TSCĐ và Thanh toán. Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ tại các DNXD thường bao gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc kế toán phần hành TSCĐ, đại diện phòng kinh tế - kế hoạch, đại diện phòng cơ giới hoặc xe máy, thiết bị và đại diện bộ phận có TSCĐ được thanh lý, nhượng bán.
- Nguồn vốn đầu tư TSCĐ đối với các DNXD có vốn của Nhà nước bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn vay dài hạn. Còn với các DNXD ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư TSCĐ có thể là nguồn vốn kinh doanh, quỹ phát triển SXKD và vốn vay dài hạn. Do đó, đối với DNXD có vốn của Nhà nước, khi kết thúc đầu tư TSCĐ kế toán thực hiện bút toán kết chuyển nguồn, trừ trường hợp đầu tư bằng vốn vay. Ngược lại, các DNXD ngoài quốc doanh, khi kết thúc đầu tư và đưa TSCĐ vào sử dụng, gần như kế toán không thực hiện bút toán kết chuyển nguồn, trừ trường hợp đầu tư bằng quỹ phát triển SXKD.
- Hạch toán chi tiết TSCĐ tại các DNXD được thực hiện tương đối đầy đủ. Trên cơ sở hệ thống chứng từ liên quan đến việc hình thành và giảm TSCĐ, kế toán mở Thẻ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng và Sổ TSCĐ toàn DN. Tuy nhiên, công tác đánh số hiệu TSCĐ chưa được quan tâm, rất ít các DNXD thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐ.
- Trường hợp TSCĐ hình thành qua hoạt động đầu tư XDCB bằng vốn vay dài hạn, đặc biệt là nhóm nhà cửa và vật kiến trúc thì tiền l'i vay căn cứ vào khế ước vay
được vốn hóa, ghi tăng giá trị TSCĐ đầu tư.
- Hạch toán điều chuyển TSCĐ trong DNXD được thực hiện đúng với quy
định của Chế độ kế toán và tài chính. Đối với TSCĐ nhận điều chuyển thì căn cứ vào phân cấp quản lý tài chính để hạch toán. Nếu DNXD hạch toán độc lập thì căn cứ vào GTCL hoặc giá đánh giá lại để ghi tăng TSCĐ và tăng vốn kinh doanh, chi phí tiếp nhận được ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Nếu DNXD hạch toán phụ thuộc thì căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ để ghi tăng nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ và ghi tăng vốn kinh doanh theo GTCL, chi phí tiếp nhận
được ghi trực tiếp vào chi phí của bộ phận sử dụng TSCĐ nhận điều chuyển. DNXD
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 9
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 10
- Hạch Toán Biến Động Tài Sản Cố Định Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 13
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 14
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
là bên điều chuyển TSCĐ thì theo dõi chi tiết trên tài khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (TK 1361).
- Việc vận dụng tài khoản trong hạch toán biến động TSCĐ trong DNXD khá linh hoạt. Đối với các DNXD có quy mô tài sản lớn, kế toán thực hiện việc theo dõi chi tiết theo từng loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện trên các tài khoản cấp 2 của các tài khoản phản ánh TSCĐ (TK 211 và 213), ít DNXD lập Sổ cái tổng hợp cho TK 211, 213 mà lập Sổ cái cho tài khoản cấp 2. Một số DNXD có quy mô tài sản và khối lượng hoạt động nhỏ, kế toán không theo dõi chi tiết TSCĐ trên các TK cấp 2 mà phản ánh thông tin tổng hợp trên Sổ cái của tài khoản cấp 1.
- Phần lớn các DNXD tiến hành kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, cá biệt có Công ty 789 Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm kê 1 tháng 1 lần. Trường hợp phát hiện thiếu, mất TSCĐ Ban kiểm kê lập biên bản trình quản lý phê duyệt hướng giải quyết. Giá trị TSCĐ thiếu, mất về mặt tài chính được xử lý bằng cách yêu cầu cá nhân, bộ phận có liên quan trong quản lý, sử dụng TSCĐ phải bồi thường trách nhiệm vật chất.
- Việc điều chuyển TSCĐ từ DN đến công trường, công trình hoặc từ công trình này đến công trình khác được thực hiện chặt chẽ. Trên cơ sở nhu cầu của các công trình theo đề nghị và kế hoạch SXKD của DNXD, Giám đốc ra quyết định điều chuyển và giao trách nhiệm quản lý cho các cá nhân, bộ phận có liên quan. Sự thay
đổi địa điểm, bộ phận sử dụng và đối tượng chịu chi phí được thể hiện trên hồ sơ sử dụng TSCĐ liên quan (Nhật trình máy). Chi phí vận chuyển TSCĐ từ DN đến công trình, từ công trình này đến công trình khác hoặc từ công trình về DN được ghi nhận vào chi phí SXKD, có DN ghi vào chi phí sản xuất chung, có DN ghi tăng chi phí sử dụng máy thi công.
- Trong quá trình hoạt động, các DNXD không tiến hành đánh giá lại TSCĐ, kể cả những TSCĐ đ' khấu hao hết giá trị được sử dụng cho hoạt động SXKD. TSCĐ trong DNXD chỉ được đánh giá lại trong trường hợp tổ chức lại DN như cổ phần hóa - chuyển DN nhà nước thành công ty cổ phần hoặc chuyển thành công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên.
- Các DNXD phần lớn tiến hành lập Báo cáo tăng TSCĐ và Báo cáo TSCĐ 1 năm 1 lần. Báo cáo tăng TSCĐ gồm các nội dung: Tên TSCĐ (Chi tiết theo loại TSCĐ và theo địa điểm sử dụng); Đơn vị tính; Số lượng; Nước sản xuất; Thời gian bắt đầu khấu hao; Nguyên giá; Thời gian khấu hao; Mức khấu hao 1 năm và Giá trị còn lại. Báo cáo TSCĐ gồm các nội dung: Số thẻ tài sản; Tên TSCĐ (Chi tiết theo loại TSCĐ); Ngày khấu hao; TSCĐ đầu năm (Nguyên giá, Hao mòn lũy kế, Giá trị còn lại); Giá trị khấu hao trong năm và TSCĐ cuối năm (Nguyên giá, Hao mòn lũy kế, Giá trị còn lại). Các báo cáo này cùng với Sổ TSCĐ là cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính phần thuyết minh bổ sung các khoản mục được trình bày trong Bảng cân đối kế toán.
2.3.2.2. Hạch toán tài sản cố định thuê ngoài trong các doanh nghiệp xây dựng
Nhu cầu về TSCĐ cho hoạt động SXKD trong các DNXD nói chung là lớn và không đều giữa các thời điểm, nó phụ thuộc vào số lượng công trình được thi công và khối lượng công việc cũng như phương thức thi công của mỗi công trình. Có những thời điểm cần đầu tư TSCĐ nhưng khả năng tài chính không cho phép hoặc xét thấy việc đầu tư không hiệu quả so với hình thức sử dụng tài sản khác thì DNXD thực hiện thuê tài sản theo phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm DNXD không sử dụng hết TSCĐ đ' đầu tư, để tránh l'ng phí nguồn lực và có thể tạo ra một khoản doanh thu nhất định, DNXD tiến hành cho các DN khác thuê hoạt động TSCĐ. Qua khảo sát một số DNXD có thể khái quát đặc điểm hạch toán TSCĐ thuê ngoài tại các DNXD qua các điểm sau:
- Thời hạn thuê hoạt động TSCĐ tùy thuộc vào thời gian thi công từng công trình. Phương thức thanh toán tiền thuê hoạt động cho bên cho thuê được thực hiện chủ yếu theo tháng, cá biệt có trường hợp thanh toán 1 lần ngay tại thời điểm thuê. Trong trường hợp tiền thuê thanh toán đều đặn hàng tháng thì trên cơ sở hợp đồng thuê và hóa đơn tài chính do bên cho thuê phát hành DNXD hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp tùy vào mục đích sử dụng tài sản thuê. Trường hợp tiền thuê thanh toán 1 lần khi thuê
thì kế toán phản ánh toàn bộ tiền thuê là chi phí trả trước, định kỳ thực hiện phân bổ vào chi phí sử dụng máy thi công hoặc chi phí sản xuất chung.
- Kế toán không sử dụng TK Giá trị tài sản thuê ngoài 001 để theo dõi việc nhận và hoàn trả giá trị tài sản thuê hoạt động cho bên cho thuê.
- Trong trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ, có DN phản ánh chi phí khấu hao tài sản cho thuê vào TK Chi phí tài chính 635, có DN phản ánh vào TK Chi phí sản xuất chung 627, có DN mở riêng tài khoản cấp 2 trong TK Chi phí sử dụng máy thi công 623 để phản ánh (Chẳng hạn, Công ty LICOGI 12 theo dõi trên TK 6239 - Chi phí cho thuê tài sản). Tiền cho thuê hoạt động TSCĐ có thể được thu đều đặn hàng tháng (Nếu có bảo l'nh của ngân hàng) hoặc thu toàn bộ 1 lần khi cho thuê (Nếu không có bảo l'nh của ngân hàng). Nếu thu 1 lần khi cho thuê thì DN hạch toán vào TK Doanh thu chưa thực hiện 3387, định kỳ tiến hành phân bổ vào doanh thu của kỳ kế toán tương ứng. Tiền cho thuê hoạt động TSCĐ hoặc được hạch toán vào TK Doanh thu hoạt động tài chính 515, hoặc TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511 (Công ty LICOGI 12 phản ánh trên TK 5119 - Doanh thu cho thuê tài sản).
- Các DNXD chủ yếu thuê tài chính TSCĐ theo phương thức nhận quyền sở hữu tài sản khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng. Tất cả TSCĐ thuê tài chính đều là TSCĐHH và phần lớn đều được sử dụng cho thi công xây lắp. Số tiền thuê phải trả cho công ty cho thuê tài chính hoặc có hoặc không có thuế GTGT mà công ty cho thuê đ' trả khi đầu tư TSCĐ để cho thuê. Định kỳ, khi nhận được hóa đơn GTGT của công ty cho thuê, DNXD thanh toán tiền thuê, tiền thuế GTGT và tiền l'i thuê. Tiền l'i thuê được ghi nhận vào TK Chi phí tài chính 635, còn khấu hao TSCĐ thuê tài chính hoặc được ghi nhận vào TK Chi phí sản xuất chung 627 hoặc TK Chi phí sử dụng máy thi công 623. Khi kết thúc thời hạn thuê, nhận quyền sở hữu tài sản thuê, kế toán chuyển nguyên giá và giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính thành nguyên giá và giá trị hao mòn TSCĐHH thuộc quyền sở hữu của DNXD. Trường hợp, DNXD thuê tài chính TSCĐ mà khi kết thúc hợp đồng thuê trả lại TSCĐ cho công ty cho thuê thì TSCĐ được khấu hao theo thời gian của hợp đồng, khi kết thúc
thời hạn thuê và trả lại TSCĐ kế toán xóa sổ nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính.
2.3.2.3. Tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng
Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD của DNXD, TSCĐ bị giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng, để thu hồi giá trị TSCĐ bị hao mòn với mục
đích tái đầu tư TSCĐ, DNXD tiến hành tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. Hiện nay, các DNXD tính trích khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy tình hình tính và hạch toán khấu hao TSCĐ tại DNXD có những
điểm nổi bật sau:
- Các DNXD đều áp dụng phương pháp đường thẳng trong tính khấu hao TSCĐ, không áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo sản lượng.
- Khấu hao TSCĐ tại các DNXD phần lớn được tính theo quý trên cơ sở nguyên tắc tròn tháng - TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì tháng sau mới tính hoặc thôi tính khấu hao.
- Khấu hao TSCĐ thuê tài chính trong trường hợp nhận quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng nhất quán với TSCĐ cùng loại thuộc quyền sở hữu trên cả hai phương diện thời gian sử dụng dự kiến và phương pháp tính khấu hao. Còn trong trường hợp DNXD thuê tài chính theo phương thức trả lại TSCĐ cho công ty cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê thì TSCĐ thuê tài chính được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và thời gian của hợp đồng thuê.
- Khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động thi công xây lắp được hạch toán vào TK Chi phí sử dụng máy thi công 623, khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động quản lý tổ, đội, công trường được hạch toán vào TK Chi phí sản xuất chung 627, còn khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý, điều hành xí nghiệp, công ty được hạch toán vào TK Chi phí quản lý DN 642.
- Trường hợp trong một kỳ kế toán TSCĐ được sử dụng, điều chuyển cho nhiều công trình thì căn cứ vào thời gian sử dụng thực tế của TSCĐ cho từng công trình kế toán phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. Nếu trong một kỳ kế toán mà có những ngày không sử dụng thì số khấu hao còn lại của TSCĐ sau khi đ' phân bổ cho các công trình được hạch toán vào TK Chi phí quản lý DN 642.
- Trên cơ sở khung thời gian sử dụng theo quy định của Chế độ tài chính, các DNXD 100% vốn của Nhà nước có xu hướng lựa chọn giới hạn sử dụng trên, còn các DNXD ngoài quốc doanh có xu hướng lựa chọn giới hạn sử dụng dưới trong việc xác định thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao.
- Thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao quyền sử dụng đất trong DNXD căn cứ vào thời gian được phép sử dụng hợp pháp do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, chủ yếu là thời gian thuê hoặc giao đất. Đối với các DNXD 100% vốn nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất chưa được thể hiện trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của DN mà mới được theo dõi, quản lý về mặt hiện vật. Giá trị thương hiệu của DN được xác định khi cổ phần hóa thì thời gian tính khấu hao có DN xác định 25 năm (Chẳng hạn, Công ty cổ phần Xây lắp cơ giới Constrexim), có DN khấu hao trong thời gian 10 năm (Chẳng hạn, Công ty cổ phần LICOGI 12).
- Phần lớn các DNXD không theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguồn vốn khấu hao cơ bản do trích khấu hao và do sử dụng để tái đầu tư TSCĐ trên TK 009 (Hiện nay, Chế độ kế toán DN được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính TK 009 không còn
được sử dụng).
- Các DNXD không có trường hợp thay đổi phương pháp khấu hao đ' lựa chọn đối với một TSCĐ cụ thể mà chỉ có trường hợp thay đổi thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ, đặc biệt khi hoàn thành và đưa TSCĐ nâng cấp vào sử dụng.
- Một số DNXD, chẳng hạn Công ty LICOGI 12 và Công ty 789, thực hiện việc đăng ký khấu hao với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Bản đăng ký khấu hao TSCĐ được kết cấu gồm: Loại tài sản (Chi tiết TSCĐ theo hình thái biểu hiện); Nước sản xuất; Năm sử dụng; Ký hiệu; Nguyên giá; Khấu hao lũy kế cuối năm
trước; Giá trị còn lại đầu năm; Thời gian sử dụng còn lại; Khấu hao năm đăng ký; Khấu hao lũy kế cuối năm đăng ký và Giá trị còn lại cuối năm đăng ký.
- Các DNXD lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo quý với kết cấu: Loại tài sản (Chi tiết TSCĐ theo hình thái biểu hiện); Ký hiệu; Số đăng ký; Nguyên giá; Khấu hao lũy kế đầu kỳ; Giá trị còn lại đầu kỳ; Khấu hao trong kỳ; Khấu hao phân bổ cho các đối tượng (Công trình, xí nghiệp, tổ, đội, quản lý DN). Kích thước của Bảng tính và phân bổ khấu hao phụ thuộc vào số lượng các đối tượng phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ.
- Đối với TSCĐ đ' khấu hao hết giá trị nhưng vẫn được sử dụng cho hoạt
động SXKD thì không tính khấu hao nữa. DNXD thực hiện quản lý những tài sản này về mặt số lượng và hiện vật tương tự như đối với những TSCĐ đang sử dụng và
đang được tính khấu hao.
2.3.2.4. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng
Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD của các DNXD, việc hư hỏng của TSCĐ là điều khó tránh khỏi. Để khắc phục sự cố nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn ra bình thường, DNXD phải tiến hành sửa chữa TSCĐ. Tùy vào mức độ hư hỏng, quy mô chi phí sửa chữa và tính phát huy tác dụng của việc sửa chữa mà kế toán ghi nhận và xử lý chi phí sửa chữa cho phù hợp. Trong các DNXD, sửa chữa TSCĐ bao gồm 3 loại sửa chữa là sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Khảo sát thực tế có thể nhận thấy hạch toán sửa chữa TSCĐ tại các DNXD có những đặc điểm sau:
- Đối với những hư hỏng, trục trặc nhỏ có thể khắc phục ngay thì trên cơ sở báo cáo tình trạng TSCĐ, tờ trình xin sửa chữa TSCĐ, quản lý phê duyệt quy mô và hình thức sửa chữa. Sửa chữa thường xuyên có thể được tiến hành theo phương thức tự làm (đối với những DNXD có xưởng sửa chữa) hoặc theo phương thức thuê ngoài (đối với những DNXD không có xưởng sửa chữa). Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ được ghi nhận trực tiếp vào chi phí của bộ phận có TSCĐ sửa chữa, cụ thể nếu TSCĐ của bộ phận quản lý DN thì chi phí sửa chữa được hạch toán vào TK Chi phí quản lý DN 642, nếu TSCĐ sử dụng cho thi công xây lắp thì chi phí sửa chữa được
tập hợp trên TK Chi phí sử dụng máy thi công 623, còn nếu TSCĐ sử dụng cho quản lý tổ, đội thì chi phí sửa chữa được ghi nhận vào TK Chi phí sản xuất chung 627.
- Đối với sửa chữa lớn TSCĐ, các DNXD có vốn của Nhà nước thực hiện việc quản lý theo dự toán trên cơ sở kế hoạch sửa chữa lập đầu năm, kế toán chi phí sửa chữa theo phương thức ngoài kế hoạch. Trên cơ sở quyết toán chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi nhận trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí của bộ phận có TSCĐ được sửa chữa. Còn với các DNXD ngoài quốc doanh, khi TSCĐ bị hư hỏng phải sửa chữa lớn, bộ phận sử dụng TSCĐ trình quản lý phê duyệt, việc sửa chữa chủ yếu được thực hiện theo phương thức thuê ngoài, trên cơ sở hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT kế toán ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí SXKD.
- Đối với các DNXD, nâng cấp TSCĐ là hoạt động cải tạo, xây lắp trang bị bổ sung cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với tiêu chuẩn ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. Bộ phận sử dụng TSCĐ có nhu cầu sửa chữa nâng cấp trình quản lý phương
án và dự toán sửa chữa nâng cấp, sau khi được phê duyệt tiến hành sửa chữa theo phương thức tự làm hoặc thuê ngoài. Chi phí sửa chữa phát sinh được tập hợp trên TK Sửa chữa lớn TSCĐ 2413, khi hoàn thành căn cứ vào quyết toán sửa chữa để ghi tăng nguyên giá. Sau sửa chữa nâng cấp, DN lập biên bản xác định giá trị phải khấu hao của TSCĐ sau nâng cấp và thời gian sử dụng sau nâng cấp để điều chỉnh khấu hao TSCĐ.
Trên đây là thực trạng hạch toán TSCĐ tại các DNXD trên phương diện kế toán tài chính với những nội dung biến động, thuê ngoài, khấu hao và sửa chữa TSCĐ. Dưới đây, Luận án tiếp tục xem xét thực trạng hạch toán TSCĐ trong các DNXD trên phương diện kế toán quản trị.
2.3.3. Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng trên phương diện kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một công cụ quản lý tương đối mới mẻ đối với các DN Việt Nam nói chung và DNXD nói riêng. Các DN phần lớn đều nhận thức được ý nghĩa, vai trò của kế toán quản trị đối với quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh