Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

QLNN

QLNN

Sở VHTTDL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

SPDL

Sản phẩm du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

The United Nations World Tourism Organization - Tổ chức

Du lịch thế giới

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WEF

World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới

WHC

World Heritage Committee – Hội đồng Di sản thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 13

Bảng 1.2: Tóm tắt các yếu tố liên quan đến cung 15

Bảng 1.3: Tổng hợp một số hình thức lễ hội 20

Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến tâm lý du khách 24

Bảng 1.5: Tổng hợp một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 27

Bảng 1.6: Một số nước có mức chi tiêu cao cho du lịch quốc tế năm 2015, 2016 32

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 - 2015 40

Bảng 2.2: Đánh giá du lịch Phú Yên bằng công cụ SWOT 47

Bảng 2.3. Một số văn bản của tỉnh Phú Yên liên quan đến du lịch 49

Bảng 2.4: Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016 51

Bảng 2.5: Một số di tích, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia của tỉnh Phú Yên 52

Bảng 2.6: Đánh giá của du khách Nga về một số điểm du lịch của tỉnh Phú Yên 56

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên 65

giai đoạn 2016 – 2020 65

Bảng 3.2: Một số tour du lịch trọng điểm của tỉnh 74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH


Biểu đồ 1.1: Lượng khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 33

Biểu đồ 1.2. Mục đích chuyến du lịch nước ngoài của du khách Nga 34

Biểu đồ 2.1: Tình hình khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016 46

Biểu đồ 2.2: Nhân lực ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016 54

Biểu đồ 2.3: Đánh giá chung về mức độ hài lòng của du khách Nga đối với một số yếu tố du lịch 57

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ du khách có ý định trở lại Phú Yên và giới thiệu du lịch Phú Yên cho người khác 59

Biểu đồ 2.5 (a, b): Đánh giá về một số nội dung trong hoạt động du lịch 60

Biểu đồ 2.6: Đánh giá về Slogan: “Phú Yên- Điểm đến Hấp dẫn và Thân thiện” 62


MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển nhanh và mang lại ích lợi nhiều mặt cho quốc gia, cộng đồng. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, dần thu hẹp khoảng cách với các nước có nền du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Du lịch phát triển đã tạo nhiều việc làm cho người dân, tăng nguồn thu cho đất nước, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hội nhập ngày càng sâu – rộng của đất nước với khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, cùng với ngành du lịch cả nước, tỉnh Phú Yên tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không. Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng ngày càng được chú trọng. Địa phương đã có những chính sách hợp lý về thu hút đầu tư để phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ liên quan.

Các loại hình và sản phẩm du lịch của Phú Yên cũng ngày càng phong phú, trong đó quan trọng là các loại như: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; du lịch lễ hội; du lịch cộng đồng; du lịch làng nghề. Hoạt động lữ hành đã có bước phát triển khá, một số đơn vị kinh doanh lữ hành bước đầu đã xây dựng các chương trình du lịch phong phú; tổ chức đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước về khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên; kết nối đưa khách về Phú Yên,...

Duyên hải Nam Trung bộ được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (2016), đã có khoảng 433.000 lượt khách Nga đến Việt Nam, trong đó riêng Công ty du lịch Pegas, chuyên đón du khách Nga do Pegas Touristik thành lập tại Việt Nam, đã đón gần 130.000 lượt khách. Điểm đến được khách Nga ưa chuộng là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt là Bình Thuận và Nha Trang. Trong xu thế này, không ít doanh nghiệp đã đầu tư vào cơ sở lưu trú (khu nghỉ dưỡng, khách


sạn...), đồng thời tiến hành mở rộng, xây dựng dự án, tập huấn nhân sự chuyên sâu cho phục vụ thị trường khách Nga đầy tiềm năng. Tuy nhiên, lượng khách Nga gần đây đang có dấu hiệu bão hòa. Nguyên nhân là khách Nga chưa thật sự hài lòng với dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm ở Việt Nam. Khách Nga không khó tính, nhưng nhu cầu về vui chơi và chăm sóc sức khỏe của họ là rất lớn. Ngoài ra, sản phẩm du lịch cho khách thị trường Nga còn nhiều trùng lặp, chưa có sự liên kết giữa các tỉnh,…

Tỉnh Phú Yên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hoang sơ, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp và luôn có nắng ấm như: Long Thủy, hòn Chùa, bãi Xép, Vũng Rô,…. Con người nơi đây có bản tính nhân hậu, hiền hòa, mến khách. Ngoài ra, giá cả ở địa phương không có sự biến động đáng kể,… sẽ là lựa chọn thuận lợi cho du khách. Đáng chú ý, hiện tỉnh đang triển khai dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô nên việc đón đầu du khách Nga cũng là cách làm sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch tỉnh nhà. Gần đây, tại Hội nghị liên kết phát triển khách du lịch Nga đến Phú Yên, đã có nhiều ý kiến với mong muốn tăng cường sự liên kết để đưa khách Nga đến Phú Yên, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp hình thành chuyến bay charter (bay thẳng từ Nga đến Tuy Hòa để hạn chế chi phí do phải quá cảnh tại nhiều nơi). Đó chính là những điều kiện thuận lợi để Phú Yên từng bước đẩy mạnh công tác thu hút du khách Nga đến với vùng đất “Hoa vàng trên cỏ xanh” đầy thơ mộng.

Luận văn “Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yênvới mong muốn góp phần nhất định vào công tác quảng bá để thu hút ngày càng đông đảo du khách quốc tế nói chung và du khách Nga nói riêng đến với Phú Yên, nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương trong những năm tới.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch nói chung và thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên nói chung, luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút du khách Nga đến với địa phương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch và tâm lý du khách.

- Phân tích thực trạng du khách Nga ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút du khách Nga đến Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng du lịch Phú Yên nói chung và thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: luận văn tập trung vào nghiên cứu các giải pháp thu hút du khách Nga, không mở rộng sang các thị trường du khách khác.

- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Yên.

- Về thời gian:

+ Nghiên cứu thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -

2016.

+ Đề xuất định hướng và giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên và các ban ngành liên quan. Với các nguồn dữ liệu này, nhằm đánh giá phát triển du lịch, thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.

- Phương pháp thu thập thông tin: Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu, cũng như kế thừa các nghiên cứu trước, bước đầu điều tra tổng hợp về các điều kiện


tự nhiên, xã hội và đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên nói chung và đối với du khách Nga nói riêng; đồng thời, đề ra những giải pháp để tiếp tục thu hút du khách Nga trong những năm tiếp theo.

- Phương pháp phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách du lịch và các nhà quản lý, doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành. Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với việc thu hút du khách Nga. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính giá trị trung bình để xử lý số liệu và xác định mức độ hài lòng dựa vào giá trị khoảng cách.

- Về mẫu kháo sát:

Sử dụng công thức: n = N/(1+N*e2) với n: kích thước mẫu, N: tổng quần thể và e: sai số tiêu chuẩn (0,1). Từ công thức này, xác định số mẫu điều tra cho từng đối tượng như sau:

+ Số phiếu điều tra du khách Nga: Theo số liệu của Sở VHTTDL Phú Yên, tổng số khách Nga từ tháng 5 đến tháng 6/2017 là 700 khách; vậy số phiếu cần khảo sát tối thiểu là: 87,5 phiếu.

+ Số phiếu điều tra các cơ quan quản lý về du lịch, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành: Từ số liệu của Sở VHTTDL Phú Yên, có 33 cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 9 UBND cấp huyện, số khách sạn từ 2 sao trở lên và các doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành là 140 đơn vị (tháng 6/2017) thì có tổng số là: 182 đơn vị. Áp dụng công thức trên, tính ra được số phiếu cần điều tra tối thiểu là 65 phiếu.

+ Kết cấu phiếu khảo sát gồm 2 phần: thông tin cá nhân và khảo sát dành để thăm dò ý kiến của khách du lịch và các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, còn có một phiếu được dịch sang tiếng Nga để thăm dò ý kiến của du khách Nga.

+ Về nội dung khảo sát: Đối với phiếu dành cho du khách: có 10 nội dung; đối với phiếu dành cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh: có 9 nội dung. Tổng số phiếu khảo sát là 300 phiếu, trong đó: 200 phiếu khảo sát du


khách bằng tiếng Nga; 100 phiếu khảo sát dành cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ

* Một số nghiên cứu của nước ngoài

Qua nghiên cứu một số tài liệu nhận thấy, UNWTO và một số tổ chức khác như Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA),... hàng năm đều có các số liệu về tình hình du lịch trên thế giới nói chung. Riêng đối với thị trường khách du lịch Nga, đã có một số nghiên cứu nhất định như các nghiên cứu của Công ty tư vấn TMI, Tập đoàn Mintel, Tổng cục Thống kê Nga… nghiên cứu và thống kê số liệu thị trường khách Nga đi du lịch nước ngoài (outbound), đặc điểm khách du lịch Nga. Một số tác giả tại Phần Lan, Đan Mạch hoặc một số quốc gia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập với định hướng thị trường mục tiêu là khách Nga đã có một số nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường và đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm thu hút thị trường khách này.

Anna Olme (2017), tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sụt giảm khách Nga trong những năm 2014 - 2015 để từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để tăng cường sức hấp dẫn của Phần Lan đối với du khách Nga.

Trên bình diện nghiên cứu điểm đến du lịch (Tourist destination), điển hình là đề tài của Natalia Saenko (2010), tác giả nghiên cứu các lý thuyết về ý nghĩa và đo lường hình ảnh đích của Echtner và Ritchie, Tasci và các nhà nghiên cứu khác để đánh giá hình ảnh của Đan Mạch như một điểm đến du lịch, từ đó chỉ ra rằng việc nâng cao và quảng bá hình ảnh điểm đến sẽ giúp cải thiện hình ảnh của du lịch Đan Mạch trong việc thu hút du khách Nga. Ngoài ra, có nghiên cứu của Ekaterina Klimova (2015) đề cập đến việc xây dựng Na Uy như là một điểm đến du lịch để thu hút du khách Nga dựa trên các bài viết trên blog về du lịch Nga, qua đó chỉ ra rằng việc xác định rò điểm đến du lịch sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc định hướng xu thế du lịch của du khách.

* Một số nghiên cứu trong nước:

Hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá khách du lịch quốc tế nói chung và khách Nga nói riêng chủ yếu do Tổng Cục du lịch, các Viện nghiên cứu hoặc các

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí