Thời Hiệu Yêu Cầu Tòa Án Tuyên Bố Hợp Đồng Bhnt Vô Hiệu

nhiên quy định này chưa chính xác ở quan điểm về đe dọa vì hợp đồng chỉ có thể vô hiệu do giao kết mà không thể vô hiệu do thực hiện.

Hiện nay, vô hiệu do bị đe dọa không phải là một tình huống thường gặp đối với hợp đồng BHNT tại Việt Nam.

- Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức

Cụ thể tại Điều 401 BLDS 2005, “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” lại thể hiện quan điểm hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm, Điều 14 LKDBH 2000 quy định: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Sở dĩ có quy định này vì hợp đồng BHNT là hợp đồng phức tạp, có yếu tố kỹ thuật, có thời hạn dài. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 38 LKDBH 2000 quy định: Khi BMBH giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Từ các quy định này, để tránh việc đối diện với Tòa án khi BMBH khởi kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định hình thức, nhiều DNBH đã phải chấp nhận giải quyết hợp đồng theo hướng hợp đồng không phát sinh hiệu lực, hoàn lại 100% số phí bảo hiểm cho BMBH hoặc những người thừa kế của BMBH khi hợp đồng vi phạm hình thức như thiếu chữ ký của NĐBH hoặc người đại diện hợp pháp của NĐBH (thường khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm, khi NĐBH đã tử vong). Mặc dù trên thực tế, NĐBH vẫn có các hành vi khác thể hiện việc tự nguyện tham gia bảo hiểm như đi kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu của DNBH.

Sau đây là một vụ việc tương đối điển hình liên quan đến trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức hợp đồng. Hợp đồng An Gia Phát Lộc số 065/896 với NTGBH là Phạm Thị H, NĐBH là Triệu Bích T (con gái

NTGBH, sinh năm1986), hợp đồng có hiệu lực từ ngày 28/8/2008, số tiền bảo hiểm: 15 tr đ, tổng số phí đã nộp 8.730.600 đ do Công ty BHNT YB phát hành và quản lý.

Tháng 1/2010, NĐBH tử vong. BVNT xác minh thấy NĐBH đã được chẩn đoán và điều trị "hội chứng thận hư/ tràn dịch màng bụng" từ 30/7/2007 – trước khi tham gia bảo hiểm. Các câu hỏi về bậnh thận hư và suy thận tại Giấy yêu cầu bảo hiểm đều đã được trả lời “không”. Trong khi đó, theo quy định nội bộ về đánh giá rủi ro của Công ty BHNT YB, nếu biết NĐBH bị hội chứng thận hư trước khi tham gia bảo hiểm thì BVNT sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm.

Tuy nhiên Giấy yêu cầu bảo hiểm số 0189171 không có chữ ký của NĐBH. Chữ ký tại mục NTGBH giống với chữ ký của đại lý Nguyễn Thị Thúy Đ (đã nghỉ việc). Ngày 13/7/2010, ông Triệu Đức Thêm - bố NĐBH có đơn thư xác nhận NTGBH không tự tay điền thông tin và ký vào Giấy yêu cầu bảo hiểm.

Trong vụ việc này tác giả nhận thấy, nghĩa vụ cung cấp thông tin đã bị vi phạm cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Theo Điều 4.1/ Điều khoản An Gia Phát Lộc, nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng một cách đầy đủ và trung thực thuộc về cả Bên mua bảo hiểm.

Trong giai đoạn giao kết: BMBH – bà Phạm Thị Hậu đã biết NĐBH - con gái của Bà - Triệu Bích Thùy được chẩn đoán và điều trị “hội chứng thận hư kết hợp” từ ngày 30/7/2007 đến ngày 6/8/2007 (bệnh án ngày 1/2/2010 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái). Tuy nhiên, BMBH đã trả lời “không” tại các câu hỏi số

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 13

II.A.5 và II.C.21 trong Giấy yêu cầu bảo hiểm số 0189171 ngày 28/8/2008. Nếu biết NĐBH bị bệnh nói trên, Bảo Việt Nhân thọ sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng:

+ Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, BVNT không nhận được bất kỳ thông tin bổ sung nào về tình trạng sức khỏe của NĐBH.

+ Trong khi đó, BMBH có đủ điều kiện để để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ chấp hành các cam kết trong hợp đồng vì các lý do sau:

Hợp đồng An Gia Phát Lộc số 0650460000896 đã có hiệu lực được khoảng gần 1,5 năm từ ngày 28/8/2008 đến ngày NĐBH tử vong 6/1/2010. Do đó, BMBH có đủ thời gian để tìm hiểu hợp đồng, thực hiện các nghĩa vụ liên quan.

BMBH nhận các thông báo về hợp đồng, nộp phí bảo hiểm định kỳ và yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Như vậy, BMBH đã nhận thức đầy đủ quyền lợi cũng như trách nhiệm liên quan đến hợp đồng.

BMBH là người biết rõ về tình trạng sức khỏe của NĐBH (Hồ sơ bệnh án ngày 18/12/2009 – 31/12/2009 của bệnh viện đa khoa huyện Văn Chấn và bệnh án số 09-00-32388 ngày 12/11/2009 của bệnh viện Bạch Mai đều thể hiện BMBH là người đưa NĐBH đi điều trị bệnh).

Như vậy, theo Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều

4.1.1 và 4.1.2/ ĐK An Gia Phát Lộc, BVNT có quyền (i) chấm dứt thực hiện Hợp đồng; (ii) không hoàn lại cho Bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng và lãi chia luỹ tích (nếu có) tính đến ngày chấm dứt thực hiện Hợp đồng và (iii) không chịu trách nhiệm về những rủi ro đã phát sinh.

Về hình thức của hợp đồng

NĐBH (22 tuổi vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực) không ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm.

So sánh chữ ký “Hậu”, “Phạm Thị Hậu” tại mục Bên mua bảo hiểm thấy (i) giống với chữ ký của đại lý Nguyễn Thị Thúy Điệp và (ii) khác so với chữ ký của Bà Phạm Thị Hậu tại đơn thư ngày 21/4/2010. Như vậy, rất có khả năng đại lý đã ký mạo tại mục Bên mua bảo hiểm trong Giấy yêu cầu GQQLBH. Vấn đề về chữ ký cũng đã được ông Trần Đức Thêm đặt ra tại đơn thư ngày 13/7/2010.

Về công tác khai thác hợp đồng của đại lý

Theo quyết định số 60/BVNTYB/QĐ-GĐ 2009 của Công ty, đại lý Nguyễn Thúy Điệp bị thanh lý hợp đồng do vi phạm kỷ luật từ ngày 25/8/2009. Công ty đã tích cực tìm gặp đại lý nhưng không được do đại lý đã rời khỏi địa

phương. Vì thế, BVNT không có cơ sở để xác minh lại quá trình tư vấn, khai thác hợp đồng này.

Hồ sơ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định nghiệp vụ và đạo đức đại lý (không đề nghị NĐBH ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm; khả năng ký mạo lục BMBH tại Giấy yêu cầu bảo hiểm là cao). Bản thân đại lý cũng đã “tiền lệ” chiếm dụng phí, thu phí sai quy định. Xin xem Biên bản đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ngày 25/8/2009.

Về công tác chấp nhận bảo hiểm của Công ty

Công ty vi phạm quy định nghiệp vụ vì chấp nhận bảo hiểm khi Giấy yêu cầu bảo hiểm thiếu chữ ký của NĐBH.

Về trách nhiệm của Bên mua bảo hiểm

Với những phân tích tại phần 1, BMBH đã vi phạm nghĩa vụ kê khai trung thực, cung cấp thông tin từ giai đoạn giao kết đến suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Vì thế, khách hàng, đại lý và Công ty đều có lỗi trong việc tham gia hợp đồng bảo hiểm nói trên.

Thực tế Công ty BHNT YB đã giải quyết hợp đồng này như

sau:

* Công nhận hợp đồng không phát sinh hiệu lực và hoàn lại phí cho

NTGBH dựa trên các quy định pháp luật sau:

+ Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.

+ Điều 570 Bộ luật dân sự về hình thức của hợp đồng bảo hiểm: “HĐBH phải được lập thành văn bản. GYCBH có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của HĐBH”.

+ Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý

bằng văn bản”. (tức là phải có chữ ký của NĐBH trên GYCBH nếu NĐBH đã thành niên).

* Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005, ngoài việc (i) các bên tham gia hợp đồng phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thì (ii) bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Trên thực tế, tham gia hợp đồng này Công ty BHNT YB đã chịu các chi phí sau: hoa hồng cho đại lý, chi phí đánh giá rủi ro, phát hành hợp đồng, quản lý hợp đồng và giám định xác minh. Vụ việc phát sinh còn gây thiệt hại đến danh tiếng và uy tín của Công ty. Tuy nhiên do lỗi thuộc về cả các bên tham gia hợp đồng và xét đến hoàn cảnh gia đình thương binh của khách hàng, Công ty BHNT YB không yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Thiết nghĩ cách xử lý nói trên là thích hợp với quy định pháp luật và bản chất vụ việc.

Để hạn chế trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu do vi phạm quy định hình thức ngay từ giai đoạn giao kết hợp đồng, các DNBH cần lưu ý như sau:

+ Đội ngũ cán bộ đánh giá rủi ro, phát hành hợp đồng phải kiểm tra kỹ các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để đảm bảo có đầy đủ chữ ký và chữ ký mẫu của đúng Người tham gia bảo hiểm/ Người được bảo hiểm theo quy định. Trường hợp phát hiện nghi vấn, thiếu sót, cần có biện pháp xác minh và bổ sung đầy đủ.

+ Chỉ ra Thông báo chấp nhận bảo hiểm và phát hành hợp đồng khi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm đã đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng các hướng dẫn của BHNT Việt Nam.

+ Các Công ty cần tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ, nhân viên và đội ngũ Đại lý/ Tư vấn viên của mình biết và thực hiện tốt quy định về hình thức hợp đồng. Đồng thời có biện pháp thường xuyên kiểm tra, giám sát và chế tài đối với cán bộ nghiệp vụ và Đại lý/ Tư vấn viên nếu để xảy ra tình trạng thiếu sót và bất cẩn làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng BHNT.

+ Đối với các hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, để tránh trường hợp phải công nhận hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức, các Công ty cần rà soát

lại các Giấy yêu cầu bảo hiểm. Trường hợp phát hiện Giấy yêu cầu bảo hiểm không có chữ ký, hoặc có dấu hiệu nghi vấn chữ ký trên Giấy yêu cầu bảo hiểm không phải của BMBH/ NĐBH theo đúng quy định, Công ty cần yêu cầu BMBH/ NĐBH của hợp đồng xác nhận các thông tin về hợp đồng. Các công ty có thể soạn một mẫu xác nhận thông tin cho các hợp đồng, gửi đến từng BMBH/ NĐBH để lấy xác nhận về hợp đồng và chữ ký mẫu của các bên (có thể thông qua hình thức gặp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện nhưng không nên thông qua hệ thống đại lý đặc biệt là những đại lý, tư vấn viên đã khai thác hợp đồng đó).

- Hợp đồng được xác lập một cách giả tạo

Điều 129 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Giả tạo hợp đồng có các hình thức sau (i) giả tạo sự tồn tại của hợp đồng: trong trường hợp đích thực có bên thỏa thuận với nhau rằng coi như hợp đồng giả tạo không tồn tại); (ii) giả tạo tính chất hợp đồng: hợp đồng giải tạo thể hiện dưới hình thức một hợp đồng có tính chất này, trong khi đó hợp đồng được thể hiện dưới hình thức một hợp đồng có tính chất khác, ví dụ: hợp đồng mua bán đất là hợp đồng thực nhưng để trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất, các bên đã lập hợp đồng giải tạo là hợp đồng tặng cho; (iii) giả tạo đối tượng hợp đồng: chỉ một số nội dung cụ thể của hợp đồng đích thực bị che dấu – che dấu một phần; (iv) giả tạo các bên tham gia giao dịch: các bên đứng tên tham gia giao dịch giả tạo không phải là các bên đích thực. Hình thức giao dịch giả tạo này thường được sử dụng đối với một số trường hợp chủ thể giao kết không có, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc để thực hiện một ý đồ gian dối khác).

Thông thường trường hợp vô hiệu do giả tạo rất hiếm khi xảy ra đối với hợp đồng bảo hiểm bởi việc thiết lập hợp đồng giả tạo chủ yếu để trốn tránh nghĩa vụ

đối với người thứ ba hoặc xã hội. Tuy nhiên trên thực tế đối với hợp đồng BHNT đã phát sinh hợp đồng bảo hiểm giả tạo ở hình thức thứ 4 – giả tạo các bên tham gia giao dịch, chẳng hạn việc các DNBH thỏa thuận với đại lý lập những hợp đồng bảo hiểm vào thời điểm cuối năm tài chính mà đại lý là người tạo tên và chữ ký của BMBH để chạy kế hoạch doanh thu và hưởng hoa hồng sau đó hủy các hợp đồng này. Để hạn chế trường hợp hợp đồng giả tạo này, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm cần thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; hình thức xử phạt phải nghiêm minh để có ý nghĩa răn đe đối với DNBH và các đại lý đã xác lập hợp đồng giả tạo.

2.2.3. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng BHNT vô hiệu

BLDS 2005 không có điều luật nào quy định riêng về thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (bao gồm cả hợp đồng BHNT) mà thẩm quyền này được quy định thuộc về Tòa án thông qua Điều 136 Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Do BLDS 2005 không quy định rõ ràng về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên đặt ra cho chúng ta những thắc mắc: Toà án có phải là chủ thể duy nhất có thẩm quyền tuyên bố HĐBH vô hiệu hay không? Các bên giao kết HĐBH có quyền chủ động xử lý hợp đồng vô hiệu không? Nếu trong hợp đồng bảo hiểm, DNBH và BMBH thỏa thuận tranh chấp về nội dung hợp đồng và/hoặc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trọng tài thì việc một trong các bên yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có được không hay chỉ được giải quyết bằng Trọng tài [9].

2.2.4. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng BHNT vô hiệu

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng bảo hiểm nói chung vô hiệu được quy định gián tiếp tại Điều 136 BLDS 2005 và được chia làm 2 loại: có giới hạn về thời hiệu và không hạn chế thời hiệu, cụ thể:

- Thời hiệu 2 năm kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm được xác lập áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

HĐBH vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, HĐBH vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, HĐBH vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

- Thời hiệu không hạn chế đối với hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và giả tạo. Trong đó, theo chúng tôi các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm, do tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm đối tượng bảo hiểm không tồn tại hoặc BMBH biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra cũng thuộc vô hiệu do vi phạm điều cấm và vì vậy không bị hạn chế về thời hiệu khởi kiện.

Điều 30 LKDBH quy định “thời hiệu khởi kiện về HĐBH là 3 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”. Như vậy, nếu tranh chấp về HĐBH xảy ra trong đó có tranh chấp về việc yêu cầu Toà án tuyên HĐBH vô hiệu, vấn đề xác định thời hiệu khởi kiện là rất khó khăn vì giữa LKDBH và BLDS rõ ràng là có sự mâu thuẫn [9].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023