Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 1

1


Luận văn:

“Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ) 8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ) 9

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm TDNH 9

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 1

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 10

1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK

).................................................................................................................... 13

1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu 14

1.3.2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu 15

1.3.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu 18

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu 26

Tóm tắt chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT

KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 32

2.1.1. Một số thông tin chính về NHNTVN 32

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN 33

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN 34

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN 32

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 40

2.2.1. Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN 40

2.2.2. Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN 42

2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ) 46

2.3. Đánh giá về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN 60

2.3.1. Những kết quả đạt được 60

2.3.2. Những khó khăn và tồn tại 64

2.3.3. Nguyên nhân 66

Tóm tắt chương 2 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 73

3.1. Chiến lược xuất khẩu và tín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam 73

3.1.1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 73

3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng 75

3.2. Chiến lược phát triển NHNTVN đến năm 2015 76

3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của NHNTVN. .. 76

3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại

NHNTVN 77

3.3. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh 78

3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN.. 82 3.4.1. Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng 82

3.4.2. Các giải pháp khác 87

Tóm tắt chương 3 94

KẾT LUẬN 95


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


Hình 2.1.Tổng nguồn vốn huy động 32

Hình 2.2. Doanh số TT XNK 34

Hình 2.3. Số thẻ lưu hành 35

Hình 2.4. Doanh số thanh toán thẻ 39

Hình 2.5. Tổng doanh số ngoại tệ mua bán 39

Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT 48

Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại NHNT 32

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNT từ năm

2003 - 2006 33

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng DS TTXNK 35

Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 47

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại

NHNTVN 50

Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN 52

Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 52

Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế 55

Bảng 2.9. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN 58

Bảng 2.10. Tình hình chiết khấu chứng từ hàng xuất tại NHNTVN 59


LỜI MỞ ĐẦU


1.Lí do lựa chọn đề tài.

Qúa trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sản xuất, thương mại đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá và lối sống…Thông qua các hoạt động trên các nước xích lại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn. Chính điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận không tách rời và tuỳ thuộc vào nhau. Sự biến động xảy ra ở bất kỳ nước nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trên thế giới. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển.

Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách, đổi mới nền kinh tế quốc dân để đảm bảo Việt Nam thực hiện thắng lợi đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi mở cửa, hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, trong đó hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần to lớn vào sự đổi mới đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như đáp ứng đầy đủ hơn nu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Vậy phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu - một động lực quan trọng để hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu, các dây chuyền thiết bị phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không đủ vốn thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của xã hội.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ( NHNTVN ) ngay từ khi được


thành lập đã là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm,…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ,…Vì vậy trong nhiều năm qua với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại, NHNTVN luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất, ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Hiện nay NHNTVN vẫn đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt cùng với sự phát triển của ngoại thương, NHNTVN đã và đang tìm nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu ( TDTTXK ), vừa để tài trợ các doanh nghiệp trong nước, vừa phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, vừa đem lại nguồn lợi nhuận lớn lao cho ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong cạnh tranh. Tuy nhiên hoạt động TDTTXK của NHNTVN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

Được sự giới thiệu của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và sự cho phép của quý NHNTVN, em đã được thực tập tại trụ sở chính NHNTVN – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu về hoạt động TDTTXK của ngân hàng và nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đó đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và với sự phát triển kinh tế nước ta nói chung. Do vậy đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” đã được em lựa chọn là đề tài để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Trên cơ sở xác định bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng ( TDNH ) đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thực trạng hoạt động TDTTXK của NHNTVN, mục đích nghiên cứu chuyên đề là đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động TDTTXK tại

NHNTVN.

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là: Chuyên đề khảo sát hoạt động

TDTTXK tại NHNTVN từ năm 2003 đến năm 2006.

4. Kết cấu của chuyên đề.

Tên chuyên đề: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”.

Để đạt được các mục đích trên, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Mục lục; Danh mục các bảng số liệu, hình vẽ, chữ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục, thì chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về hoạt động TDTTXK tại ngân hàng thương mại ( NHTM ).

Chương 2: Thực trạng và đánh giá hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ).

Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Qúa trình phát triển kinh tế tạo điều kiện và đòi hỏit sự phát triển của ngân hàng. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Trải qua rất nhiều biến động lịch sử của lịch sử cũng như cùng với sự phát triển kinh tế, các hình thức ngân hàng cũng có sự thay đổi.

Ở giai đoạn đầu: từ thế kỷ 15 - cuối thế kỷ 18: các ngân hàng hoạt động với quy mô nhỏ, độc lập với nhau, chưa tạo thành hệ thống và hoạt động chưa ổn định. Mỗi ngân hàng đều có những chức năng nhiệm vụ giống nhau như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi trả, phát giấy bạc và lưu thông và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác ( đổi tiền, chuyển tiền,... )

Ở giai đoạn 2: từ thế kỷ 18 - thế kỷ 20: Nhà Nước ban hành các đạo luật đối với các hoạt động của ngân hàng để hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành tiền và lưu thông. Sang thế kỷ 18, 19 ở các nước công nghiệp Châu Âu, việc phát hành tiền vào lưu thông được giao cho một số ngân hàng lớn. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhà Nước ban hành đạo luật cho phép một ngân hàng duy nhất – đó là tiền đề của ngân hàng trung ương sau này được phép phát hành giấy bạc. Các ngân hàng còn lại cùng với quá trình phát triển trở thành NHTM.

Giai đoạn 3: từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá, của công nghệ thông tin, và sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh là các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các NHTM đã đa dạng hoá và mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ theo mô hình ngân hàng đa năng hiên đại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023