáo

- Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn đề dân tộc. Mỗi tộc người theo một tôn giáo. Trong mỗi quốc gia có nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo chia thành nhiều giáo phái.

- Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế – xã hội.

- Những quan niệm tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoà hợp nếu có chính sách đúng đắn của Chính phủ.

1.3.2.5. Sự tham gia của cộng đồng

- Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương hỗ lẫn nhau: sự phát triển là điều kiện làm tăng năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội.

- Sự tham gia của cộng đồng là nhân tố bảo đảm tính chất bền vững và là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.

- Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia vào xây dựng các mục tiêu, chương trình, dự án phát triển của quốc gia, của địa phương, tham gia vào việc tổ chức cung cấp các nguồn lực, kiểm tra giám sát các hoạt động… là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển, nhằm tạo ra sự nhất trí cao, tính hiệu quả và ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển.

- Sự tham gia của cộng đồng thực sự có hiệu quả khi phải có cơ chế xác định mức độ tham gia của dân cư trong các hoạt động phát triển. Cơ chế này phải gắn với hình thức tổ chức cụ thể: công đoàn, các hiệp hội trên địa bàn dân cư, hiệp hội ngành nghề trong các tổ chức kinh doanh.


1.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại

- Các nhà kinh tế theo trường phái này ủng hộ việc xây dựng nền kinh tế hỗn hợp trong đó:

+ Thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế.

+ Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.

- Nội dung của thuyết này được trình bày rò nhất trong tác phẩm “Kinh tế học” của Samuelson xuất bản 1948 và được giải thưởng Nobel về kinh tế 1970. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế hỗn hợp.

- Các nội dung cơ bản của thuyết này là:

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí