Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam - 11

Như chúng ta đã biết, Chủ đầu tư là chủ thể có vai trò rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng, là đại diện của người quản lý và sử dụng vốn tổ chức thực hiện việc đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng. Các bước có tính chất quyết định trong quá trình giao kết đều do chủ đầu tư quyết định, như phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả trong đấu thầu. Do đó, cần xác định chính xác và khoa học chủ thể đóng vị trí chủ đầu tư trong đấu thầu. Hiện nay theo Luật Đấu thầu, chủ đầu tư được hiểu là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện các dự án. Để đảm bảo hiệu quả, nên xác định chủ đầu tư phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án, đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án, trường hợp không có đủ năng lực cho phép thuê tư vấn để thực hiện.

- Quy định cụ thể, khoa học về đảm bảo tính độc lập của các chủ thể tham gia giao kết:

Nghị định 85/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn khá chi tiết cách thức xác định tính độc lập của nhà thầu tham gia đấu thầu tại Điều 3. Tuy nhiên cần có sự phân biệt rõ khi quy định tính độc lập để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu và độc lập để đảm bảo khách quan trong thực hiện. Quy định về tính độc lập của đơn vị tư vấn khi thực hiện nên phân biệt thành các nội dung với định hướng quy định như sau: (i) Tư vấn kỹ thuật nên khuyến khích tính liên tục, kế thừa để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực hiện, tuy nhiên vẫn không được làm giảm tính cạnh tranh trong trường hợp tuyển chọn tư vấn không thông qua đấu thầu cạnh tranh; (ii) Đối với tư vấn thẩm định, thẩm tra, giám định... nên yêu cầu tính độc lập hoàn toàn để đảm bảo khách quan, minh bạch trong đấu thầu.

- Hoàn thiện, thống nhất các phương thức đánh giá hồ sơ dự thầu.

Như đã phân tích ở trên, kết quả lựa chọn thầu chủ yếu phụ thuộc vào giá bỏ thầu; không có sự phân biệt, ưu tiên cho nhà thầu có điểm số cao hơn về mặt kỹ thuật. Điều này trong nhiều trường hợp làm giảm hiệu quả công tác đấu thầu. Ngoài ra, việc xác định chí phí thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng đối với các gói thầu mua sắm, xây lắp mà có đối tượng là hàng hóa, vật tư, công trình có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thiết bị hiện đại là rất khó trong bối cảnh đầu tư nóng, phân cấp mạnh như hiện nay. Do đó, đối với các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì việc xác định xếp hạng chủ yếu vẫn dựa trên mức giá ban đầu hoặc lượng hóa một cách “tùy tiện”, trừ một số đơn vị chuyên nghiệp hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp thực hiện. Bởi vậy, Luật cần chỉ ra các khung pháp lý có tính nguyên tắc để xác định giá đánh giá thống nhất, minh bạch; cơ quan quản lý thống kê phải đưa ra hệ thống số liệu thống kê, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở tham chiếu và tính toán giá đánh giá phù hợp.

3.3.2 Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành công tác đấuthầu

Thành công của công tác đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng tùy thuộc phần không nhỏ vào năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu.

Như chúng ta đã biết yếu tố con người là gốc rễ quyết định thành công trong việc thực hiện bất kỳ đường lối chính sách, hay áp dụng pháp luật nào. Để quá trình giao kết hợp đồng thầu tuân thủ quy định pháp luật, diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cần đội ngũ cán bộ có năng lực pháp luật và kinh nghiệm chuyên sâu về đấu thầu. Điều này được thể hiện vĩ mô từ việc lựa chọn phương thức đầu thầu phù hợp, chia kế hoạch đấu thầu thành các gói thầu hợp lý tới việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Đấu thầu là lĩnh vực nhiều lợi ích, do đó, ngoài năng

lực cần tăng cường tuyên truyền, xây dựng, lựa chọn đội ngũ cán bộ có tâm huyết và đạo đức trong việc quản lý công tác đấu thầu. Muốn vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ năng lực của cán bộ, tăng cường về cả số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo cán bộ trong đấu thầu. Tránh tình trạng mua bán chứng chỉ chợ tràn lan trên thị trường hiện nay.

Cần nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công nhận tương xứng đối với thành quả cống hiến trong lĩnh vực này. Đồng thời phải có biện pháp giám sát kiểm tra thường xuyên, chế tài xử phạt nghiêm minh, có sức mạnh răn đe nhằm hạn chế tình trạng vụ lợi, vi phạm pháp luật trong quá trình giao kết hợp đồng trong đấu thầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Cần có biện pháp tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, bên mời thầu để đảm bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu theo trách nhiệm được phân cấp. Chấn chỉnh và củng cố đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu tại các Bộ, ngành và địa phương theo phân cấp đã được quy định cụ thể.

Kết luận Chương 3

Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam - 11

Qua phân tích về thực trạng giao kết hợp đồng trong đấu thầu hiện nay có thể thấy tình trạng vi phạm pháp luật về đấu thầu còn diễn ra khá phổ biến, thậm chí nhiều nơi chủ đầu tư, bên mời thầu còn lúng túng khi đưa ra hướng dẫn và giải quyết vướng mắc phát sinh. Sự chồng chéo về hệ thống văn bản, non yếu về trình độ chuyên môn và hấp dẫn của các lợi ích kinh tế đã đẩy quá trình giao kết – quá trình xác lập và xây dựng hợp đồng đấu thầu giữa các bên

– thành quá trình dọn đường móc ngoặc ăn chia tài sản Nhà nước. Không chỉ

thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước mà còn tạo hậu quả khôn lường cho hàng hóa, công trình được tượng hình qua quá trình giao kết.

Để tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng trong đấu thầu cần có phương hướng hoàn thiện pháp luật, thống nhất quy định tại các văn bản pháp lý, đồng thời bổ sung các quy định hướng dẫn nghiệp vụ để thuận tiện cho quá trình giao kết. Hiện đang có khuynh hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu nhằm quy định hợp lý hơn về công tác đấu thầu. Việc sửa đổi nên dựa trên nền tảng pháp luật hiện hành, thống nhất với các văn bản luật có tính cơ sở như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại… Bên cạnh đó cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ về năng lực và đạo đức công việc. Phải có cơ chế thanh tra, kiểm sát hữu hiệu, thường xuyên nhằm hạn chế tới mức tối đa các biểu hiện vi phạm trong đấu thầu.

KẾT LUẬN

Giao kết hợp đồng trong đấu thầu là trung tâm của quá trình đấu thầu, là nơi gặp gỡ, thể hiện yêu cầu và năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu. Giao kết hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối với thành công của quá trình đấu thầu nói riêng và sự phát triển công bằng, cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

Như chúng ta đã biết giao kết hợp đồng trong đấu thầu là quá trình tìm hiểu ý chí và xác lập hợp đồng giữa các bên, do đó, có thể thấy đây là nơi gặp gỡ giữa người mua (Chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu) thông qua cạnh tranh. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập nền kinh tế phát triển lành mạnh, tự do và bình đẳng. Giao kết hợp đồng trong đấu thầu nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt vấn đề chuyên môn hóa và năng lực kinh doanh của bên bán và năng lực đánh giá sản phẩm của bên mua. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh thông thái và chuyên nghiệp hơn. Xét một cách gián tiếp còn góp phần vào công cuộc hội nhập của kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới khi xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, công bằng.

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động giao kết hợp đồng đối với quá trình đấu thầu, luận văn đã đi vào tìm hiểu, phân tích tiến trình, các nguyên tắc và các đặc điểm cơ bản của quá trình giao kết. Qua đó đánh giá về tính phù hợp của luật với thực tiễn áp dụng trong thực tế. Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao kết hợp đồng trong đấu thầu diễn ra rất phổ biến nhưng tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại cho thấy sự bất cập của hệ thống văn bản hướng dẫn. Cần thực hiện hoàn thiện pháp luật hướng dẫn về giao kết hợp đồng trong đấu thầu, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định pháp lý, hướng dẫn và tạo điều kiện tối đa cho các bên khi tham gia giao kết. Ngoài ra cần nâng cao năng lực của chủ đầu tư khi thực hiện dự án, vai trò hướng dẫn,

quản lý, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Hi vọng rằng trong thời gian tới, hoạt động đấu thầu ở nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế và tiến tới xoá bỏ các tiêu cực trong đấu thầu, đảm bảo hiệu quả khi thực hiện đấu thầu nguồn vốn Nhà nước.

Đề tài “Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam” là một đề tài khá rộng và phức tạp về cả mặt lý luận và thực tiễn. Cần có sự tìm hiểu tổng hợp hệ thống văn bản pháp luật, liên hệ với thực tiễn áp dụng của các bên khi tham gia giao kết. Bởi vậy, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn khái quát tổng hợp nhất về quá trình giao kết, các quy định pháp lý và việc thực hiện trên thực tế cùng một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. Hi vọng Luận văn đã phần nào truyền tải được ý đồ xây dựng của tác giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu để đăng tải trên báo đấu thầu, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/4/2009 hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 quy định chi tiết hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 09/3/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 quy định chi tiết về chào hàng cạnh tranh, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng, Hà Nội

7. Chính Phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu theo Luật Xây dựng, Hà Nội.

8. TS. Ngô Huy Cương, “Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí dân chủ và Pháp luật.

9. TS. Ngô Huy Cương (2010), “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật.

10. TS. Ngô Huy Cương (2009), Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn, Điều kiện hợp đồng FIDIC, Nhà xuất bản Xây dựng – hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam.

12. http://luatdauthau.net/kinh-nghiem-dau-thau-cua-cac-nuoc.html, (2011) Kinh nghiệm đấu thầu của các nước.

13.http://www.tonghoixaydungvn.org/Default.aspx?Tab=448&Tinso=5860, Một số công trình có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc: hàng loạt dự án chậm tiến độ, thiệt hại không lường.

14.http://vafie.org.vn/index.php?mod=article&cat=nghiencuutraodoi&cat_id=38&article=373, Quản lý đấu thầu trong môi trường cạnh tranh, minh bạch.

15. Luật mẫu về đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ của UNCITRAL.

16. Thanh Long (2010), ““Bẫy” đấu thầu giá rẻ”, Báo Thanh niên.

17. Nguyễn Hữu Mạnh (2002), “Hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp trong đấu thầu xây lắp”, Kinh tế và phát triển.

18. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo, quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, in lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn.

19. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2005), “Doanh nghiệp “ngoài khơi” bơi trên doanh nghiệp Nhà nước”, Báo Tuổi trẻ.

21. Hà Phương (2008), “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

22. Từ Quang Phương (chủ biên) (2008), Giáo trình quản lý Dự án, Đại học Kinh tế Quốc dân.

23. Quốc Hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.

24. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023