Công Tác Đào Tạo Cán Bộ Trại Giam, Giáo Dục Pháp Luật Cho Phạm Nhân Ở Một Số Nước Đông Nam Á

67


2.4.4. Công tác đào tạo cán bộ trại giam, giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở một số nước Đông Nam Á

Tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, công tác quản lý, giáo dục cải tạo PN đều do Tổng cục Trại giam hoặc Cục Trại giam đảm nhiệm. Ngoại trừ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có những nét tương đồng nhất định với Việt Nam, hầu như các nước ở khu vực Đông Nam Á không quy định cứng chương trình GDPL cho PN trong TG theo hình thức học tập pháp luật tập trung, mà công tác này được thực hiện lồng ghép trong các chương trình giáo dục cải tạo nói chung hoặc thông qua các kênh thông tin khác, như sách, báo pháp luật, tư vấn pháp luật bởi các cán bộ TG, các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục từ xa, gặp gỡ, tiếp xúc với cộng đồng... Nội dung GDPL thông qua những hình thức nêu trên trong các TG ở khu vực Đông Nam Á là những quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân, chính sách, chế độ về lao động bắt buộc, về sinh hoạt; về nội quy, quy chế TG, các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với PN...

Các nước trong khu vực Đông Nam Á rất coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ TG nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ TG giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có các kỹ năng giáo dục cải tạo, GDPL cho phạm nhân; coi đây là nhân tố quyết định trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo PN. Công tác đào tạo đối với những người mới tuyển dụng ở các nước có sự khác nhau, song nhìn chung, các chương trình đào tạo được phân chia thành: 1) Đào tạo/tuyển dụng ban đầu; 2) Các khóa học bồi dưỡng và 3) Các khóa đào tạo nâng cao. Ở Singapore, cán bộ TG tham gia khóa đào tạo trong 22 tuần tập trung, 12 tuần vừa học vừa làm và 01 tuần nâng cao. Cán bộ cấp cao tham gia khóa học đào tạo cơ bản 25 tuần, 12 tuần vừa học vừa làm và 01 tuần nâng cao. Ở Malaixia có Trường Cao đẳng trại giam đóng vai trò chủ yếu trong công tác đào tạo tất cả cán bộ TG trên các lĩnh vực như quản lý, điều hành TG cũng như các khóa nâng cao. Malaixia cũng có Học viện trại giam ở Langkawi với các chương trình đào tạo các cấp cho cán bộ TG trên các lĩnh vực. như xét xử tội phạm, tội phạm học, năng lực lãnh đạo, kỹ năng tiếp xúc đại chúng, tư vấn pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho PN...

Mục tiêu chính của đào tạo ban đầu là bảo đảm cho cán bộ TG mới được tuyển dụng có kiến thức chuyên môn, tri thức pháp luật, kỹ năng làm việc hiệu quả trong các TG để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, quản lý giáo dục và giúp PN tái hòa nhập cộng đồng. Ở Malaixia, tất cả những cán bộ TG mới được tuyển dụng đều

68


phải tham dự khóa huấn luyện để nắm được mục tiêu, nhiệm vụ công tác trong cơ quan nhà nước. Inđônêxia cũng có các khóa đào tạo về năng lực lãnh đạo, quyền con người, trang bị kiến thức pháp luật, tư vấn, quản lý, tâm lý học tội phạm... dành cho cán bộ TG.

Các khóa bồi dưỡng nâng cao được các nước như Singapore, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia... áp dụng đều nhằm mục đích giúp cán bộ TG nắm được những kiến thức chuyên môn và thực hành những điều mà họ đã được tiếp thu trong các khóa học ban đầu; nắm bắt được những thay đổi và phát triển mới nhất về chính sách, pháp luật và những vấn đề quản lý có liên quan đến nghiệp vụ TG. Ở Singapore, cán bộ TG có cơ hội đăng ký vào khóa học được cấp bằng hoặc chứng chỉ về công tác quản lý TG, giáo dục cải tạo PN. Inđônêxia có chương trình đào tạo nâng cao cho cán bộ TG ở những TG vị thành niên, TG phạm nhân nữ, trại giam dành cho các đối tượng về ma túy và loại an ninh nghiêm ngặt. Ở Campuchia hiện đang có chương trình đào tạo quản lý nhân lực áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý TG [6, tr.32-35].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quản lý TG cũng là lĩnh vực được các nước trong khu vực Đông Nam Á ưu tiên, coi đây là cơ hội tốt để Cục Trại giam các nước chia sẻ những biện pháp hiệu quả nhất và sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực quản lý, giáo dục cải tạo PN. Tổng cục Trại giam Campuchia đã ký kết các chương trình đào tạo về công tác chỉ huy, điều hành và chuyên viên với Cục trại giam các nước trong khu vực. Chẳng hạn, gần đây, Bộ Công an Việt Nam đã cử hai chuyên viên cao cấp sang Cam puchia đào tạo cho 50 cán bộ quản lý TG Campuchia trong lĩnh vực TG. Việt Nam cũng có chương trình đào tạo hỗ trợ 30 cán bộ Campuchia về công tác quản lý TG tại Việt Nam trong thời hạn 03 tháng. Sự thành công trong chương trình hợp tác đào tạo này là kết quả của sự thỏa thuận chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia.

Hợp tác đào tạo cán bộ TG giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam cũng là lĩnh vực được ưu tiên theo thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước và được thực hiện có hiệu quả, qua đó, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TG nói chung, CBGDPL cho phạm nhân của Lào nói riêng. Chẳng hạn, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào, ngày 09/08/2013, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TG và cải tạo PN cho cán bộ của Bộ An ninh Lào. Khoá học kéo

Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam - 10

69


dài trong 3 tháng (từ ngày 02/08/2013 đến ngày 01/11/2013) với sự tham gia học tập của 10 học viên là cán bộ Bộ An ninh Lào. Trong quá trình học tập, các học viên sẽ được học tập, nghiên cứu, trao đổi các kiến thức thuộc 4 chuyên đề về nghiệp vụ TG và giáo dục cải tạo PN bao gồm: Những vấn đề cơ bản về công tác thi hành án phạt tù; công tác quản lý giam giữ PN; công tác giáo dục PN, trong đó có GDPL cho PN; công tác hướng nghiệp dạy nghề và tổ chức cho PN lao động. Đồng thời, các học viên sẽ được đến thăm quan thực tế một số TG tại các đơn vị, địa phương tại Việt Nam, trên cơ sở đó giúp các học viên so sánh, đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn quản lý, giáo dục và cải tạo PN tại Lào. Nhằm tạo điều kiện để lớp học đạt hiệu quả cao nhất, Học viện Cảnh sát nhân dân đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Công an biên soạn tài liệu học tập, đảm bảo tính lý luận và cập nhật thực tiễn; đồng thời, mời các đồng chí lãnh đạo của các Vụ, Cục nghiệp vụ, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm đến tham gia giảng dạy và báo cáo thực tiễn cho lớp học [xem: 70].

Do sự hợp tác chặt chẽ trong đào tạo cán bộ quản lý trại giam và sự trao đổi các chương trình giáo dục cải tạo, bao gồm cả chương trình GDPL cho PN, nên công tác GDPL cho PN ở Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có nhiều nét tương đồng với công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, như cũng có GDPL đầu vào cho những PN mới nhập trại, GDPL thường xuyên trong quá trình PN chấp hành án phạt tù. Các hình thức GDPL cho PN trong các TG ở Lào cũng đa dạng theo những cách thức mà cán bộ TG của Lào được đào tạo tại Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TG, nhất là đội ngũ CBGDPL cho PN, thì nhất thiết phải coi trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ; phải tăng cường công tác tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ này.

- Tăng cường, mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ quản lý TG, giáo dục cải tạo PN. Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TG cho các nước trong khu vực (Lào, Campuchia...), Việt Nam cũng cần tích cực cử cán bộ TG đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới về quản lý TG tại những nước có trình độ tiên tiến trong lĩnh vực này.

70


Kết luận chương 2


Giáo dục pháp luật cho PN trong các TG là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân theo kế hoạch, chương trình nhất định; được các TG triển khai thực hiện thông qua các phương pháp đặc thù và bằng những hình thức phù hợp, hướng tới cung cấp, trang bị cho PN những thông tin, kiến thức pháp luật; làm hình thành ở PN tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật phù hợp; giúp họ có khả năng hòa nhập cộng đồng, biết sống và làm việc theo pháp luật sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù.

Bên cạnh những đặc điểm chung của GDPL, hoạt động GDPL cho PN trong các TG còn có những đặc thù riêng của nó, như: GDPL cho PN trong các TG là hoạt động giáo dục diễn ra trong một môi trường đặc biệt và dành cho những đối tượng đặc biệt: môi trường TG và đối tượng là PN đang chấp hành án phạt tù; là quá trình hoạt động diễn ra theo cơ chế/mô hình “vừa xây, vừa chống”; quan hệ quản lý là quan hệ có tính chất mệnh lệnh - phục tùng...

Công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, một trong số đó là góp phần chuẩn bị hành trang kiến thức pháp luật để PN tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù, trở thành công dân có ích cho xã hội, không phạm tội mới. Cũng như GDPL cho các đối tượng xã hội khác, hoạt động GDPL cho PN trong các TG được cấu thành từ các yếu tố: mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. GDPL cho PN trong các TG là hoạt động khó khăn, phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá GDPL, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho tù nhân ở một số nước, như Hoa Kỳ, Brazil, Hồng Kông (Trung Quốc) và một số nước ở khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Lào, Campuchia...), luận án đã đưa ra những nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể cân nhắc, tham khảo.

71


Chương 3

TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN, THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM

Để có cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, từ đó, xác định những vấn đề đang đặt ra, đề xuất và luận giải các giải pháp khả thi bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này thì cần phải xuất phát cơ cấu tình hình PN; bởi cơ cấu tình hình PN phản ánh những đặc điểm liên quan đến nhân thân của họ, ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội trước đây của họ và là căn cứ để tiến hành GDPL cho họ. Trong số 49 TG thuộc Bộ Công an đứng chân trên địa bàn các tỉnh/thành phố của cả nước, tác giả luận án thu thập số liệu của 23 TG có tính đại diện ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam, bao gồm: 1) TG Quyết Tiến (tỉnh Tuyên Quang); 2) TG Ngọc Lý (tỉnh Bắc Giang); 3) TG Xuân Nguyên (thành phố Hải Phòng); 4) TG Hoàng Tiến (tỉnh Hải Dương); 5) TG Tân Lập (tỉnh Phú Thọ); 6) TG Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phúc); 7) TG Phú Sơn 4 (tỉnh Thái Nguyên); 8) TG Thanh Xuân (thành phố Hà Nội); 9) TG số 6 (tỉnh Nghệ An); 10) TG Xuân Hà (tỉnh Hà Tĩnh); 11) TG Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế); 12) TG Đắk Tân (tỉnh Đắk Lắk); 13) TG Đại Bình (tỉnh Lâm Đồng); 14) TG Thủ Đức (tỉnh Bình Thuận); 15) TG Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai); 16) TG An Điềm (tỉnh Bình Dương); 17) TG An Phước (tỉnh Bình Dương); 18) TG Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); 19) TG Thạnh Hòa (tỉnh Long An); 20) TG Mỹ Phước (tỉnh Tiền Giang); 21) TG Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp); 22) TG Kênh 7 (tỉnh An Giang); 23) TG Cái Tàu (tỉnh Cà Mau). Tác giả luận án dựa vào số liệu của 23 TG đó để đánh giá cơ cấu tình hình PN trong thời gian từ năm 2005 đến 2014.

3.1.1. Diễn biến tăng, giảm số lượng phạm nhân trong các trại giam ở

Việt Nam từ năm 2005 đến hết năm 2014

a) Về diễn biến tăng: Diến biến tăng số lượng PN trong các trại giam chủ yếu bao gồm số PN từ các trại tạm giam chuyển đến TG để chấp hành án phạt tù, số PN hết hạn tạm đình chỉ và số PN từ các TG khác chuyển đến. Tính tổng cộng tại cả 23 trại giam, diễn biến tăng số lượng PN qua các năm lần lượt như sau: năm 2005 là

72


21.685 PN; năm 2006 là 20.211 PN; năm 2007 là 22.533 PN; năm 2008 là 21.925

PN; năm 2009 là 25.360 PN; năm 2010 là 24.718 PN; năm 2011 là 24.242 PN; năm

2012 là 27.799 PN; năm 2013 là 29.206 PN và năm 2014 là 31.526 PN. Trừ các năm 2006, năm 2008, năm 2010 và năm 2011 có giảm một chút, còn về cơ bản, số lượng PN trong các TG nói trên đều có xu hướng tăng, thường là những năm sau tăng cao hơn so với các năm trước (xem biểu đồ dưới).

DIỄN BIẾN TĂNG SỐ PHẠM NHÂN CÁC NĂM 2005 - 2014

Đơn vị tính: người



35000

30000

25000


20000

15000

10000


5000

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tăng số phạm nhân các năm 2005-2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp [80; 81; 82; 83; 84] (xem chi tiết tại Phụ lục 1a)


Sự biến động số lượng PN sẽ là khó khăn, thách thức đối với các TG trong công tác tổ chức GDPL cho PN, nhất là GDPL đầu vào cho những PN mới đến chấp hành án phạt; như gây áp lực về cơ sở vật chất phục vụ GDPL, về đội ngũ cán bộ GDPL... để có thể đáp ứng yêu cầu GDPL do sự gia tăng số lượng PN trong từng TG.

b) Về diễn biến giảm: Diễn biến giảm số lượng PN trong các TG chủ yếu là do số PN hết hạn chấp hành án phạt tù được ra trại, những PN được đặc xá, trốn trại, chết, trích xuất, tạm đình chỉ chấp hành án hoặc được chuyển đi các TG khác. Tính chung tại cả 23 TG, diễn biến giảm số lượng PN qua các năm lần lượt như sau: năm 2005 là 19.340 PN; năm 2006 là 23.118 PN; năm 2007 là 16.560 PN; năm 2008 là 20.244 PN; năm 2009 là 19.313 PN; năm 2010 là 27.767 PN; năm 2011 là 27.630 PN; năm 2012 là 23.540 PN; năm 2013 là 20.815 PN và năm 2014 là 30.858 PN (xem biểu đồ dưới).

73


DIẾN BIẾN GIẢM SỐ PHẠM NHÂN CÁC NĂM 2005 - 2014

Đơn vị tính: người


35000


30000

25000


20000

15000


10000


5000

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ 3.2: Diễn biến giảm số phạm nhân các năm 2005-2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp [80; 81; 82; 83; 84] (xem chi tiết tại Phụ lục 1b)

Các số liệu nêu trên cho thấy diễn biến giảm số lượng PN cũng rất phức tạp và gây không ít khó khăn đối với công tác GDPL cho PN, nhất là công tác tổ chức GDPL cho số PN sắp chấp hành xong án phạt tù.

3.1.2. Cơ cấu giới tính

Cơ cấu giới tính của PN là sự phân chia tổng số PN trong các TG thành số PN nam và sổ PN nữ. Các số liệu thu thập được từ 23 trại giam của nước ta cho thấy, trong tổng số 69.687 PN đang chấp hành án phạt tù tại 23 TG kể trên có tới

61.467 PN là nam giới, chiếm 88.21%; có 8.220 PN là nữ giới, chiếm 11.79%. Các TG Kênh 7, Vĩnh Quang, Mỹ Phước, Đại Bình, Xuyên Mộc, Xuân Hà, Đắk Tân, Cao Lãnh và Hoàng Tiến không tổ chức giam giữ PN nữ. Như vậy, PN là nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo so với PN nữ; trung bình cứ trên 07 PN nam giới mới có 01 PN là nữ giới (xem biểu đồ dưới).

CƠ CẤU GIỚI TÍNH CỦA PHẠM NHÂN

Đơn vị tính: người


70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0

NAM

NỮ

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giới tính của phạm nhân

Nguồn: Tác giả tổng hợp [80; 81; 82; 83; 84] (xem chi tiết tại Phụ lục 1c

74


Thông thường, công tác GDPL cho PN nữ thuận lợi, dễ dàng hơn so với GDPL cho PN nam vì nữ giới thường chăm chỉ, chịu khó học tập và có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy học tập cao hơn nam giới. Việc PN là nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo so với PN nữ chắc chắn sẽ gây khó khăn nhiều hơn đối với công tác GDPL cho PN trong các TG ở nước ta hiện nay.

3.1.3. Cơ cấu lứa tuổi

Cơ cấu lứa tuổi của PN là sự phân chia tổng số các PN đang chấp hành án phạt tù tại các TG thành những nhóm tuổi, độ tuổi nhất định. Theo quy định của công tác thống kê lứa tuổi PN trong các TG, PN được phân chia thành 05 nhóm tuổi, gồm nhóm dưới 18 tuổi, nhóm tử 18 đến 35 tuổi, nhóm từ 36 đến 45 tuổi, nhóm 46 đến 60 tuổi và nhóm trên 60 tuổi. Các số liệu về cơ cấu lứa tuổi của PN tại 23 trại giam ở Việt Nam hiện nay được tác giả luận án khảo sát cho thấy: nhóm PN ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi có tới 102.653 người, chiếm tỷ lệ cao nhất với 58.90%; nhóm thuộc độ tuổi từ 36 đến 45 chiểm tỷ lệ cao tiếp theo với 26.59% (44.775 PN); tổng cộng, độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi chiếm tới 85.49%. Tiếp theo, nhóm PN thuộc độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi có 17.793 người, chiếm tỷ lệ 10.21% và độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 1.08% với 1.897 PN (xem biểu đồ dưới).

CƠ CẤU LỨA TUỔI CỦA PHẠM NHÂN

Đơn vị tính: người


120000


100000


80000


60000


40000


20000


0

Dưới 18

Từ 18 - 35

Từ 36 - 45

Từ 46 - 60 Trên 60 tuổi

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lứa tuổi của phạm nhân

Nguồn: Tác giả tổng hợp [80; 81; 82; 83; 84] (xem chi tiết tại Phụ lục 1d)

Ngoại trừ độ tuổi dưới 18 có 7.725 PN, chiếm 04.36%, cơ cấu lứa tuổi nêu trên phản ánh đúng một vấn đề có tính quy luật mà xã hội học tội phạm đã rút ra là: tỷ lệ tội phạm ở lứa tuổi thanh niên có xu hướng gia tăng, trong khi ở độ tuổi trung niên và về già thì tỷ lệ tội phạm lại giảm đi một cách rõ rệt [90, tr.163]. GDPL cho

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí