Đặc Điểm Khiếu Nại Về Đất Đai

* Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:

- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Quyết định giao đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;

+ Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;

+ Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.

+ Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sử dụng đất đã có người sử dụng vào mục đích công trong trường hợp Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản, tính mạng của nhân dân mà cần sử dụng đất;

+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép người sử dụng đất chuyển đất đang sử dụng từ loại đất này sang loại đất khác.

- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

+ Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

+ Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

+ Tái định cư là việc Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới cho người sử dụng đất phải di chuyển chỗ ở.

- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 3

Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận của người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất:

Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất là Quyết định cho phép người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng dưới hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

* Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại:

Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định đã nêu trên.

Như vậy, có rất nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhưng chỉ những Quyết định, hành vi hành chính theo quy định Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP được điều chỉnh theo pháp luật về đất đai (các Quyết định hành vi, hành chính này chỉ được thực hiện theo thẩm quyền bởi các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh); các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai điều chỉnh theo Luật khiếu nại, tố cáo.

1.1.3. Đặc điểm khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai là một dạng đặc biệt của khiếu nại hành chính, nên bên cạnh những đặc điểm chung của khiếu nại hành chính, khiếu nại về đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng khác với các khiếu nại thuộc các lĩnh vực khác... Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của khiếu nại về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước, được Nhà nước cho phép nhận

chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của khiếu nại về đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất.

Thứ hai, nội dung của khiếu nại về đất đai rất đa dạng và phức tạp. Hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất. Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.

Thứ ba, khiếu nại về đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt, như: có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân người khiếu nại mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Thứ tư, đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất. Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các chủ thể quản lý, sử dụng đất, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

1.1.4. Nội dung khiếu nại về đất đai

Nội dung khiếu nại về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

- Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ, tiến hành tái định cư cho những đối tượng bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc; tập trung chủ yếu vào 4 dạng sau:

+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi có Luật Đất đai năm 2003: các vụ việc khiếu nại này thường đã được các ngành, các cấp giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp khiếu, có vụ việc kéo dài đến 10 năm -15 năm. Phần lớn những trường hợp này người dân có bị thiệt thòi do chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trước khi có Luật Đất đai 2003 song chưa thỏa đáng hoặc do có sai phạm trong quá trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nay khiếu nại đòi bồi thường theo giá mới, đấy là trường hợp tồn tại khó giải quyết.

+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước để làm các dự án sau khi có Luật Đất đai năm 2003: Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện, nhiều địa phương định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường hoặc nhiều trường hợp không vận dụng thực hiện quy định về việc thỏa thuận mức giá bồi thường giữa người có đất bị thu hồi với người được giao đất mới, thậm chí có những dự án thu hồi đất của người dân thấp hơn hàng trăm, hàng chục lần so với giá đất chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho người khác, nên dẫn đến phát sinh khiếu nại rất gay gắt của công dân có đất bị thu hồi. Công dân thường tập trung vào việc khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi thường (đòi bồi thường theo giá thị trường), bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, yêu cầu cấp đất sản xuất...

+ Khiếu nại thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đòi được bồi thường theo chính sách mới. Tại thời điểm các hộ nhận tiền và bàn giao đất không khiếu nại, nhưng nay so với chính sách mới hoặc thấy đất bị thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, nên phát sinh khiếu nại đòi lại đất, đòi được bồi thường theo chính sách mới.

+ Khiếu nại do người dân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất, thiếu nơi ăn chốn ở, thiếu đất để sản xuất (nhất là các hộ bị giải tỏa trắng), không có việc làm, điều kiện học hành cho con cái và điều kiện sinh hoạt gặp khó khăn dẫn đến bức xúc, đi khiếu kiện (hoặc không đi khiếu kiện nhưng có những phản ứng bất bình trong xã hội), cần phải quan tâm giải đáp.

Nội dung khiếu nại tập trung vào những vấn đề: Định giá đất để bồi thường thấp hơn khung giá đất chính phủ, giá đất khu tái định cư cao hơn so với giá đất Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất; Bố trí tái định cư không đảm bảo, chất lượng nhà tái định cư thấp, diện tích tái định cư quá nhỏ, bố trí tái định cư không phù hợp, điều kiện điện nước, các dịch vụ y tế, trường học không đảm bảo, trường hợp sử dụng đất kinh doanh thì khi di chuyển sang nơi mới, hộ kinh doanh không còn điều kiện thuận lợi như trước; Không giải quyết việc làm hoặc không thực hiện tốt chính sách chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Trước khi thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết với người có đất bị thu hồi trong việc giải quyết việc làm nhưng rất ít chủ đầu tư thực hiện được cam kết của mình với người dân sau khi được giao đất. Một số trường hợp mặc dù được bố trí việc làm nhưng có tính chiếu lệ, không phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của người dân, do đó chỉ một thời gian ngắn, người được bố trí việc làm bị rơi vào cảnh thất nghiệp; Phương án bồi thường, hỗ trợ thiếu chính xác, không đúng thực tế, xác định diện tích, loại đất, nguồn gốc đất để bồi thường không phù hợp, gây thiệt thòi và thiếu công bằng, xác định loại nhà ở, công trình trên đất, kiểm đếm tài sản có sai sót hoặc vận dụng tùy tiện dẫn đến dân không đồng tình nên khiếu nại; Việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng trình tự, thủ

tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng; Đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất, giải tỏa hành lang an toàn giao thông.

- Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+ Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đo đạc không ghi rõ tứ cận hoặc không có mặt người xin cấp giấy dẫn đến ranh giới đất, diện tích đất sử dụng trên thực tế và theo giấy chứng nhận không rõ ràng nên xảy ra khiếu nại; Cấp giấy chứng nhận chỉ dựa trên bản đồ không ảnh, không đo đạc diện tích cụ thể từng thửa đất, không xác định ranh giới cắm mốc, mốc giới của các thửa đất liền kề...mà chỉ căn cứ vào diện tích người xin đăng ký kê khai trong đơn, nên còn có tình trạng diện tích đất trên giấy chứng nhận không đúng với diện tích thực tế, cấp không đúng đối tượng, cấp trùng, cấp nhầm thửa; Cấp giấy chứng nhận không tiến hành xác minh, thẩm định lại hồ sơ nên đã xảy ra trường hợp cùng một thửa đất có hai người cùng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đất người này đang sử dụng ổn định lâu dài lại xét cấp cho người khác, hay cấp giấy chứng nhận có số thửa, số tờ bản đồ nhưng khi kiểm tra hồ sơ thì không tìm được số thửa đó nằm ở đâu trên bản đồ địa chính và trên thực địa cũng không xác định được vị trí thửa đất đó.

+ Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận không rõ cấp cho chủ thể nào: cấp cho hộ gia đình, cá nhân hay cho vợ, chồng. Có cơ quan thì ghi cấp cho "hộ ông" hoặc cấp cho "ông" nhưng thực tế thửa đất lại thuộc quyền sử dụng đất của cả vợ và chồng hoặc quyền sử dụng đất là của tất cả các thành viên trong gia đình; Khi bàn giao mốc giới sử dụng cho người có quyền sử dụng đất, một số cơ quan có thẩm quyền cấp xã, huyện không bàn giao mốc giới cụ thể thực địa mà chỉ căn cứ vào tờ khai của các hộ gia đình, cá nhân xin cấp quyền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp đất không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, không có biên bản bàn giao thực

địa đối với hộ sử dụng đất, nhất là các hộ gia đình có sử dụng diện tích đất lớn như đất lâm nghiệp, đất vườn, đất trồng rừng nên bị chồng chéo giữa các hộ gia đình, đặc biệt là đất ở nông thôn.

+ Khiếu nại thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, gây phiền hà, có nhiều thay đổi, phải thực hiện theo nhiều bước, kéo dài thời gian. Nhiều trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu gây khó khăn cho người sử dụng đất.

+ Khiếu nại liên quan đến quy hoạch "treo": Khoản 3, Điều 29, Luật Đất đai quy định:

Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau dụngăm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố [28, tr. 23].

Trong thực tế, rất nhiều dự án, công trình chính quyền các cấp đã không thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ và không công bố (thậm chí có nhưng khu vực quy hoạch từ 10 đến 20 năm nhưng vẫn chưa thể triển khai được dự án, công trình hoặc chuyển mục đích). Người dân nằm trong các khu quy hoạch "treo" này đã không thể thực hiện được việc xây dựng nhà cửa, công trình hoặc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, gây ra bức xúc.

- Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai:

Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm chế

độ sử dụng đất; một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại; Bên cạnh đó, cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công vụ, như: ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

- Khiếu nại đòi lại đất cũ:

+ Ðòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã, Tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.

+ Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách "nhường cơm, sẻ áo"; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.

+ Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng. Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.

+ Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thương nghiệp, Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.

+ Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hóa.

+ Đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ: trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023