Đối Với Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam:


- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các NHTM, để mọi hoạt động đều đi vào khuôn khổ chung, đồng thời hạn chế các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên thị trường. Đồng thời NHNN cũng có chế độ thưởng phạt rò ràng đối với các ngân hàng thực hiện tốt cũng như đối với những ngân hàng vi phạm luật.

- Mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước trong công tác trao dồi kiến thức và kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn mạnh trên thế giới.

- NHNN cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng với kỹ thuật cao và có cơ chế giám sát chặt chẽ, thường xuyên cập nhập thông tin khách hàng. Yêu cầu các tổ chức tín dụng có trách nhiệm khai báo đầy đủ, chính xác thông tin tín dụng của từng khách hàng khi một cá nhân hay một doanh nghiệp có vấn đề với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì các tổ chức tín dụng khác đều nhận biết được nhằm giám sát được các khách hàng vay vốn và sử dụng nhiều sản phẩm tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác nhau, hạn chế tình trạng vay vốn quá mức, sử dụng nhiều thẻ tín dụng, vượt quá khả năng trả nợ của một khách hàng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:


- Thường xuyên rà soát, đánh giá toàn diện dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV, dự báo các khu vực kinh tế và các ngành nghề cho vay có mức độ rủi ro cao để chỉ đạo kịp đối với các Chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ.

- Nghiên cứu, cải tiến quy trình cấp tín dụng để đơn giản bớt hồ sơ vay vốn đối với đối tượng tín dụng bán lẻ, nhằm làm gọn hồ sơ vay, tiết kiệm chi phí và thời gian cho Ngân hàng cũng như cho khách hàng.

- Hỗ trợ BIDV-HCM về mặt công nghệ, tăng tính chủ động cho chi nhánh trong việc quyết định tăng cường năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành, công tác thẩm định, báo cáo tổng hợp.


- Xúc tiến việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân áp dụng trong toàn hệ thống đối với tất cả các loại hình cho vay (hiện tại chỉ áp dụng xếp hạng tín dụng cá nhân cho sản phẩm thẻ tín dụng)

- Tăng cường việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của toàn hệ thống, mở các lớp đào tạo chuyên sâu, tổ chức các lớp tập huấn khi có những chính sách mới của NHNN hoặc Chính phủ để cán bộ của toàn hệ thống có điều kiện nắm bắt được các chủ trương hoạt động và chủ động hơn trong công tác của mình.

- Phối hợp với các chi nhánh trong việc đưa hình ảnh BIDV đến công chúng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong công tác marketing và tiếp thị sản phẩm của chi nhánh.

- Nghiên cứu thêm các hình thức mua bán dư nợ của khách hàng từ các TCTD khác, vì hiện tại, lãi suất cho vay của BIDV đang rất hấp dẫn và cạnh tranh so với các NHTM cổ phần. Nhu cầu ngày càng nhiều của một số khách hàng (có lịch sử trả nợ tốt) muốn chuyển dư nợ vay từ ngân hàng khác sang BIDV để được nhận lãi suất cho vay tốt hơn.

- Nghiên cứu các hình thức cho vay hoặc bảo lãnh đối với các đối tượng khách hàng muốn làm thủ tục nhập cư hoặc đầu tư trực tiếp vào các nước tiên tiến như: Mỹ, Canada, New Zealand,…


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 nêu lên định hướng và mục tiêu phát triển của BIDV nói chung và BIDV-HCM nói riêng trong thời gian tới, từ đó đưa ra các giải pháp tăng trưởng tín dụng bán lẻ để BIDV-HCM tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của BIDV. Với chiến lược đưa BIDV-HCM trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam của hệ thống BIDV đó là nhóm giải pháp cụ thể cho BIDV-HCM. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ Chính phủ, ngân hàng nhà nước và các cơ quan ban ngành khác thông qua một số kiến nghị hoàn thiện một số điều kiện nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.

Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, thì chắc chắn những giải pháp của tác giả nêu ra là chưa đủ và mong muốn của tác giả là có thể chi tiết cụ thể hóa hơn những giải pháp này và mở rộng một cách toàn diện hơn. Chính vì vậy chương này có thể nói chỉ là một sự khái quát hóa những giải pháp mang tính khuyến nghị và hướng vào những vấn đề nổi cộm nhất nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.


KẾT LUẬN‌

Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục và phát triển, thì tín dụng bán lẻ sẽ có tiềm năng trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của nghiệp vụ ngân hàng. Xu hướng này diễn ra bởi vì tín dụng bán lẻ không chỉ không chỉ mang lại lợi nhuận tương đối cho ngân hàng, mà còn bởi vì người tiêu dùng với trình độ ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để nâng cao mức sống của bản thân, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân. Từ đó, giúp các nhà sản xuất – kinh doanh tăng quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. và vì thế tăng trưởng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của BIDV trong giai đoạn hiện nay.

Thấy được xu hướng phát triển của loại hình này, tác giả nhận thấy Đề tài nghiên cứu “Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết. Luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của BIDV, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Mặc dù đã cố gắng trong việc tìm tòi, nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện nhưng vẫn còn thiếu xót, chưa đầy đủ, tác giả mong rằng luận văn này góp một phần nhỏ vào chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV-HCM. Và rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌ 1 Nguyễn Quốc Anh Nguyễn Đăng Dờn Hoàng Đức 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌



1

Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương – Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2000), Tín dụng ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê


2

Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM


3

Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại,Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh


4

Nguyễn Ngọc Hùng - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP HCM (1998), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê


5

Nguyễn Đắc Hưng (2011), “Phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu quả tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam:, Tạp chí ngân hàng


6

Nguyễn Minh Kiều - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê


7

Lê Khắc Trí (2006), “Bán buôn và bán lẻ tín dụng ở Việt Nam: Hiện trạng và Giải pháp phát triển”, Thị trường Tài chính – Tiền tệ số 14.


8

Lê Khắc Trí (2007), “Định hướng và Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam”, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam số 3+4


9

Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng


10

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2009, 2010, 2011, và 06/2012 - Cục Thống Kê TP.HCM

11

Báo cáo dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng năm 2010, 2011

12

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

13 Luan ván các khoá 15,16 vá 17 Cao hpc Kinh te Truóng dai hpc kinh te TP.HCM


Ngán háng TMCP Dau tu vá Phát trién chi nhánh TP Ho Chí Minh, Báo cáo du:

14 nf tin dyng bán lé tai BIDV HCM nám 2008, 2009, 2010, 2011, quy 2/2012


Ngán háng TMCP Dau tu vá Phát trién Viet Nam - Chi nhánh TP Ho Chí Minh,

15 Báo cáo ket quá hoat dong kinh doanh cúa BIDVHCM nám 2008, 2009, 2010, 2011, quy2/2012

Ngán háng TMCP Dau tu vá Phát trién Viet Nam, Báo cáo thu:áng nién nám

16 2010,2011


Ngán háng TMCP Dau tu vá Phát trién Viet Nam (2009), Quy dinh ve cap tín

17 dung bán lé


Thóng tin trén Website cúa Ngán háng nhá nuóc Viet Nam, Chính phú Viet Nam,

18 Tóng cuc thong ké, Ngán háng Á Cháu, HSBC, Sacombank, Techcombank, Vietcombank,Dau tir chúng khoán...

Phụ lục 1: Bảng liệt kê các tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân:

(phần bổ sung tại mục 2.2.3 của Chương 2, Hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân)

Nhóm 1: Tài chính


1. Thu nhập thường xuyên, ổn định của người vay:

- Dưới 36 trđ : 10 điểm

- Từ 36-60 trđ : 20 điểm

- Từ 61-120 trđ : 30 điểm

- Trên 120 trđ : 40 điểm

2. Thu nhập thường xuyên, ổn định của người cùng trả nợ:

- Dưới 72 trđ : 10 điểm

- Từ 72-120 trđ : 20 điểm

- Từ 121-240 trđ : 30 điểm

- Trên 240 trđ : 40 điểm

Nhóm 2: Quan hệ tín dụng với Ngân hàng


3. Tình hình trả nợ vay Ngân hàng:

- Chưa bao giờ quá hạn : 40 điểm

- Quá hạn dưới 30 ngày : -20 điểm

- Quá hạn từ 30 ngày trở lên : -40 điểm

4. Cơ cấu nợ

- Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) : 40 điểm

- Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) : -20 điểm

- Nợ dưới tiêu chuẩn,... (nợ từ nhóm 3-5):

-40 điểm

5. Dư nợ hiện tại + khoản vay dự kiến

- Dưới 100 trđ : 40 điểm

- Từ 100-499 trđ : 20 điểm

- Từ 500-699 trđ : 10 điểm

- Từ 700-1000 trđ : 05 điểm

- Trên 1000 trđ : 0 điểm


Nhóm 3: Tài sản đảm bảo


6. Loại tài sản đảm bảo:

- Sổ tiết kiệm, chứng từ có giá : 20 điểm

- Nhà ở, đất ở : 10 điểm

- Khác : 05 điểm

- Không có : 0 điểm

7. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo:

- Dưới 01 tháng : 20 điểm

- Từ 01-12 tháng : 05 điểm

- Trên 12 tháng : 0 điểm

8. Tổng vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo

- Dưới 40% : 20 điểm

- Từ 40%-60% : 10 điểm

- Trên 60% : 05 điểm

9. Bảo hiểm tài sản đảm bảo

- Có, người thụ hưởng là BIDV.HCMC, ≥

vốn vay BIDV.HCMC: 20 điểm

- Có, người thụ hưởng là BIDV.HCMC, < vốn vay BIDV.HCMC: 10 điểm

- Có, người thụ hưởng là khách hàng:5 điểm

- Không : 0 điểm

Nhóm 4: Phi tài chính


10. Trình độ học vấn:

- Trên đại học : 20 điểm

- Đại học : 15 điểm

- Trung cấp : 10 điểm

- Khác : 05 điểm

11. Nghề nghiệp:

- Nhóm 1 : 20 điểm

- Nhóm 2 : 15 điểm

- Nhóm 3 : 10 điểm

- Nhóm 4 : 05 điểm

- Nhóm 5 : 0 điểm

12. Chức danh:

- Lãnh đạo, quản lý : 20 điểm

- Chuyên gia : 15 điểm

13. Thời gian công tác hiện tại:

- Dưới 06 tháng : 0 điểm

- Từ 06-12 tháng : 10 điểm

- Khác : 05 điểm

- Trên 12-36 tháng : 15 điểm

- Trên 36 tháng : 20 điểm

14. Tuổi:

- Từ 18-25 : 05 điểm

- Từ 26-55 : 20 điểm

- Trên 55 : 10 điểm

15. Chổ ở

- Nhà riêng, sở hữu của khách hàng:20 điểm

- Ở chung nhà cha mẹ : 05 điểm

- Ở nhà thuê, khác : 0 điểm

16. Tình trạng gia đình

- Độc thân : 20 điểm

- Có gia đình, chưa có con : 10 điểm

- Có gia đình, có 01 con : 05 điểm

- Khác : 0 điểm

17. Số người trực tiếp phụ thuộc

- 0 người : 10 điểm

- 01 người : 05 điểm

- Từ 02 người trở lên : 0 điểm

- Công nhân viên : 10 điểm

Điểm thưởng


18. Mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng

- Tiết kiệm và dịch vụ khác : 20 điểm

- Chỉ gửi tiết kiệm : 15 điểm

- Sử dụng các dịch vụ khác : 05 điểm

- Không : 0 điểm

19. Mua bảo hiểm nhân thọ

- Có, thời gian mua ≥ thời gian vay BIDV.HCMC: 10 điểm

- Có, thời gian mua < thời gian vay BIDV.HCMC: 05 điểm

- Không có : 0 điểm

Ghi chú:

Cơ cấu nợ(Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước):

+ Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (gồm nợ đủ khả năng thu hồi đúng hạn, những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại).

+ Nợ nhóm 2: nợ cần chú ý (gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu).

+ Nợ nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn (gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2)

+ Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ (gồm các nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai)

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí