Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


CHU QUANG DUY



Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ

Mã số: 60 38 01 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Chu Quang Duy

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI TRIMs TRONG KHUÔN KHỔ WTO 6

1.1. Hiệp định TRIMs 6

1.1.1. Lịch sử ra đời 6

1.1.2. Nội dung của Hiệp định TRIMs 8

1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 14

1.2.1. Phạm vi và đối tượng của các tranh chấp 16

1.2.2. Các cơ quan trong quá trình giải quyết tranh chấp 18

1.2.3. Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp 21

1.2.4. Giải quyết tranh chấp không thông qua các thủ tục tố tụng 37

1.3. Những vấn đề đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs 39

1.3.1. Đặc thù về nội dung giải quyết tranh chấp 39

1.3.2. Đặc thù về thủ tục 40

Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN

TỚ I HIÊP

ĐIN

H TRIMS VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC 42

2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs 42

2.1.1. Tổng quan các vụ tranh chấp 42

2.1.2. Những vấn đề pháp lý được đưa ra giải quyết 45

2.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giải quyết tranh chấp 57

2.2.1. Kinh nghiệm liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp 57

2.2.2. Kinh nghiệm liên quan tới TRIMs 59

Chương 3: VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN

QUAN TỚI TRIMS TẠI VIỆT NAM 62

3.1. Thực tiễn tại Việt Nam 62

3.1.1. Thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung

và trong khuôn khổ WTO nói riêng 62

3.1.2. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp 66

3.1.3. Pháp luật Việt Nam liên quan tới TRIMs 74

3.2. Phương hướng, giải pháp phòng và giải quyết tranh chấp 83

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 83

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế 86

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT



Ký hiệu

viết tắt


Tiếng Việt


Tiếng Anh

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Dispute Settlement Body

DSM

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Dispute Settlement Mechanism

DSU

Quy tắc thủ tục giải quyết tranh chấp

Dispute Settlement Understanding

EU

Liên minh Châu Âu

European Union


GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

General Agreement on Tariffs and Trade


TRIMs

Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

Agreement on Trade-Related Investment Measures

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ



Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 1.1.

Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMs)


12

Bảng 1.2.

Thời gian biểu làm việc của Ban hội thẩm

25

Bảng 2.1.

Tình hình giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs

44

Biểu đồ 3.1.

Số vụ tranh chấp tại WTO theo thứ tự thời gian từ năm 1995 tới năm 2015


72

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thực tại. Để phát triển đất nước, cũng như tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế, các quốc gia trên thế giới không ngừng hợp tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực của đời sống như Kinh tế, Chính trị, Văn hóa – Xã hội, An ninh... Trong đó, quan hệ Kinh tế quốc tế được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm hơn cả. Hiện nay, trong các thiết chế Kinh tế quốc tế chúng ta cần phải nói đến Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO), được chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/1995 là sản phẩm của vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994). Tính đến 14/7/2016 WTO có tới 163 thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (thành viên mới nhất là Liberia) [67].

Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó. Bằng chính sách mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 01 năm 1995 và trở thành thành viên chính thức (ngày 11/01/2007) sau 12 năm đàm phán gia nhập. Sau khi là thành viên của WTO, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến rõ rệt, từ một nền kinh tế Kế hoạch hóa tập chung chúng ta đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức mới trong việc phát triển đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Một mặt, cần phải khuyến khích, tạo động lực phát triển và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hơn chúng ta. Mặt khác, cần phải tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc hướng nguồn vốn đó để phát triển kinh tế đất nước theo mục tiêu đã đề ra. Xét về mặt trong nước, việc tạo các điều kiện thuận lợi, ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư trong nước cùng với việc áp đặt một số biện pháp hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài là việc cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất

còn non trẻ. Tuy vậy, chính điều này đã tạo ra sự không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy có thể sẽ vi phạm các cam kết quốc tế về Đối xử quốc gia (National Treatment), cũng như các biện pháp hạn chế định lượng (như yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa; hạn ngạch về số lượng xuất khẩu và nhập khẩu đối với các nhà đầu tư nước ngoài...). Chính vì vậy, việc xảy ra tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư là không thể tránh khỏi. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đi vào tìm hiểu các tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Agreement on Trade Related Investment Measures - TRIMs) của WTO.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, tuy chưa tham gia nhiều vào cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong khuôn khổ Hiệp định TRIMs, không có nghĩa là chúng ta sẽ đứng ngoài các tranh chấp đó. Để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp, chúng ta cần phải tìm hiểu một số vấn đề có liên quan: Thứ nhất, Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là gì?; Thứ hai, đối tượng các tranh chấp liên quan đến Hiệp định?; Thứ ba, cơ chế để giải quyết các tranh chấp đó như thế nào?; Thứ tư, thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiệp định?; Thứ năm, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại?; thông qua đó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để trả lời những câu hỏi đặt ra trên, tôi xin chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật Quốc tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, đến nay đã có rất nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế nghiên cứu về WTO cũng như tác động của việc gia nhập tổ chức này đối với Việt Nam

trong các sách chuyên khảo , các đề tài nghiên cứu khoa học , các bài viết đăng trên tạp chí. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đó chỉ đi vào tìm hiểu những vấn đề chung, cơ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí