Giải quyết tranh chấp đất đai - 15


gần đây, luận văn đã mạnh dạn nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND và TAND. Luận văn cho rằng, sẽ là hợp lý và khoa học hơn nếu chỉ giao cho UBND có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại thủ tục hành chính về đất đai. Còn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nên để cho một cơ quan tài phán độc lập giải quyết. Đó là cơ quan TAND. Có như vậy mới đảm bảo được thực hiện tốt nguyên tắc khách quan, công bằng vô tư trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Hiệu quả, chất lượng của công tác giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ phụ thuộc vào cơ cấu, tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ thẩm phán, của các cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai; sự quản lý có hiệu quả của các cơ quan công quyền; các giấy tờ, tài liệu chứng minh hợp pháp của việc sử dụng đất của các đương sự; GCNQSDĐ; các giấy tờ khác về sử dụng đất... Tiếc thay, ở nước ta hiện nay các yếu tố này đều chưa hoàn thiện, nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Xây dựng và hoàn thiện chế định giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nền kinh tế nước ta là một quá trình đòi hỏi phải được dựa trên các định hướng sau:

- Thống nhất việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động sử dụng đất của mọi đối tượng sử dụng đất trong xã hội.

- Căn cứ vào các quan điểm phát triển kinh tế trong lĩnh vực đất đai của Đảng và chế độ sở hữu đất đai đặc thù của nước ta. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý; đồng thời chú trọng đến các yếu tố xã hội của việc sử dụng đất đai như truyền thống, phong tục, tập quán.... của mỗi địa phương.

- Đảm bảo cho các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng "tiệm cận" gắn với hệ thống pháp luật và tập quán quốc tế.


Theo hướng đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới, bao gồm:

- Sửa đổi các quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự cho phù hợp với các quy định mới của Luật Đất đai 2003.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, phấn đấu đến năm 2005 cấp xong toàn bộ GCNQSDĐ cho mọi đối tượng sử dụng đất trong cả nước.

- Khẩn trương xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003, đặc biệt là các nghị định về giá đất, nghị định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tốt các tranh chấp đất đai liên quan đến các lĩnh vực này.

Giải quyết tranh chấp đất đai - 15

- Kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai... cho đội ngũ các cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch đất đai: hồ sơ địa chính, tài liệu về địa chính, đăng ký đất đai... nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường là một đòi hỏi cấp bách, đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi phải quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nước ta. Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học chưa thể giải quyết thấu đáo được các yêu cầu của đề tài đặt ra. Luận văn này chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng ở nước ta hiện nay.


Danh mục tài liệu tham khảo


1. Ban chỉ đạo Trung ương chuẩn bị đề án chính sách đất đai (2002), về đánh giá tình hình và kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, Luật Đất đai (Hội thảo tại Hà Nội ngày 14 - 15/5).

2. Ban kinh tế, Ban chỉ đạo Trung ương chuẩn bị đề án chính sách đất đai (2002), Báo cáo khảo sát tại 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây về tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị chủ trương sửa đổi Luật Đất đai (ngày 1/7).

3. Báo Người đại biểu nhân dân (2002), số 51(213), ngày 23-9.


4. Nguyễn Bình (1994), "Giải quyết tranh chấp đất đai ở Trung Quốc", Địa chính, (1).

5. Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2003), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai (1993- 2003), Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp - Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1995), Số chuyên đề về Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

8. Các quy định mới của pháp luật về đất đai (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Chính phủ (1994), Nghị định 60/CP ngày 5/7 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

10. Chính phủ (1994), Nghị định 61/CP ngày 5/7 về mua bán và kinh doanh nhà ở.


11. Chính phủ (1994), Nghị định 87/CP ngày 17/8 về khung giá các loại đất,.


12. Chính phủ (1995), Nghị định số 18/CP ngày 13/02 về Ban hành văn bản quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước giao đất cho thuê đất.

13. Chính phủ (1996), Nghị định 45/CP ngày 3/8 về bổ sung Điều 10 của Nghị định 60/CP.

14. Chính phủ (1997), Nghị định 04/CP ngày 10/01 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý va sử dụng đất đai.

15. Chính phủ (1999), Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 29/3 quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

16. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 1/11 bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 17/NĐ-CP.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Điệp (1996), Hướng dẫn và tìm hiểu các vấn đề tranh chấp khiếu kiện về đất đai, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án Dân sự và Hôn nhân gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội (1987), Luật Đất đai.


23. Quốc hội (1993), Luật Đất đai.


24. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.


25. Quốc hội (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

26. Quốc hội (2003), Luật Đất đai.

27. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (2004), Báo cáo của về việc giải quyết khiếu nại tố cáo, ngày 31/3.

28. Tạp chí Địa chính và Thanh tra Tổng cục Địa chính (1997), Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1997, tập 2, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

29. Tạp chí Tòa án nhân dân các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003.

30. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 28/7/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Báo cáo tình hình giải quyết tranh chấp đất đai và đề xuất đường lối giải quyết, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết năm 1997, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998, Hà Nội.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết năm 1999, Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000, Hà Nội.


38. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội.


39. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội.

40. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 3/1/2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, Hà Nội.

41. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội.


42. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần Luật Đất đai, Lao động, Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2001), Chỉ thị số 15/CT-UB ngày 24/4 về tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, Hà Nội.

45. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002), Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 8/4 về tổ chức thực hiện kháng nghị 01 ngày 14/1/2002 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về khắc phục và xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn thành phố, Hà Nội.

46. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002), Chỉ thị 17/ CT-UB ngày 9/4 về một số biện pháp tăng cường quản lý đất đai, ngăn chặn xử lý, việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái pháp luật, Hà Nội.

47. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố (2002), Báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (2000

- 2002), Hà Nội.


48. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất đai (2001- 2003) trên địa bàn thành phố, Hà Nội.

49. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Trung tâm triển khai quy hoạch sử dụng đất, Báo cáo chuyên đề "Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai thành phố Hà Nội năm 1998".

50. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai tại Tòa án nhân dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

51. Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa chính (2000), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài độc lập cấp nhà nước: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Hà Nội.

52. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Chuyên đề kết quả khảo sát thực địa điều tra xã hội học về hộ gia đình và quyền sử dụng đất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

53. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Chuyên đề "Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân", Thông tin khoa học pháp lý, (6).

54. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Đại học NAGOYA và Đại học WASEDA (2003), "Dự án nghiên cứu "Hỗ trợ pháp lý Châu á"", Hội thảo khoa học quốc tế: Cải cách pháp luật và cải cách tư pháp nhìn từ vấn đề tranh chấp đất đai, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022