quan thông tin tuyên truyền của tỉnh tiếp tục phối hợp xây dựng, duy trì có hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, đất đai để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã đề ra.
3.2.7. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại về đất đai
Hằng năm, chính quyền cấp tỉnh và các địa phương bố trí dành một khoản kinh phí phù hợp từ ngân sách địa phương để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo Trụ sở tiếp công dân của tỉnh và của các huyện, thành phố, thị xã, đảm bảo khang trang, thuận tiện cho công dân đến đề đạt nguyện vọng, khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng.
Tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị làm việc phục vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
3.2.8. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
Khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước và trong đời sống kinh tế - xã hội, điều này không chỉ được khẳng định trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại mà trong tất cả các hoạt động khác của nhà nước ở giai đoạn hiện nay. Thực tế đã chứng minh, nhiều vụ việc khiếu nại được giải quyết có hiệu quả là do bên cạnh việc cơ quan nhà nước quan tâm tới công tác giải quyết khiếu nại còn áp dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học, công nghệ. Quy trình khiếu nại, giải quyết khiếu nại phù hợp phải là quy trình không những đáp ứng được các yêu cầu công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, kịp thời… mà còn phải thích hợp với trình
độ phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay, sử dụng hiệu quả các công nghệ đó phục vụ hoạt đông giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, đã đến lúc cần nghiên cứu quy định về việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đối với khiếu nại bằng hình thức gửi thư điện tử với những trình tự, thủ tục mới, vừa thuận tiện cho công dân, vừa giảm bớt chi phí cho nhà nước và xã hội. Xây dựng mạng liên kết nội bộ giữa các cơ quan trung ương với cơ quan cấp tỉnh; giữa cơ quan cấp tỉnh với các cơ quan cấp huyện thuộc tỉnh, giữa cơ quan cấp huyện với cơ quan cấp xã, để tất cả các cơ quan đều có thể nắm bắt được tình hình giải quyết đối với từng vụ việc khiếu nại, qua đó thống nhất nội dung phối hợp để giải quyết đúng, kịp thời.
Kết luận chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm Trật Tự Xã Hội, Phục Vụ Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Thái Nguyên
- Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy, Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Làm Công Tác Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Trách Nhiệm Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai
- Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Trong thời gian tới, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, do đó, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Giải quyết khiếu nại về đất đai phải xuất phát từ những quan điểm (đồng thời là mục tiêu) chủ yếu đó là: bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai; không ngừng tăng cường pháp chế, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại; bảo đảm ổn định trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên cơ sở các quan điểm trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Triển khai thi hành có hiệu quả Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tiếp tục
nghiên cứu xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo thực sự khoa học, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Thực hiện tốt việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai, đảm bảo kịp thời chuyển tải những nội dung của pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai đến với các tầng lớp nhân dân, góp phần hạn chế những vụ việc khiếu nại phát sinh có nguyên nhân do không hiểu biết nội dung quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật quy định và bảo đảm. Quyền khiếu nại là một trong những phương tiện pháp lý hữu hiệu mà công dân có thể sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, công dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu về bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền khiếu nại là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là vấn đề còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không chỉ đối với tỉnh Thái Nguyên mà còn là mối quan tâm chung của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Những năm gần đây, Tỉnh Thái Nguyên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án đã, đang và chuẩn bị được đầu tư, triển khai thực hiện. Do đó, yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp của Tỉnh.
Nghiên cứu tình hình khiếu nại, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ngoài những nguyên nhân
khách quan (như chính sách, pháp luật về đất đai bất cập, chưa đồng bộ…), còn do những nguyên nhân chủ quan, đó là: cấp uỷ, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân, chưa phối hợp chặt chẽ giữa việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng; biên chế cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, khiếu nại chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao, kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về đất đai, khiếu nại của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế…
Để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, Luận văn đã đề xuất thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về: thể chế; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ; ứng dụng khoa học công nghệ; phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra, kiểm tra; đầu tư kinh phí… Trên cơ sở những quan điểm cơ bản đó là: bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ đất đai; bảo đảm trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Anh (2010), Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã của tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
3. Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Nguyên (2014), Kết quả khảo sát tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm qua, từ năm 2009 đến hết năm 2013.
4. Bộ Chính trị (2008), Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo chuyên đề ngày 10/01/2013 về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vụ việc tồn đọng, kéo dài về đất đai.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.
9. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học.
10. Trần Anh Hùng (2007), Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.
11. Bùi Thị Thúy Ngân (2011), Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác giải phóng mặt bằng ở thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.
12. Lê Hồng Oanh Ngọc (2009), Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại ở thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.
13. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
14. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
15. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
16, Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.
17. Trần Văn Sơn, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2007.
18. Thanh tra Chính phủ (2006), Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
19. Thanh tra tỉnh Thái Nguyên (2008-2013), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
20. Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học.
21. Nguyễn Thế Thịnh (chủ biên), Công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2007.
22. Nguyễn Thế Thuấn (2001), Tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học.
23. Nguyễn Thị Thủy (2009), Quyền khiếu nại hành chính của công dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học.
24. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
25. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Báo cáo số 210-BC/TU ngày 15/7/2013 về kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015.
26. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2013), Báo cáo số 247-BC/TU ngày 23/10/2013 về sơ kết việc thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Ban Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
27. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2014), Báo cáo số 273-BC/TU ngày 04/01/2014 về kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2013, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014.
28. Ngô Mạnh Toan (2007), Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo số 19/BC-UBND ngày 15/3/2012 về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016.
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo số 56/BC-UBND ngày 07/7/2010 về đánh giá 02 năm thực hiện đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và giải pháp trong thời gian tới.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo số 57/BC-UBND về tình hình, biện pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.