Đọc phần thông tin cho hoạt động 4 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt
động 4.
Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học.
Xem theo băng hình 3A và thảo luận nhóm
* Trước khi xem băng sinh viên nghiên cứu :
Tài liệu in mục biện pháp xây dựng tập thể học sinh tiểu học (tiểu môđun 5).
Đặc điểm của học sinh lớp 1.
Chuẩn bị phiếu học tập.
* Trong khi xem băng SV cần chú ý quan sát học sinh, cán bộ lớp, giáo viên.
* Xem băng hình theo 4 đoạn :
Có thể bạn quan tâm!
- Các Ppgd Kích Thích Hoạt Động Và Điều Chỉnh Hành Vi Ứng Xử Của Học Sinh
- Những Dấu Hiệu Đặc Trưng Của Tập Thể Học Sinh
- Tổ Chức Các Hoạt Động Và Giao Lưu Trong Tập Thể
- Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 38
- Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 39
Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.
Cảnh trường tiểu học, lớp học, giáo viên tổ chức hoạt động để chọn lớp trưởng.
Cảnh sinh hoạt lớp với vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên và cán bộ lớp.
* Sau khi xem băng, SV thảo luận và trả lời các câu hỏi :
Cảm nhận ban đầu về học sinh lớp 1, giáo viên và trường tiểu học như thế nào?
Sinh viên hình dung, mô tả và dự đoán trước các việc sẽ thực hiện ở những phút
đầu tiên của giờ học đầu tiên và sinh hoạt tập thể ở lớp 1.
Khi xem băng hình sinh viên quan sát người đóng vai giáo viên và học sinh, nhận xét về cách thức tiến hành, rút ra những kết luận cần thiết.
Sau khi xem băng hình, sinh viên soạn giáo án thực hiện tiết học đầu tiên và trả lời các câu hỏi liên quan đến băng hình: Vì sao chọn cán bộ lớp ở lớp 1 và sinh hoạt tập thể lại thực hiện như vậy? Có cách khác không?
Nhiệm vụ 3 : Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.
Đánh giá hoạt động 4
Câu hỏi 1 : Trình bày các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học.
Câu hỏi 2 : Khi sử dụng các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học cần lưu ý những vấn
đề gì?
Câu hỏi 3 : Việc xây dựng TTHS tiểu học khác gì với việc xây dựng TTHS trung học cơ sở?
Bài tập : Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng TTHS của một giáo viên tiểu học.
Thông tin phản hồi cho hoạt động
Hoạt động 1
Câu hỏi 1 : Trình bày khái niệm và các đặc trưng của TTHS tiểu học.
TTHS tiểu học có những dấu hiệu cơ bản: Là một cộng đồng trẻ em có tổ chức, tương đồng về lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm lí, có chung mục đích, quyền lợi và
nguyện vọng phù hợp với yêu cầu của xã hội và cùng nhau hoạt động, học tập, rèn luyện, vui chơi.
Có đội ngũ tự quản và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.
Hoạt động thường xuyên theo chương trình.
Câu hỏi 2 : Phân biệt TTHS và tập thể khác.
Theo các đặc trưng của TTHS để phân biệt với các tập thể khác.
Là một tổ chức của trẻ em,
Tâm lí, trình độ,
Mục đích và quyền lợi không phải là lợi ích vật chất,
Đội ngũ tự quản,
Có sự chỉ đạo và tổ chức của các thầy cô giáo.
Câu hỏi 3 : Từ các đặc trưng của TTHS rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học.
Chú ý đặc điểm lứa tuổi,
Xây dựng mối quan hệ bình đẳng,
Đảm bảo tính mục đích và quyền lợi học tập, rèn luyện cho HS,
Phát huy vai trò chủ động của đội ngũ tự quản dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên,
Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú, chú ý hoạt động chủ đạo là học tập.
Bài tập : Tìm hiểu một tập thể HS lớp 2. Tìm hiểu các vấn đề sau :
Về tổ chức.
Đặc điểm lứa tuổi.
Đội ngũ tự quản.
Các hoạt động chung.
Hoạt động 2
Câu hỏi 1 : Nêu các loại TTHS tiểu học.
Lớp học.
Đội và Sao nhi đồng.
Hội, đội, nhóm theo các hoạt động đặc trưng, theo hứng thú và yêu cầu.
Tổ chức câu lạc bộ.
Nhận xét các tập thể nói trên.
Câu hỏi 2 : Trình bày đặc điểm của các loại TTHS tiểu học.
Nêu các đặc điểm về hình thức tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ và tự quản.
Đặc điểm của lớp học.
Đặc điểm của Sao nhi đồng, Đội thiếu niên.
Đặc điểm của các hội, đội, nhóm.
Câu lạc bộ…
Câu hỏi 3 : Từ đặc điểm của các loại TTHS tiểu học rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học.
Xác định mục đích yêu cầu.
Xây dựng đội ngũ tự quản.
Tổ chức hoạt động.
Tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tập thể để xác định các vấn đề nêu trên cho phù hợp.
Bài tập : Cho ví dụ minh hoạ về các loại TTHS tiểu học.
Hoạt động 3
Câu hỏi 1 : Trình bày các giai đoạn phát triển của TTHS và yêu cầu sư phạm đối với GV.
Các dấu hiệu để phân chia tập thể thành các giai đoạn : Chủ thể đề ra yêu cầu, mức
độ chủ động, tích cực khi thực hiện yêu cầu.
Nêu các đặc điểm của các giai đoạn.
Từ đặc điểm của các giai đoạn, nêu các yêu cầu của sự lãnh đạo sư phạm cho phù hợp với từng giai đoạn.
Câu hỏi 2 : Phân tích các đặc trưng của từng giai đoạn phát triển TTHS.
Giai đoạn hình thành : Tập thể chưa tự đề ra được yêu cầu, thực hiện yêu cầu thụ động.
Giai đoạn phân hoá gồm 4 nhóm :
+ Tích cực, chủ động.
+ Thụ động, lành mạnh.
+ Thụ động, trốn tránh trách nhiệm, tiêu cực.
+ Chống đối.
Giai đoạn vững mạnh :
+ Quan hệ tốt.
+ Tổ chức tự quản mạnh.
+ Đa số tích cực, chủ động.
+ Tập thể tự đề ra được yêu cầu.
+ Có dư luận tích cực, lành mạnh.
Bài tập : Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của một TTHS từ lớp 1 đến lớp 5.
Trao đổi với HS và các giáo viên để tìm hiểu.
Xác định các chuyển biến quan trọng của TTHS nói trên.
Hoạt động 4
Câu hỏi 1 : Trình bày các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học.
Xây dựng các mối quan hệ :
Quan hệ học tập, bạn học, liên đới trách nhiệm : Xác định mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động, phân công, phân nhiệm, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên, phê bình và tự phê bình.
Quan hệ đoàn kết : Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác trong học tập và rèn luyện.
Quan hệ bạn bè theo hứng thú, năng lực, sở trường, tình cảm : Định hướng, xây dựng các giá trị đạo đức tích cực, gắn với quan hệ học tập.
Tổ chức hoạt động : Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá.
Xây dựng đội ngũ tự quản : Chọn lựa, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ tự quản hoạt động, phát huy vai trò chủ động của các cán bộ tự quản.
Xây dựng truyền thống, dư luận, viễn cảnh.
Xây dựng mối quan hệ với các tập thể khác, tổ chức các hoạt động chung, thi đua.
Câu hỏi 2 : Khi sử dụng các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học cần lưu ý những vấn
đề gì?
+ Đặc điểm lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh cụ thể.
+ Các giai đoạn phát triển của tập thể.
+ Tính biện chứng của sự phát triển tập thể học sinh.
+ Điều kiện thuận lợi, khó khăn.
+ Mặt mạnh và mặt yếu của tập thể.
+ Vừa chú ý đến đặc điểm chung vừa chú ý đặc điểm riêng của từng HS.
Câu hỏi 3 : Việc xây dựng TTHS tiểu học khác gì với việc xây dựng TTHS trung học cơ sở?
+ Tính chủ động của HS và đội ngũ tự quản hạn chế hơn.
+ Các hoạt động vừa sức với đặc điểm cụ thể.
+ Các mối quan hệ đơn giản hơn.
Bài tập : Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng TTHS của một giáo viên tiểu học.
+ Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm xây dựng TTHS.
+ Trao đổi với cán bộ tự quản của TTHS.
+ Chỉ rõ các biện pháp xây dựng như đã nêu ở trên.
Chủ đề 6
PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1 :Tìm hiểu ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng giáo dục (30 phút)
Thông tin cho hoạt động 1
1. Khái niệm về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong QTGD Quan điểm tiếp cận tổng hợp đối với quá trình sư phạm đòi hỏi phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục của nhà trường với quá trình giáo dục của gia đình và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho người học. Để làm tốt công tác này, người giáo viên không những cần có kiến thức về giáo dục nhà trường mà cần phải có hiểu biết về giáo dục của gia đình và xã hội, có tri thức và kĩ năng trong việc tổ chức phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội.
2. ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh
Trong xã hội của chúng ta mục đích và nội dung giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất với nhau, đều nhằm đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có tài, có đức, có năng lực thực hành, năng động và sáng tạo v.v. thành những người chủ tương lai của đất nước. Chính vì xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc, tình thương yêu đối với con em mình mà nhà trường, gia đình và xã hội phải phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để chăm sóc, giáo dục học sinh thành những người có ích cho nước nhà.
Giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, nếu phối hợp các lực lượng giáo dục sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục.
Học sinh sống và học tập không phải chỉ ở trường mà còn ở gia đình và xã hội, cho nên việc phối hợp giáo dục là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của gia đình và xã hội, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc.
Việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội là làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn và việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội được tốt hơn.
Thực tiễn đã chứng minh, ở đâu có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì ở đó kết quả giáo dục sẽ cao hơn. Ví dụ như ở Bắc Lí ; Cẩm Bình v.v.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói : Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục
trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
Nhiệm vụ của hoạt động 1
Phân tích ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt
động 1.
Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 3 : Nhận xét kết quả thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 1
Câu hỏi 1 : Vì sao cần phải phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học?
Câu hỏi 2 : Nêu ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học?
Câu hỏi 3 : Trình bày các cơ sở của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia
đình HS tiểu học.
Bài tập : Tìm hiểu thực tế việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của giáo dục gia đình (30 phút)
Thông tin cho hoạt động 2
1. Vai trò của giáo dục gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống của con người và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên. Không có gia đình tái sản xuất bản thân con người để góp phần quan trọng vào việc đào tạo và bồi dưỡng con người có ích, thì xã hội không thể tồn tại và phát triển. Gia đình phản ánh những thành tựu, những khó khăn và những mâu thuẫn của đời sống xã hội, đồng thời gia đình cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Vì vậy, khi nói đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh : Đào tạo con người mới là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng, vì thế cha mẹ không thể tự ý giảm nhẹ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em mà trái lại cần xây dựng gia đình trở thành trường học thật sự để dạy dỗ con em nên người.
Giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc đào tạo con người mới, vì giáo dục gia đình trực tiếp tác động mạnh mẽ đến trẻ ngay trong thời kì thơ ấu, là thời kì đặt nền móng vững chắc cho tương lai của con em. Gia đình là cái nôi sinh thành con người và hình thành nhân cách cho các em.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó con người sống và hoạt động.
Gia đình là lực lượng giáo dục thường xuyên tác động, điều chỉnh sự phát triển nhân cách của các em không phải chỉ bằng mệnh lệnh mà bằng bầu không khí tình cảm đặc biệt của các thành viên trong gia đình.
Gia đình là môi trường vi mô nhằm nhân cách hoá những yêu cầu xã hội vĩ mô (từ cộng đồng, nơi ở, nơi học tập, nơi công tác đến môi trường địa phương, huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế).
Gia đình có thể tiếp nhận, sàng lọc, xử lí thông tin, có vai trò định hướng giá trị đạo đức cho mỗi công dân, trước hết là cho thế hệ trẻ, những thành viên trong gia đình.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện tới học sinh.
2. Các đặc điểm giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình có những đặc điểm khác với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Trước hết, giáo dục gia đình có tính xúc cảm nhiều hơn so với bất kì lĩnh vực giáo dục nào khác. Vì nó dựa trên tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái và tình cảm quyến luyến, tin cậy của con cái đối với cha mẹ.
Sống trong gia đình, trẻ em được che chở, đùm bọc, thương yêu nên những suy nghĩ, tình cảm, ước muốn, lối sống của các em đều chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài của gia đình.
Trong gia đình, trẻ em thường bắt chước sự đánh giá của người lớn về các vấn đề và phương diện khác nhau như : Hành vi, thói quen đạo đức, sự kiện chính trị xã hội v.v.
Là một tế bào của xã hội, gia đình dìu dắt con cái thích ứng dần vào đời sống xã hội, mở rộng từng bước nhãn quan và kinh nghiệm của trẻ. Gia đình còn là một nhóm xã hội nhỏ không đồng nhất về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v. Điều này cho phép trẻ em biểu hiện một cách rõ hơn những năng lực trí tuệ và tình cảm của mình thuận lợi và nhanh chóng hơn các môi trường xã hội khác.
Gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân cách trẻ. Những phẩm chất, nhân cách của cha mẹ, niềm tin, bầu không khí tâm lí, lối sống, truyền thống v.v. gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc và bền vững ở trẻ.
Trong gia đình, các mối quan hệ thân thiết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ em.