Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 12


hàng cần tập trung vào những lĩnh vực như: làm đường nông thôn, kéo điện, xây dựng hệ thống thủy lợi, cung cấp nước sạch….

- Ngoài ra, cần mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng cho vay các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, trước mắt tập trung vào các đối tượng:

+ Trong ngành công nghiệp, cần tập trung cho vay mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, bảo quản & chế biến nông sản.

+ Trong lĩnh vực xây dựng, chú ý đến những doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong nông thôn.

+ Trong thương mại, tập trung cho vay xây dựng các chợ đầu mối trung tâm, khu thương mại để phục vụ mua sắm của dân cư trong vùng và nhu cầu luân chuyển hàng hóa đi các địa phương khác.

* Giải pháp để thực hiện là căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, quy hoạch phát triển riêng từng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Tỉnh, cụ thể chi tiết sử dụng đất như đất chuyên dùng cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp cho trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn trái và sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Đất cho chăn nuôi gia súc, gia cầm… Căn cứ quy hoạch đó ngân hàng sẽ đầu tư để nhân dân lựa chọn các phương án trồng cây, cây con gì có hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng phải đầu tư cho nhân dân theo đúng định hướng quy hoạch, tránh hiện tượng vượt quá quy mô sẽ dẫn đến cung vượt cầu, Ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn.

3.2.3.2 Giải pháp cho vay theo thành phần kinh tế

* Đối với thành phần kinh tế cá thể và hộ sản xuất: Dư nợ đối với thành phần kinh tế này trong những năm qua chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (năm 2011 là 3.815 tỷ đồng chiếm 75%/ dư nợ). Để tập trung vốn cho thành phần kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

này, các Ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay kể cả thủ tục thế chấp, bảo lãnh theo hướng gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đơn giản. Đối với khách hàng vay món nhỏ có thể áp dụng cho vay theo thời vụ và chu kỳ sản xuất, nên làm thủ tục một lần để vay nhiều lần, mỗi lần vay mới người dân chỉ việc ký khế ước nhận nợ mà không phải làm lại thủ tục.

* Đối với Doanh nghiệp: Đây là một khu vực kinh tế rất năng động trong cơ chế thị trường, đóng góp vào tăng trưởng GDP tỉnh nhà tương đối cao khoảng 40%. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có trên 2.000 Doanh nghiệp, trong đó hơn 437 Doanh nghiệp hoạt động địa bàn nông nghiệp, nông thôn nhưng hiện mới chỉ có hơn 50% số này có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Do Doanh nghiệp thiếu tài sản và nguồn vốn, dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường... Để tập trung đầu tư cho khu vực này, tỉnh cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 193/2001/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi họ có đủ điều kiện vay vốn nhưng thiếu tài sản thế chấp.

Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 12

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hình thức vay vốn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, các Ngân hàng mở rộng hình thức cho thuê tài chính trong việc đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến với số vốn lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

* Đối với thành phần kinh tế hợp tác: Phát triển kinh tế hợp tác là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Hiện nay cả tỉnh có 90 hợp tác xã trong đó có hơn 50 HTX hoạt động ở địa bàn nông thôn chủ yếu trên các ngành nghề: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp... Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX không cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên Ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Để từng bước tăng trưởng đầu tư cho thành phần kinh tế hợp tác, Tỉnh sớm hình thành Quỹ bảo lãnh cho vay hợp tác xã và thành viên HTX, trong khi chờ sự ra đời của quỹ bảo lãnh HTX, tạm thời có thể thực hiện thông qua Quỹ


đầu tư phát triển của Tỉnh để bảo lãnh cho các HTX và thành viên HTX khi họ có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng nhưng thiếu tài sản thế chấp.

3.2.3.3 Giải pháp đầu tư tín dụng theo thời hạn

* Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ. Nhất thiết phải tạo lập được nguồn vốn trung và dài hạn. Việc sử dụng một tỷ lệ nào đó vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ là vấn đề mang tính chất kỹ thuật, bởi lẽ nó thường chứa đựng rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cần quan tâm các vấn đề sau:

- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn.

- Áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như Home banking, Internet banking… Mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn, trường đại học cao đẳng trong tỉnh. Thực hiện dịch vụ trả lương cho công nhân thông qua máy ATM, để từ đó thu hút vốn nhàn rỗi cho đầu tư.

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng bằng cách công bố những thông tin cơ bản hoạt động của các Ngân hàng, đặc biệt là các hệ số an toàn và khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

- Tranh thủ sự điều hòa hỗ trợ vốn từ hội sở chính các NHTM. Các NHTM trong tỉnh cần xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn điều hòa. Bên cạnh đó cần tranh thủ các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài như dự án tài chính nông thôn của IMF, các dự án ADB có thời gian ân hạn và cho vay dài để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.


* Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng.

-Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, việc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng, tăng vòng quay đồng vốn sẽ là giải pháp quan trọng để tạo vốn trong chính sách tín dụng của các Ngân hàng. Các NHTM cần đặc biệt chú trọng phương thức cho vay theo cơ chế "khép kín" từ khâu sản xuất nuôi trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khầu, có nghĩa cho vay người mua, thu nợ người bán, hoặc cho vay gián tiếp cho các cơ sở, các tổ chức chế biến sản phẩm nông nghiệp, thông qua đó chuyển tiền vật tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Cung cấp tín dụng cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn ở Ngân hàng này, còn vốn lưu động thì vay ở một Ngân hàng khác. Chính vì vậy khâu kiểm tra kiểm soát vốn vay và quản lý thống nhất các dòng tiền để thu nợ của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

* Xử lý có hiệu quả các khoản nợ tồn động, nợ quá hạn để tăng nguồn vốn khả dụng cho vay nông nghiệp nông thôn của các TCTD. Kết hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật, cơ quan chức năng về đất, nhà ở để giải quyết tài sản thế chấp trong các vụ án, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tích cực từ phía các cấp các ngành để giúp cho công thu hồi nợ được hiệu quả.

3.2.4 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động Ngân hàng nói chung và đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn nói riêng đem lại hiệu quả cao đó là yếu tố con người. Trong đó đội ngũ cán bộ tín dụng và thẩm định cho vay đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy cần thực hiện:

- Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Địa bàn nông thôn rộng lớn, lực lượng cán bộ lại mỏng do đó, hiện nay đa số cán bộ tín dụng tại các NHTM trong tỉnh phải làm thêm giờ, làm ngày nghỉ cuối tuần luôn diễn ra dẫn đến hạn chế việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay, hạn chế việc nghiên cứu trau dồi nâng cao kỹ năng


nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy phải tăng cường thêm lực lượng cán bộ tín dụng cả về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ cấp thiết.

- Cần phải thường xuyên đào tạo lại để cung cấp cho cán bộ tín dụng những kiến thức mới và chuyên sâu như tài chính nông thôn, các kiến thức về sản xuất nông nghiệp, các cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn để có thể đưa ra những đề xuất hiệu quả.

3.2.5 Các giảp pháp hỗ trợ khác

- Tổ chức các buổi hội thảo, những buổi tập huấn nhằm cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại về kiến thức kinh doanh, xây dựng và quản trị dự án. Thông qua đó một mặt vừa nâng cao trình độ để tiếp cận và sử dụng vốn ngân hàng có hiệu quả, mặt khác quảng bá thương hiệu và hoạt động ngân hàng rộng ra công chúng.

- Các Ngân hàng cần thành lập phòng thông tin và hỗ trợ tư vấn. Nhiệm vụ phòng này là thu thập các thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài tỉnh để đưa ra các dự báo giúp cho lãnh đạo ngân hàng định ra các chiến lược, sách luợc kinh doanh. Giúp cho các phòng tín dụng thẩm định các thông tin quyết định cho vay hay không. Tư vấn giúp khách hàng trong việc xây dựng các dự án đảm bảo tính khả thi cao.

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ‌

3.3.1 Đối với Chính phủ

- Tăng cường hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng sản phẩm nông sản đạt chất lượng quốc tế. Tăng cường cung cấp thông tin, dự báo, phòng chống thiên tai, góp phần hạn chế tác động của thiên tai, dịch bệnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Tiếp tục nhân rộng các hình thức bảo hiểm trong nông nghiệp (bảo hiểm vật nuôi, cây trồng...). Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế và các TCTD hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giảm thiểu rủi ro. Chính phủ cần có chính sách miễn


giảm thuế đối với các Công ty bảo hiểm, hỗ trợ phí bảo hiểm cho người dân để người dân quen dần với dịch vụ bảo hiểm.

- Bổ sung đối tượng là các hộ nông dân có hộ khẩu ở thành thị có cơ sở sản xuất ở nông thôn vào diện được vay vốn theo tinh thần Nghị định 41 và nâng mức vay tối đa đối với đối với công trình vệ sinh nước sạch và hộ nghèo về nhà ở để phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.2 Đối với UBND tỉnh Vĩnh Long

- Hoàn chỉnh quy hoạch và công khai hóa quy hoạch kế hoạch phát triển KT-XH chi tiết để nhân dân và các doanh nghiệp có cơ sở yên tâm đầu tư lâu dài, các NHTM có căn cứ để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho đời sống kinh tế - xã hội.

- Hàng năm xem xét bố trí nguồn vốn để ủy thác cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ nghèo theo các chương trình mục tiêu của tỉnh.

- Cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và thành viên HTX vay vốn. Nguồn vốn hoạt động của hai quỹ trên một phần lấy từ ngân sách nhà nước - trong phần chi đầu tư phát triển, một phần hình thành từ vốn góp của các tổ chức tài chính tín dụng như các NHTM, Công ty bảo hiểm…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được cấp hoặc thuê đất dài hạn để xây dựng trụ sở và đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thông qua đó giúp cho các HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản là các dây chuyền máy móc thiết bị làm cơ sở cho các hộ nông dân, doanh nghiệp đem thế chấp cầm cố ngân hàng để vay vốn.

- Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông chú trọng hơn chất lượng công tác khuyến nông để hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân dễ tiếp thu những cái mới đồng thời có chương trình đi thực tế để có thể vừa kiểm tra vừa hướng dẫn bà con nông dân trong


nuôi trồng, những giống cây, con mới. Bên cạnh đó cần nắm bắt những phong trào phát triển cây, con một cách tự phát để kịp thời tư vấn cho hộ nông dân, trách tình trạng chạy theo phong trào nhiều rủi ro.

3.2.3 Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

- Tiếp tục phát triển mạng lưới theo hướng chọn lọc, khuyến khích các Ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới về các huyện, nhất là các địa bàn nông thôn, các địa bàn chưa có hoặc còn ít các điểm giao dịch của các ngân hàng, tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Tiếp tục thẩm định, cấp phép thành lập các QTDNDCS, cho phép mở rộng địa bàn hoạt động đối với các Quỹ có điều kiện.

-Tổ chức triển khai và phối hợp với cơ quan truyền thông thông tin kịp thời chính sách về tín dụng nông nghiệp nông thôn. Đồng thời thường xuyên phân tích số liệu thống kê định kỳ, kết hợp với những định hướng để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc đề ra những chương trình, chỉ tiêu định hướng liên quan đến tín dụng nông nghiệp nông thôn của các NHTM.

- Tiếp tục tổ chức những buổi tọa đàm, đối thoại kết nối các Ngân hàng, doanh nghiệp trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quan hệ tín dụng ngân hàng - khách hàng.

- Tăng cường thanh tra kiểm tra các NHTM đặc biệt là nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, tập trung vào việc thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, những vi phạm. Giúp cho các NHTM trong tỉnh đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu và định hướng.

3.2.4 Đối với Hội sở chính các NHTM

Chú ý tạo điều kiện hỗ trợ vốn nhất là vốn trung, dài hạn đối với các chi nhánh ở những tỉnh nghèo đang có nhu cầu lớn nhưng lại gặp khó trong huy động về vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.


Kết luận chương 3:‌

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình phấn đấu, không những cần sự nỗ lực của các NHTM mà còn có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ của lãnh đạo Tỉnh và các sở ban ngành. Phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải quán triệt tốt những quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước, đồng thời bám sát các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, nếu những giải pháp, kiến nghị với các cơ quan được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của các NHTM sẽ tốt hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy kinh tế Tỉnh nhà ngày một phát triển, tăng trưởng cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022