KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nợ xấu không chỉ là vấn đề của riêng mỗi ngân hàng, mà còn của toàn bộ nền kinh tế. Với những thay đổi và cải cách hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ và các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc trao đổi thông tin tín dụng, hoàn thiện Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cải thiện các phương pháp xử lý nợ hiện tại, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng linh hoạt điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam…
Hiện nay nợ xấu đã có vẻ giảm. Nhưng trong đó vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro. Các khoản vay được cơ cấu, được gia hạn, đảo nợ, nuôi nợ… có thể sẽ làm tăng rủi ro nợ xấu cho các NHTM Việt Nam trong thời gian sắp tới. Vì vậy, việc định hướng và đưa ra kế hoạch xử lý nợ xấu lâu dài là một việc làm cần thiết đối với các hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Trong đó NHNN đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các NHTM theo đúng quy định, có khen thưởng đối với những NHTM xử lý nợ tốt cũng như có biện pháp chế tài những NHTM có hành vi che giấu nợ xấu, làm ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ của toàn Ngành
“Đồng tiền không bao giờ ngủ” nên việc xử lý nợ xấu là một việc làm lâu dài, liên tục, không được chủ quan. Có như thế, hệ thống NHTM Việt Nam mới phát triển lành mạnh, thực hiện đúng vai trò chức năng trong nền kinh tế. Hệ thống NHTM phát triển tốt sẽ kéo theo nền kinh tế càng phát triển, giúp công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ở nước ta được thành công tốt đẹp
Với một số kiến nghị nêu trên, luận văn hi vọng đó có thể là những gợi ý quan trọng góp phần vào việc cải thiện tình hình nợ xấu hiện nay.
KẾT LUẬN
Trước những diễn biến của nợ xấu trong thời gian vừa qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Nợ xấu tăng cao khiến lợi nhuận của các NHTM suy giảm, nhiều NHTM có khả năng bị mất khả năng thanh toán. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu giảm về mức chuẩn theo thông lệ quốc tế là một việc làm cần thiết đối với hệ thống các NHTM Việt Nam.
Chính Phủ, NHNN và các ban ngành đã có nhiều động thái tích cực để xử lý nợ xấu. Các NHTM trên cơ sở chỉ đạo của NHNN cũng đã tích cực tiến hành các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Ngày 23/08/2013, với việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện đề án “Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” và đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” đã đề ra các nội dung và công việc cụ thể, giao cho từng đơn vị thực hiện, và quy định rò thời gian hoàn thành công việc. Những việc làm trên cho thấy NHNN và các NHTM đã nghiêm túc nhìn nhận vấn đề nợ xấu trong giai đoạn vừa qua.
Với việc triển khai, kết hợp đồng bộ các phương pháp, nợ xấu của các NHTM hiện nay đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM đã hạ nhiệt. Nhưng không vì thế mà NHTM được phép chủ quan trong vấn đề xử lý nợ xấu. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc xử lý nợ xấu vẫn còn là một quá trình lâu dài và còn lắm chông gai, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của NHNN và các NHTM
Luận văn không khỏi tránh những khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu và còn nhiều hạn chế trong nhiều vấn đề. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến góp ý, nhận xét chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè, để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình
Chân thành cám ơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính hợp nhất, Báo cáo Thường Niên, Bản cáo Bạch của các NHTM Việt Nam trong năm 2008-2012
2. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012): Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 theo quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012
3. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo Ngành Ngân Hàng 2011, 2012
4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, Tháng 2/2013, Báo cáo Ngành Ngân hàng 2012, các Ngân hàng chưa Niêm yết
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 8/2012, Báo cáo Giải trình chất vất tại phiên họp thứ 10 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội
6. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Việt Nam, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM
7. Nguyễn Minh Phong, Những điểm nhấn kinh tế thế giới 2012 và thách thức 2013, Phó ban tuyên truyền lý luận – Báo Nhân dân
8. Phạm Quốc Khánh, Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay của các NHTM Việt Nam,
học viện Ngân Hàng
9. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
10. Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
11. Thời báo kinh tế Việt Nam, tháng 7/2012, Trần tình nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước
12. Tạp chí Cộng sản, Tháng 2/2013, Kinh tế Việt Nam năm 2012 - 2013: tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô
13. Trần Ngọc Thơ, (2003). Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Akiko Terada-Hagiwara and Gloria O. Pasadilla, 2004, “Experience of Crisis- Hit Asian Countries: Do Asset Managenment Companies Increase Moral Hazard”
2. Chan-Huyn Sohn, “Korea’s Cororate Restructuring since Financial Crisis: Measures and Assessment”
3. Ernst and Young (2011): European NPL Report 2011
4. Xiaofen Chen (2001), Financial Liberalization, Competition and Sound Banking: Theoretical and Empirical Essays tại Virginia Polytechnic Institute and State University
5. Steven Radelet, Harvard Institute for International Development, March 1999.
“Indonesia: Long road to Recovery”
Website tham khảo www.cafef.vnwww.vietstock.vnwww.sbv.gov.vnwww.tapchicongsan.org.vnwww.tapchitaichinh.vnwww.vov.vn www.datc.com.vn
Website các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
www.abbank.vnwww.acb.com.vnwww.agribank.com.vnwww.bidv.com.vn www.dongabank.com.vn
www.trustbank.com.vnwww.eximbank.com.vnwww.hdbank.com.vnwww.kienlongbank.com.vnwww.lienvietpostbank.com.vnwww.mbbank.com.vnwww.mdb.com.vnwww.mhb.com.vnwww.msb.com.vnwww.namabank.com.vnwww.navibank.com.vnwww.oceanbank.vnwww.pgbank.com.vnwww.ocb.com.vnwww.southernbank.com.vnwww.westernbank.vnwww.sacombank.com.vnwww.saigonbank.com.vnwww.seabank.com.vnwww.techcombank.com.vn www.tpb.vn
www.vib.com.vnwww.vietabank.com.vnwww.vietcapitalbank.com.vnwww.vietcombank.com.vnwww.vietinbank.vn www.vpb.com.vn
Phụ lục 1: Giá trị tổng dư nợ của các NHTM giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
ABBank | 6,539 | 12,883 | 19,877 | 19,916 | 18,756 |
ACB | 34,833 | 62,358 | 87,195 | 102,809 | 102,815 |
Agribank | 294,523 | 368,096 | 431,992 | 451,507 | 480,453 |
BIDV | 160,982 | 206,402 | 254,191 | 293,937 | 339,931 |
DAB | 25,571 | 34,356 | 38,321 | 44,003 | 50,650 |
Dai A Bank | 1,842 | 4,249 | 5,833 | 6,996 | 9,159 |
Dai Tin Bank | 1,624 | 5,214 | 10,052 | 11,931 | 12,118 |
Eximbank | 21,232 | 38,382 | 62,346 | 74,663 | 74,923 |
HDBank | 6,175 | 8,231 | 11,728 | 13,848 | 21,148 |
KienLongBank | 2,195 | 4,874 | 7,008 | 8,404 | 9,683 |
LienVietBank | 2,415 | 5,423 | 9,833 | 12,757 | 22,992 |
MBBank | 14,995 | 27,064 | 45,282 | 58,108 | 73,912 |
MDBBank | 1,339 | 2,383 | 2,695 | 3,186 | 3,717 |
MHB | 16,112 | 20,136 | 22,629 | 22,954 | 24,651 |
MSB | 11,209 | 23,872 | 31,829 | 37,753 | 28,943 |
Nam A Bank | 3,750 | 5,013 | 5,302 | 6,245 | 6,262 |
NaviBank | 5,474 | 9,960 | 10,766 | 12,915 | 12,886 |
OceanBank | 5,939 | 10,189 | 17,631 | 19,187 | 26,240 |
PGBank | 2,365 | 6,267 | 10,886 | 12,112 | 13,787 |
PhuongDongBank | 8,597 | 10,217 | 11,585 | 13,846 | 17,389 |
PhuongNamBank | 9,540 | 19,786 | 31,267 | 35,339 | 43,633 |
PhuongTayBank | 1,365 | 1,791 | 3,973 | 8,854 | 5,254 |
Sacombank | 35,009 | 59,657 | 82,485 | 80,539 | 96,334 |
Saigonbank | 7,916 | 9,722 | 10,456 | 11,183 | 10,861 |
Seabank | 7,586 | 9,626 | 20,512 | 19,641 | 16,694 |
Techcombank | 26,343 | 42,093 | 52,928 | 63,451 | 68,261 |
Tienphongbank | 275 | 3,193 | 5,225 | 4,494 | 6,083 |
VIB | 19,775 | 27,353 | 41,731 | 43,497 | 33,887 |
Viet A Bank | 6,632 | 12,041 | 13,290 | 11,578 | 12,890 |
VietCapitalBank | 1,296 | 2,315 | 3,663 | 4,380 | 7,782 |
Vietcombank | 112,793 | 141,621 | 176,814 | 209,418 | 241,163 |
Vietinbank | 120,752 | 163,170 | 234,205 | 293,434 | 333,356 |
VPBank | 12,986 | 15,813 | 25,324 | 29,184 | 36,903 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến
- Giải Pháp Xử Lý Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: BCTC các NHTM 2008 – 2012
2008 – 2012
Đơn vị tính: %
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
ABBank | 0.33% | 0.50% | 0.29% | -0.15% | 0.15% |
ACB | 1.27% | 1.20% | 0.56% | 0.29% | -0.67% |
Agribank | 1.27% | 2.16% | 1.40% | 0.69% | 0.43% |
BIDV | 0.54% | 1.92% | 0.59% | 0.66% | 0.24% |
DAB | 1.80% | 1.31% | 0.99% | 0.54% | 0.39% |
Dai A Bank | 1.04% | 0.06% | 1.17% | 0.08% | 0.37% |
Dai Tin Bank | 0.20% | 1.30% | 0.27% | -0.26% | 0.86% |
Eximbank | 1.25% | 0.80% | 0.57% | 0.48% | 0.30% |
HDBank | 0.95% | 1.27% | 0.48% | -0.16% | 1.23% |
KienLongBank | 0.24% | 0.07% | -0.22% | 0.19% | 0.16% |
LienVietBank | 2.12% | 1.35% | 0.30% | 0.08% | -0.21% |
MBBank | 0.93% | 1.01% | 0.44% | -0.11% | 0.65% |
MDBBank | -0.55% | 0.24% | 0.01% | -0.21% | -0.17% |
MHB | 0.26% | 0.37% | 0.15% | 0.19% | 0.08% |
MSB | 0.21% | 0.55% | 0.51% | 0.64% | 0.43% |
Nam A Bank | 0.49% | 0.14% | 0.92% | 1.15% | 0.81% |
NaviBank | -0.02% | 0.60% | 0.18% | -0.25% | 0.04% |
OceanBank | 0.69% | 0.26% | -0.09% | -0.11% | -3.31% |
PGBank | 1.13% | 1.21% | 0.85% | 0.38% | 0.89% |
PhuongDongBank | 0.48% | 0.41% | 0.31% | -0.02% | -0.47% |
PhuongNamBank | 0.54% | 0.85% | 1.17% | 1.21% | 1.92% |
PhuongTayBank | 0.26% | 0.77% | 0.29% | 0.20% | 0.34% |
Sacombank | 1.66% | 1.64% | 0.42% | 0.82% | 0.29% |
Saigonbank | 0.97% | 0.42% | 3.83% | 0.47% | 0.50% |
Seabank | -0.78% | 0.73% | 0.52% | -0.05% | 0.01% |
Techcombank | 2.18% | 1.44% | 0.97% | 0.75% | 0.34% |
Tienphongbank | -0.17% | 0.86% | 1.15% | 0.66% | 0.97% |
VIB | 0.23% | 0.79% | 0.45% | -0.23% | 0.41% |
Viet A Bank | 0.56% | 1.18% | 0.73% | 0.60% | 0.79% |
VietCapitalBank | -1.14% | 0.72% | 0.12% | 0.93% | 0.95% |
Vietcombank | 0.56% | 0.94% | 0.92% | 0.39% | 0.49% |
Vietinbank | 0.78% | -1.37% | 0.70% | 0.45% | 0.17% |
VPBank | 0.19% | 0.51% | 0.37% | 0.56% | 0.15% |
Nguồn: BCTC các NHTM 2008 – 2012
Đơn vị tính: %
GDP | Lãi suất | Lạm phát | |
2008 | 6.35% | 11.73% | 19.90% |
2009 | 5.43% | 7.01% | 6.52% |
2010 | 6.48% | 12.19% | 11.75% |
2011 | 5.99% | 12.55% | 18.13% |
2012 | 5.10% | 11.00% | 6.81% |
Nguồn: số liệu thống kê NHNN Việt Nam