mua nổi hồ sơ mời thầu, chưa nói đến chuyện lập được hồ sơ dự thầu gửi tới chủ đầu tư. Đây là một cách thức khá tinh vi của bên mời thầu để hạn chế các nhà thầu tham dự đấu thầu.
2.2.2 Thư giảm giá: đỉnh cao của đấu thầu
Thư giảm giá chưa phải là một khái niệm chính thống được điều chỉnh công khai trong đấu thầu. Luật Đấu thầu 2005 nhắc tới thư giảm giá trong khái niệm “Giá dự thầu” “… Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá” [25]. Luật đã thừa nhận sự tồn tại và vai trò của thư giảm giá đối với giá dự thầu của doanh nghiệp, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, giá dự thầu là điều kiện sống còn quyết định khả năng thắng thầu. Thực tế cho thấy, giá dự thầu được tính toán trên cơ sở giá nguyên vật liệu, nhân công, vật tư trên thị trường … Do đó sự chênh lệch giữa các nhà thầu không nhiều, điểm khác biệt là năng lực triển khai thi công, kinh nghiệm của từng nhà thầu, dẫn đến việc có thể giảm giá so với mức chuẩn của thị trường. Thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý do giảm giá, thư chỉ hợp lệ nếu được ký tên và đóng dấu bởi đại diện hợp pháp của nhà thầu, được nộp cùng hồ sơ dự thầu. Quy định hiện hành về thư giảm giá không nhiều. Thư giảm giá được xem là một phần của hồ sơ dự thầu do đó phải tuân thủ quy định về quy cách trình bày của Hồ sơ dự thầu. Thư giảm giá phải được đánh máy và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu; những chữ viết chen, tẩy xóa hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có chữ ký (của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu. Thư giảm giá rất thuận tiện cho nhà thầu bởi có khả năng đảm bảo bí mật, dễ giải trình khi đưa ra giá trị giảm, là nhân tố quan trọng đưa đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay quy định về thư giảm giá còn quá ít do đó gây ra một số vấn đề khi thực hiện.
Trước hết, thư giảm giá được xem là một phần của hồ sơ dự thầu – lời đề nghị giao kết – nhà thầu có thể tự lựa chọn và đưa ra giá trị thư giảm giá mà không bị hạn chế bởi các quy luật trên thị trường. Giá dự thầu đưa ra phải hợp lý trên cơ sở các chi phí dự án và giá thị trường. Tuy nhiên, thư giảm giá không rành buộc các điều kiện hợp lý và phù hợp nói trên, với các thông tin thu thập được, nhà thầu sẵn sàng đưa ra mức giá giảm bất ngờ cho các dự án “giàu tiềm năng”. Chính điều này và thói quen coi trọng giá dự thầu thấp nhất đã tạo điều kiện cho nhà thầu tìm mọi cách giảm giá dự thầu để thắng thầu, sau đó trong quá trình thực hiện sẽ tăng giá thông qua việc tăng cường hạng mục thi công, kéo dài thời gian thực hiện hoặc thông đồng với chủ đầu tư tìm biện pháp điều chỉnh giá. Bài toán về giá này các nhà thầu Trung Quốc đã tận dụng khá triệt để khi tham gia đấu thầu và thắng thầu tại Việt Nam. Cùng với một số ưu thế khác về hồ sơ năng lực, quy mô hoạt động, các nhà thầu Trung Quốc đã nhận được hàng loạt gói thầu tại Việt Nam. Thống kê của Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho thấy trong 10 năm qua, đối với gói thầu EPC, nhà thầu Việt thắng thầu 67% số lượng nhưng giá trị gói thầu chỉ đạt 39%, trong khi tỷ lệ này đối với nhà thầu Trung Quốc đạt 48%. Đặc biệt có tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận, các nhà thầu nội địa hầu như không có thị phần ngay trên sân nhà.
Giá thắng thầu thấp nhưng đi kèm với đó là các hệ lụy về chất lượng sản phẩm, nhân lực thực hiện và tiến độ hoàn thành công trình. Một số dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành than và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý, làm chủ đầu tư sử dụng nhà thầu ngoại với giá rẻ nhưng chậm tiến độ gây thiệt hại rất lớn. Như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn chậm 28 tháng, Sơn Động chậm 24 tháng, Nông Sơn chậm 20 tháng … ước tính việc
chậm tiến độ các dự án gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Tính cả phần đội vốn con số này phải lên tới cả nghìn tỷ đồng [13].
2.2.3 Một số vụ việc vi phạm cụ thể:
- Đấu thầu ở bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ việc đấu thầu mua máy CTscan của bệnh viện Đa khoa Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện đã cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác thực hiện đấu thầu và giao kết hợp đồng thầu còn rất phổ biến ở nước ta.
Tóm tắt vụ việc:
Có thể bạn quan tâm!
- Giao Kết Hợp Đồng Trong Đấu Thầu Trên Thế Giới
- Pháp Luật Điều Chỉnh Về Giao Kết Hợp Đồng Trong Đấu Thầu Tại Việt Nam
- Thực Trạng Giao Kết Hợp Đồng Trong Đấu Thầu Ở Việt Nam Hiện Nay
- Đánh Giá Về Pháp Luật Giao Kết Hợp Đồng Trong Đấu Thầu Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Việt Nam
- Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam - 10
- Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Báo mới năm 2008 có chuyên mục nhiều kỳ về chuyện nhức nhối đấu thầu tại bệnh viện Đa khoa Thủ Đức (Tp. Hồ chí Minh). Năm 2007, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức tiến hành xây dựng đề án vay vốn kích cầu của thành phố để mua máy CT scan và xây dựng một phòng chụp CT đầy đủ trang thiết bị đúng tiêu chuẩn, nguồn vốn vay với lãi suất được thành phố hỗ trợ 100%. Ngày 14/5/2008, UBND TP. Hồ Chí Minh có quyết định số 2096/QĐ- UBND bổ sung danh mục dự án đầu tư của bệnh viện vào chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố (đợt 12). Sau khi ký kết hợp đồng vay vốn, bệnh viện phải xây dựng kế hoạch, nội dung đấu thầu mua sắm máy CTscan. Bệnh viện đã thông qua quy trình đấu thầu và tiêu chuẩn xét thầu. Có 3 nhà thầu đăng ký mua hồ sơ mời thầu là: Công ty Tramat Co, Công ty Đỗ Thân liên doanh với Công ty TNHH Việt Nhật và Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ S.M.I. Ngày 10/2/2009, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức chính thức mở thầu, đến ngày 11/2/2009 bắt đầu xét thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá 3 nhà thầu bị loại do không đáp ứng các điều kiện tiên quyết. Ngày 11/2/2009, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Thủ Đức Tracomat Co đã có công văn số 44/BVĐKKVTĐ-TTB yêu cầu Công ty Tracomat Co bổ sung hồ sơ dự thầu theo đúng tiêu chuẩn tại hồ sơ mời thầu. Ngày 2/3/2009, Kế hoạch
đầu thầu được phê duyệt, Công ty Tracomat Co trúng thầu với giá 8,5 tỷ đồng.
Đánh giá vụ việc.
Vụ việc đấu thầu tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức có dấu hiệu vi phạm pháp luật đấu thầu sau:
Theo quy định, Hồ sơ mời thầu nêu ra tính năng ứng dụng làm cơ sở để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu. Đặc biệt Luật Đấu thầu cấm việc nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu. Tuy nhiên, trong hồ sơ mời thầu của bệnh viện Thủ Đức, thay vì nêu tiêu chuẩn tính năng kỹ thuộc của máy CT-Scanner, Chủ đầu tư lại sao chép toàn bộ tính năng kỹ thuật độc quyền của máy CT-Scanner do hãng Philips sản xuất. Bởi vậy, 4 nhà cung cấp máy CTscan tại thành phố Hồ Chí Minh có uy tín và có thị phần lớn gồm: Toshiba, GE, Semens, Shimazu không thể được tham gia đấu thầu. Ngay từ đầu, lời mời thương lượng đã hạn chế nghiêm trọng số lượng các thành viên tham gia giao kết hợp đồng, do đó, vụ đấu thầu này tuy giá trị không nhỏ nhưng thiếu thu hút đối với các nhà thầu. Đây là dấu hiệu thiếu minh bạch trong quá trình đấu thầu.
Căn cứ trên hồ sơ dự thầu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức tổ chức thực hiện xét thầu từ ngày 11/2/2009. Theo quy định trong hồ sơ mời thầu và Luật Đấu thầu thì cả 3 đơn vị tham gia đấu thầu đều bị loại do vi phạm các điều kiện tiên quyết trong theo hồ sơ mời thầu: Công ty TNHH TMDV S.M.I không đóng bảo lãnh đấu thầu, Công ty Đỗ Thân không đủ năng lực và Công ty Tramat Co chưa bao giờ kinh doanh máy CTscan. Tổ chuyên gia đấu thầu thống nhất loại cả 3 công ty dự thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu, đồng thời làm văn bản báo cáo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, đại diện chủ đầu tư. Đánh giá trên của tổ chuyên gia đấu thầu là chính xác và tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, sau khi nhận được báo cáo, Giám
đốc bệnh viện Thủ Đức, Trần Vĩnh Hưng, đã ký công văn số 44/BVĐKKVTĐ-TTB ngày 11/2/2009 với nội dung yêu cầu Công ty Tramat Co bổ sung hồ sơ cho đủ tiêu chuẩn tham gia đấu thầu. Trong khi đó, khoản 1 điều 36 Luật Đấu thầu 2005 quy định rõ: “Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu” [25]. Việc bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu là vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu. Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ngày 02/3/2009 công nhận Công ty Tramat Co là đơn vị trúng thầu hoàn toàn không có căn cứ pháp lý. Ngoài ra, theo khảo sát, mức giá trúng thầu chênh lệch quá lớn so với giá trị thông thường của sản phẩm tương tự trên thị trường, mức 6,5 đến 7,5 tỷ đồng. Các hành vi trên có dấu hiệu thông thầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
Phản ứng của cơ quan chức năng
Trước sự phản ánh của dư luận, ngày 28/9/2009, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận đã chỉ đạo Sở Y tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc thực hiện đấu thầu mua sắm máy CTscan tại bệnh viện Thủ Đức. Sở Y tế có công văn số 5998/SYT-Tra ngày 23/10/2009 và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 7275/SKHĐT-VX ngày 17/11/2009 trả lời Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ việc nói trên. Tuy nhiên, sau quá trình xem xét, Sở Y tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định bệnh viện tổ chức đấu thầu mua máy CT - Scanner là "phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu". Thậm chí, Sở Y tế còn thay mặt chủ đầu tư làm rõ cho Công văn số 44/BVĐKKVTĐ-TTB ngày 11/2/2009 của ông Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức như sau: "về việc yêu cầu làm rõ là không sai. Nhưng từ ngữ dùng trong văn bản không đảm bảo tính chất pháp lý dẫn đến những hiểu biết sai lệch về việc đấu thầu". Như vậy, vi phạm nghiêm trọng về pháp luật đấu thầu sau khi thanh tra, kiểm tra được kết luận thành sai sót trong sử dụng ngôn từ. Trên cơ sở ý kiến của 2 sở nói trên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh có Công văn số 6189/UBND - ĐTMT ngày 26/11/2009, kết luận về quá trình thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị y tế tại BV Thủ Đức. Tuy nhiên, kết luận này đã nhanh chóng bị thu hồi sau 02 ngày ban hành bởi văn bản số 6280/UBND -ĐTMT: "Hiện nay vấn đề trên còn phải tiếp tục xác minh làm rõ; do đó, UBND Thành phố thu hồi và hủy bỏ Công văn số 6189/UBND- ĐTMT, ngày 26/11/2009".
Vụ việc trên cho thấy vi phạm nghiêm trọng và công khai các quy định Luật Đấu thầu, có biểu hiện thông thầu trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng trong đấu thầu. Việc bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu là vi phạm pháp luật. Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu không có căn cứ pháp lý, không căn cứ vào đề xuất của Tổ chuyên gia đấu thầu. Không những thế, cách hành xử sơ sài và có dấu hiệu bao che của cơ quan chức năng đã gây mất niềm tin lớn vào tính nghiêm minh của pháp luật và vai trò quản lý Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
- Đấu thầu tòa nhà HH4 Sông Đà twin Tower tại Hà Nội
Song Da Twin Tower là công trình xây dựng tổ hợp văn phòng trung tâm thương mại, chung cư và căn hộ cao cấp với tổng diện tích là 60.000 mét vuông, có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 900 tỷ đồng do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư. Công trình gồm hai tòa tháp cao 27 tầng với diện tích sàn hơn 38.000 mét vuông, dự kiến đi vào hoàn thiện trong năm 2010, tuy nhiên đến thời điểm này công trình vẫn chưa được hoàn thành để đưa vào sử dụng. Không những vậy, các vụ lùm xùm về vi phạm pháp luật đấu thầu vẫn chưa được giải quyết.
Căn cứ trên yêu cầu của từng hạng mục cụ thể, dự án xây dựng HH4 Song Da Twin Tower được chia làm 14 gói thầu để thực hiện đấu thầu. Sai phạm trước hết bị công khai là vi phạm về hình thức thực hiện đấu thầu. Trong tổng số 14 gói thầu đã thực hiện chỉ định thầu sai phạm 5 gói thầu, ví
dụ gói thầu HH4.05 giá trị hơn 232, gói thầu HH4.06 trị giá gần 121 tỷ đồng, gói thầu HH4.08 trị giá gần 109 tỷ đồng … Theo quy định, chỉ định thầu chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp, lựa chọn tổng thầu xây dựng có giá trị dưới 5 tỷ đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa có gí trị dưới 3 tỷ đồng, hoặc trường hợp vì lý do an ninh quốc gia … Việc thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu nói trên là sự vi phạm công khai Luật Đấu thầu. Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn Vi phạm về nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trúng thầu, chọn 02 nhà thầu độc lập cùng trúng một gói thầu và vi phạm về thẩm quyền trong đấu thầu.
Với hàng loạt sai phạm nói trên, ông Lê Văn Quế - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT và ông Dương Khánh Toàn - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sông Đà đã nhận quyết định kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trên có sở thông báo kết luận số 693 ngày 28/9/2010, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành quyết định kỷ luật khiển trách đối với Ông Lê Văn Quế; kiến nghị Đảng Uỷ Tập đoàn Sông Đà, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương không đưa ông Toàn và ông Quế vào danh sách nhân sự cấp uỷ nhiệm kỳ 2010-2015. Mức kỷ luật này phải chăng là quá nhẹ so với sai phạm của ban lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà, khi thực hiện chỉ định thầu sai quy định, vi phạm quy định về thẩm quyền trong đấu thầu. Mức xử phạt này quá nhẹ so với hướng dẫn tại Nghị định số 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và Nghị định số 62/2010/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 53/2007/NĐ-CP.
Đến thời điểm hiện nay, lại phát hiện dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Sông Đà khi thực hiện đấu thầu gói thầu HH4-NT của Dự án.
Tóm tắt vụ việc
Gói thầu HH4-NT thi công một phần nội thất toà tháp Song Đa Twin Tower với trị giá 8,5 tỷ thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Có ba nhà
thầu tham gia đấu thầu gồm: Công ty Cổ phần Sông Đà 19, Công ty Cổ phần nhôm và kính Hà Nội và liên danh Công ty nội thất Thành Phát, Công ty thương mại Sơn Huy. Ba nhà thầu đều đạt yêu cầu khi đánh giá hồ sơ dự thầu và năng lực của nhà thầu. Đến ngày 18/01/2011, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sông Đà có Công văn số 74/TĐSĐ-KH thông báo huỷ bỏ đấu thầu và đấu thầu lại do cả ba nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Đánh giá vụ việc
Điều 43 Luật Đấu thầu quy định các trường hợp hủy đấu thầu như sau:
a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;
c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.
Ngoài ra Điều 66.2 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng quy định thêm 02 trường hợp sau:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
b) Có bằng chứng cho thấy có sự thông đồng giữa các bên trong đấu thầu: chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định và nhà thầu gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.
Như vậy, hủy đấu thầu phải do người có thẩm quyền quyết định bằng văn bản trên cơ sở các căn cứ do pháp luật quy định. Quyết định hủy đấu thầu cần nêu rõ lý do hủy thầu. Quy định trên để bảo vệ quyền lợi cho nhà thầu, đồng thời tránh thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước khi tổ chức đấu thầu.