Công Nghệ Chế Tạo Phôi Bằng Phương Pháp Đúc 1, Bản Chất

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về công nghệ chế tạo phôi

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnhhoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:

Làm thế nào tạo ra 1 cái nồi nhôm?

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

c) Sản phẩm của hoạt động:Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video học sinh có thể biết về phương pháp đúc

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

- Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa và quan sát tranh ảnh hoặc hình ảnh mô phỏng trả lời các câu hỏi:

-Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết?

-Thế nào gọi là đúc?

-Trong thực tế có những phương pháp đúc nào?

-Em hãy nêu các ưu điểm của phương pháp đúc?

-Em hãy nêu các nhược điểm của phương pháp đúc?

-Muốn đúc một vật bằng phương pháp đúc trtong khuôn cát ta phải làm gì?

-Hãy cho biết mẫu dùng để làm gì?

- Em hãy nêu các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát?

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm

Hoạt động 3: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

a) Mục tiêu hoạt động

-Nhận biết phương pháp hàn cơ bản

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.

- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh và trả lời các câu hỏi

Sau khi hàn KL có kết tinh và nguội không? Sau khi nguội em thấy chổ hàn KL có dính lại với nhau không?

Quan sát chỗ hàn em có nhận xét gì?

Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm vật liệu?

Vì sao phương pháp hàn có thể tạo được các vật có hình dạng và kết cấu phức tạp? Bản chất của hàn hồ quang tay là gì?

Khi hàn cần những vật liệu dụng cụ gì?

Em hãy kể các ứng dụng thường gặp của hàn hồ quang tay trong đời sống, sản xuất?

Tại sao lại gọi là hàn hơi? Bản chất của hàn hơi là gì? Khi hàn cần những vật liệu dụng cụ gì?

Em hãy kể các ứng dụng thường gặp của hàn hồ quang tay trong đời sống, sản xuất?

Quan sát hàn kim loại em thấy chố hàn kim loại ở trạng thái nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm theo mẫu báo cáo thực hành

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng

a) Mục tiêu hoạt động

Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.

I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 1, Bản chất

Nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh

Và nguội sản phẩm có hình dạng kích thước của lònh khuôn đúc.


2,Ưu nhựơc điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc a, ưu điểm

-Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

-Có thể đúc các vạt có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.Tạo ra các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

b, Nhươc điểm

-Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật dúc bị nứt…

Khuôn mu

Sn Phm úc

Rót kim loi

3, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát



Chuẩn bị vật liệu làm khuôn


Tiế n Hành Làm khuôn


-B 1- Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

-B 2- Tiến hành làm khuôn.


-B 3- Chuẩn bị vật liệu nấu.


-B 4- Nấu chẩy và rót kim loại lỏng vào khuôn.D. TÌM TÒI MỞ RỘNG

II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

1./ Bản chất:

- Nối các chi tiết lại với nhau,...

- Phương pháp: nung chảy chỗ mối hàn.

- Kim loại kết tinh tạo thành mối hàn. 2./ Ưu, nhược điểm:

a./ Ưu điểm:

- Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

- Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

- Có độ bền cao, kín.

b./ Nhược điểm: chi tiết dễ bị cong vênh.

3./ Một số phương pháp hàn:

a./ Hàn hồ quang tay:

- Bản chất: dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy KL chỗ hàn và KL que hàn để tạo thành mối hàn.


- Dụng cụ: Kìm hàn, que hàn, vật hàn.

- Ứng dụng: Dùng trong ngành chế tạo máy, ô tô, xây dựng, cầu.....


b./ Hàn hơi:

- Bản chất: dùng nhiệt phản ứng cháy của khí axetilen và ôxi làm nóng chảy KL chỗ hàn và KL que hàn để tạo thành mối hàn.

- Dụng cụ: Que hàn, mỏ hàn, ống dẫn khí, vật hàn.

- Ứng dụng: hàn các chi tiết dày nhỏ

Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của công nghệ hàn và đúc

a) Mục tiêu hoạt động

giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của các hình chiếu.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:

Hãy tự làm 1 sản phẩm và nộp

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.

4. Dặn dò

- Về nhà làm bài tập của chủ đề

- Chuẩn bị trước bài mới ở nhà

5. RÚT KINH NGHIỆM

a. Nội dung:

………………………………………………………………………………………

………

b. Phương pháp:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………

c. Đồ dùng dạy học:

………………………………………………………………………………………

………

Ninh Bình,Ngày ..... tháng .... năm

..........

Giáo Viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 9

Kí duyệt ban giám hiệu


Ngày soạn:....../....../.......... Tuần .........

Khối lớp 11

BÀI 17:

CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI


I.Vấn đề cần giải quyết

Chủ đề gồm một chuỗi các hoạt động động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: từ việc quan sát hình ảnh, video giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện vấn đề nghiên cứu và rút ra kết luận, báo cáo kết quả.

Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về cắt gọt kim loại

Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức). Nguyên lí cắt và dao cắt và gia công trên máy tiện

Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng.

Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): ứng dụng của cắt gọt kim loại Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng

dự kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về cắt gọt kim loại

Trên lớp 4 phút

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2

Nguyên lí cắt và dao cắt

Trên lớp 80 phút

Hoạt động 3

gia công trên máy tiện

Luyện tập

Hoạt động 4

Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng

5 phút

Tìm tòi mở

rộng

Hoạt động 5

Tìm hiểu vai trò của công nghệ hàn

và đúc

ở nhà

Theo chương trình công nghệ THPT lớp 11 chủ đề “Công nghệ cắt gọt kim loại” gồm hai nội dung chính:

a) Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt

b) Tìm hiểu gia công trên máy tiện

Nội dung kiến thức nói trên được thể hiện trong sách giáo khoa công nghệ lớp 11 hiện hành gồm 2 tiết:

CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK và SGV

- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến công nghệ cắt gọt KL.

- Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan..

Học sinh: - Nghiên cứu bài 17 SGK.

- Sưu tầm các loại phôi của các máy cắt gọt KL khác nhau.

Đồ dùng dạy học:

-Tranh vẽ hình “quy trình công nghệ chế tạo phôi”, các vật mẫu từ sản phẩm tiện.

II. Mục tiêu bài học 1, Kiến thức

- Biết bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Biết được nguyên lí cắt.

- Biết được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện. 2, Kĩ năng

- Nhận biết được cấu tạo của dao.

- Nhận biết được các chuyển động của dao.

3. Thái độ:

-Tích cực thảo luận, làm bài tập

- có thái độ học tập nghiêm túc.

- Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì chính xác và sáng tạo.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về các hình chiếu; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm khác nhau); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới

- Năng lực giao tiếp thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cách thức diễn đạt cũng như mô tả hình ảnh;

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác vẽ hình.

III. Tiến trình bài học

1.Ổn định tổ chức lớp học (1 phút) 3.Bài mới

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về công nghệ cắt gọt kim loại

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video cắt chìa khóa để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnhhoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:

Làm thế nào tạo ra 1 cái nồi nhôm?

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

c) Sản phẩm của hoạt động:Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Nguyên lí cắt và dao cắt

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video học sinh có thể biết về nguyên lí cắt và cấu tạo đặc điểm của dao căt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024