quán của khách, đặc biệt là khách nữ, khách Hồ Chí Minh và khách Hà Nội để có thể giao tiếp tốt, phục vụ chu đáo và niềm nở, tạo cảm giác thoải mái cho du khách.
- Đối với nhân viên ở dịch vụ bổ sung thì khách sạn nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phục vụ khách để đảm bảo cho du khách luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sử dụng các dịch vụ bổ sung của khách sạn. Đặc biệt là phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách đến từ Hồ Chí Minh và Hà Nội vì đây là những khách có yêu cầu về CLDV cao nên khách sạn cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng khách chi trả cao này.
- Đối tượng khách nội địa của khách sạn đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên đặc tính ăn uống cũng khác nhau. Do đó, nhân viên phải nhận biết, tìm hiểu tâm lý và khẩu vị ăn uống của các đối tượng khách khác nhau để có thể phục vụ tốt, làm khách hài lòng. Đồng thời, các nhà quản lý nên thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện cho đội ngũ nhân viên phục vụ của nhà hàng hiểu biết về tâm lý và đặc tính ăn uống của các đối tượng khách nội địa đến từ các vùng, miền khác nhau để có thể phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu ăn uống của từng đối tượng khách nội địa khác nhau.
- Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ phục vụ, đặc biệt chú ý kiểm tra đến việc thực hiện các quy trình phục vụ để phát hiện kịp thời những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ toàn khách sạn và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Ðề ra các chính sách kích thích lao động nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng phục vụ thông qua các hình thức thưởng vật chất (đánh giá chất lượng lao động làm cơ sở cho việc tính lương và thưởng...), đồng thời chú trọng đến các biện pháp kích thích về mặt tinh thần (thăng thưởng, khen thưởng những cá nhân hoàn thành công việc với chất lượng cao...).
- Thường xuyên bồi dưỡng huấn luyện và khuyến khích đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách để du khách cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình trong cách cư xử để từ đó có ấn tượng tốt với khách sạn.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, chuyển giao thông tin giữa các bộ phận đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách thông suốt từ cấp trên xuống cấp dưới cũng như giữa các nhân viên với nhau nhằm tạo nên một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh cho khách sạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định One Sample T-Test Về Nhóm “Phân Phối Quảng Bá”
- Kết Quả Kiểm Định Pearson’S Mối Tương Quan Giữa Biến Phụ Thuộc Và Các Biến Độc Lập
- Hoàn Thiện Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Khách Sạn
- Độ Tuổi < 30 Tuổi 30– 50 Tuổi > 50 Tuổi
- Kiểm Định One Sample T-Test Và Frequency
- Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế - 17
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, du lịch đang dần dần trở thành một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Đặc biệt khi cuộc sống vật chất và các điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nhanh chóng thì nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng. Mặt khác, chế độ nghỉ phép hàng năm và sự quan tâm của các tổ chức, cơ quan đã và đang tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người lao động được tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng bệnh… Thực tế này đã tạo ra sự gia tăng cầu du lịch trên toàn cầu.
Lượng khách nội địa đi du lịch ngày càng tăng đã tạo ra một môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, song chính sự phát triển nhanh chóng của các khách sạn đã làm gia tăng khoảng cách cung – cầu du lịch, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Do vậy, một khách sạn muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng nhu cầu của khách nội địa một cách tốt nhất thông qua việc xây dựng chính sách sản phẩm độc đáo, chính sách quảng bá hấp dẫn, tạo cảm giác an toàn và sự trải nghiệm tốt cho du khách, đảm bảo giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, khách sạn phải hiểu rõ nhu cầu của từng đoạn thị trường nói chung và thị trường mục tiêu của khách sạn nói riêng để đảm bảo cung cấp dịch vụ theo đúng nhu cầu của khách nội địa. Có như vậy thì khách sạn mới thu hút khách nội địa đến với khách sạn nhiều hơn và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Khách sạn Xanh là một trong những khách sạn 4 sao hàng đầu trên địa bàn thành phố Huế. Cùng với tiềm năng vốn có của du lịch Huế, khách sạn có các điều kiện thuận lợi để phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Thời gian qua khách sạn đã không ngừng cố gắng phát huy những lợi thế của mình tuy nhiên lượng khách nội địa đến khách sạn vẫn còn thấp và kết quả đạt được là chưa cao.
Do vậy, việc đánh giá ý kiến của khách nội địa về CSVCKT, CLDV và chính sách phân phối, quảng bá của khách sạn đã phù hợp với họ hay chưa là vấn đề quan trọng đặt ra cho khách sạn. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Qua quá trình điều tra, phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số khách hàng đều đồng ý về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến CSVCKT, CLDV và chính sách phân phối, quảng bá của khách sạn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt mà khách hàng chưa đồng ý. Trên cơ sở đó, đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách chính của khách sạn. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế về vấn đề quản trị trong khách sạn ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, đồng thời do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu nên tất cả các vấn đề của đề tài vẫn chưa được khai thác đầy đủ và những giải pháp mà tôi đưa ra có thể chưa hoàn chỉnh nhưng cũng có thể phần nào sẽ giúp cho khách sạn có những điều chỉnh kịp thời trong thời điểm hiện tại.
2. Kiến nghị
Để góp phần tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa của khách sạn Xanh trong những năm tiếp theo, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế và ban lãnh đạo khách sạn Xanh như sau:
2.1. Đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban ngành có liên quan
Với chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn, Sở du lịch cần duy trì hằng năm việc thi tay nghề giữa các khách sạn. Thông qua cuộc thi này, nhà quản lý khách sạn sẽ đánh giá được chất lượng của đội ngũ nhân viên của khách sạn từ đó có những giải pháp, điều chỉnh cho phù hợp.
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; duy trì và phát triển các tour du lịch đã triển khai có hiệu quả qua các kỳ Festival.
Tổ chức các cuộc kiểm tra, thẩm định lại việc xếp hạng các khách sạn trên địa bàn. Như vậy sẽ tạo được sức ép duy trì chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ đối với khách sạn.
Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ hướng tới quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn. Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ, tay nghề và khả năng giao tiếp cho người phục vụ du lịch.
Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho Thừa Thiên Huế và các kỳ Festival nhằm thu hút khách du lịch quốc tế lẫn khách du lịch nội địa.
Xây dựng phương án đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh, môi trường tại các điểm tham quan du lịch, nơi công cộng (bến xe, bến thuyền, nhà ga, sân bay, điểm vui chơi giải trí, điểm bán hàng, cơ sở lưu trú, nhà hàng,…) trên địa bàn thành phố Huế và tại các khu vực có điểm di tích, khu dịch vụ công cộng nhằm tạo sự an toàn cho du khách, là điểm đến tin tưởng cho du khách.
Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới, mang tính cạnh tranh cao, từng bước xây dựng các điểm du lịch gắn với giá trị cảnh quan độc đáo, phát huy có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh, hình thành mới các loại hình dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí, các điểm du lịch sinh thái nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến Huế.
Phạm vi tham quan nên dần được mở rộng nhằm đưa khách đến với các hoạt động văn hóa, lễ hội, di chỉ khảo cổ, làng nghề truyền thống, tham quan hệ sinh thái biển, đầm phá, nghỉ dưỡng trên biển, thể thao dưới nước……
Thường xuyên mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ của các cơ sở du lịch.
Tăng cường công tác quảng bá cho du lịch Huế nói chung và các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng.
2.2. Đối với khách sạn Xanh
Đầu tư nâng cấp hệ thống CSVCKT và các dịch vụ hỗ trợ của khách sạn, đặc biệt là khách sạn cần xây dựng thêm những phòng họp với diện tích rộng hơn để phục vụ những đoàn khách MICE nội địa lớn, vị trí phòng họp nên bố trí ở khu vực thuận tiện để du khách cảm thấy tiện lợi.
Khách sạn cần bổ sung thêm nhiều trò chơi ở khu vực dành cho trẻ em như đu quay, cưỡi ngựa…để đảm bảo cho những khách hàng nhỏ tuổi luôn cảm thấy vui vẻ và dễ chịu khi ở lại khách sạn.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý.
Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với nhân viên nhằm khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và gia tăng lòng trung thành đối với khách sạn.
Đa dạng hóa sản phẩm của khách sạn, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách lựa chọn khách sạn. Xây dựng được sản phẩm theo thị hiếu khách nội địa/ MICE nội địa.
Khách sạn cần có thêm những dịch vụ đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật như thiết kế bể bơi dành riêng cho họ.....
Trang web của khách sạn cần được nâng cấp với nội dung phong phú, hấp dẫn hơn và thiết kế trang trí đẹp mắt hơn, dễ dàng tìm kiếm. Có như vậy mới thu hút và lôi cuốn khách du lịch nội địa hơn.
Tăng cường tính chủ động, mở rộng hơn nữa công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, tận dụng tối đa ưu thế về vị trí, thương hiệu, cơ sở vật chất hiện có của khách sạn làm đối trọng cạnh tranh. Tạo dựng mối quan hệ đối tác làm ăn tin cậy, bình đẳng hai bên cùng có lợi.
Khách sạn nên thành lập một tổ chức xúc tiến phát triển MICE nội địa, nắm chắc thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá rộng rãi trong nước, xây dựng các chiến lược marketing cụ thể và nhất là cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong lĩnh vực này.
Xây dựng mối quan hệ tốt với các đơn vị lữ hành, đảm bảo lợi ích bình đẳng cho cả 2 bên để CTLH thường xuyên cung cấp khách nội địa cho khách sạn, đảm bảo lượng khách được cung cấp ổn định.
Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh hơn các khách sạn khác, có chính sách giá cụ thể, linh động, phù hợp với từng loại khách ở từng thời điểm và chính sách giá ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ bổ sung tại khách sạn, tuy nhiên điều quan trọng là giá phải tương xứng với chất lượng.
Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao uy tín của khách sạn và gia tăng lòng trung thành của khách du lịch nội địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Mạnh, TH.S. Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
2. Lưu Văn Nghiêm (2001), “Marketing trong kinh doanh dịch vụ”, NXB Thông kê Hà Nội
3. Dương Hữu Hạnh (2000), “Các nguyên tác Marketking”, NXB Thống kế Thành phố Hồ Chí Minh
4. Ian Chaston (1999), “Marketing định hướng vào khách hàng”, NXB Đồng Nai
5. Bùi Thị Tám, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2009), Giáo trình “Hướng dẫn du lịch”, NXB Đại Học Huế.
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức.
7. Bùi Thị Tám (2009), Giáo trình “Marketing du lịch”, NXB Đại Học Huế.
8. Philip Kotler (2003), “Quản trị Marketing”, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quốc Anh (2003), “SPSS-Ứng dụng phân tích dữ liệu trong Quản trị kinh doanh và khoa học tự nhiên xã hội”, NXB Giao thông vận tải Hà Nội
10. www.thuathienhue.gov.vn, "Chuyên mục Số liệu thống kê kinh tế xã hội"
11. www.vietnamtourism.gov.vn, "Chuyên mục Số liệu thống kê du lịch"
Tiếng nước ngoài
12. Dr. David Weaver Martin Oppermann (1998), “Tourism Management”, Ustralia
13. Laurie J.Mullin (2001), “Hospitality Management”, Pitman Publish
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Mã số phiếu: ....
Kính chào Quý khách!
Tôi là sinh viên đến từ trường Đại học Kinh Tế Huế, hiện tôi đang nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế”. Xin quý khách vui lòng dành chút thời gian để trả lời những câu hỏi dưới đây. Ý kiến của quý khách là những thông tin rất quý giá và bổ ích để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Tôi xin cam đoan những ý kiến của quý khách chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không sử dụng cho bất kì mục đích nào khác.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của quý khách và chúc quý khách một chuyến đi vui vẻ!
Xin quý khách vui lòng đánh dấu (X) vào ô trống mà quý khách cho là đúng nhất.
Phần A.
1. Đây là lần thứ mấy Quý khách đến Huế?
Lần thứ nhất Lần thứ 2 Lần thứ 3 > 3 lần
2. Mục đích chính đến Huế lần này của Quý khách?
Du lịch thuần túy Du lịch công vụ
Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo
Du lịch kết hợp thăm người thân
Khác………………………………..
3. Quý khách đến Huế với
Giađình, bạn bè Đồng nghiệp Một mình Khác
4. Quý khách đã nghỉ tại khách sạn Xanh bao nhiêu lần?
1 lần 2 lần 3 lần > 3 lần
5. Thời gian mà Quý khách lưu trú tại khách sạn Xanh là bao lâu?
1 ngày 2 ngày 3 ngày > 3 ngày
6. Quý khách biết về khách sạn Xanh qua phương tiện gì?
Báo chí, sách hướng dẫn du lịch Công ty lữ hành
Internet Truyền hình, phát thanh
Bạn bè, người thân Khác