CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch hiện nay được coi là ngành công nghiệp không khói, đem lại nguồn thu lớn cho các quốc gia do đó đã được nghiên cứu và đề cập đến rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nội dung về du lịch vẫn chưa được thống nhất cả trong nước và ngoài nước. Sau đây là một số khái niệm về du lịch:
- “Du lịch là một tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là các công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ.” [14, tr17]
- “ Du lịch là hoạt động của con người tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.” [14,tr 19]
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 1
- Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 2
- Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 3
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Quản Lý Và Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Tại Các Vườn Quốc Gia
- Hoạt Động Quản Lý Và Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Ở Các Vườn Quốc Gia
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Và Quản Lý Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
- “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống… và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích chính trị, kinh tế - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”[14,tr 20]
- “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” – Luật du lịch Việt Nam năm 200 [40]
Từ những định nghĩa trên cho thấy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện giao thông,... và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhằm đem lại các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội cho các quốc gia. Tuy nhiên tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ các quốc gia còn phụ thuộc vào các loại hình du lịch và các tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Điều kiện phát triển du lịch
Sự phát triển du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Một số điều kiện chung bắt buộc phải có với tất cả các quốc gia muốn phát triển du lịch. Đó là những điều kiện cần thiết để phát sinh ra nhu cầu đi du lịch và đảm bảo cho việc thực hiện thành công một chuyến đi như thời gian rỗi của nhân dân, mức sống về vật chất và trình độ văn hóa của người dân, điều kiện giao thông vận tải phát triển, không khí chính trị hòa bình....
Ngoài những điều kiện chung thì mỗi vùng, mỗi quốc gia cần có những điều kiện mang tính đặc thù để phát triển các loại hình du lịch cho từng vùng và từng quốc gia nhất định. Những điều kiện này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, cụ thể là:[14]
- Điều kiện về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là có hạn và có thể do thiên nhiên tạo ra hoặc có thể do con người tạo ra. Tài nguyên du lịch được chia thành 2 loại đó là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên thiên nhiên đó là các điều kiện về môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa; động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi…
Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch ở một vùng, một quốc gia.
- Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch: Đây là các điều kiện cần thiết để tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch. Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch bao gồm:
Các điều kiện về tổ chức như sự có mặt của của bộ máy quản lý về du lịch, các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch…
Các điều kiện về k thuật: Các điều kiện này ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Các điều kiện về k thuật bao gồm các cơ sở vật chất du lịch và cơ sở vật chất hạ tầng xã hội.
Các điều kiện về kinh tế: Đây là điều kiện liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch như việc đảm bảo vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch; việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng…
Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: Đây có thể nói là điều kiện đặc trưng để thu hút khách du lịch như: Các cuộc thi quốc tế, hội nghị, đại hội, các hội đàm trong nước và quốc tế…
Tuy nhiên, để tiến hành kinh doanh du lịch thì các điều kiện phát triển du lịch phải được thể hiện ở các điểm đến du lịch cụ thể.
1.1.1. . Xác định điểm đến du lịch
Điểm đến bao gồm các thành phần cơ bản mà chúng có khả năng thu hút khách và thỏa mãn nhu cầu của họ khi đến. Những yếu tố cơ bản có thể được chia thành các điểm tham quan và các yếu tố về sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Việc cung cấp và chất lượng của những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng trong quyết định của du khách khi họ quyết định thực hiện chuyến hành trình.
Điểm đến du lịch
Sức hấp dẫn
Sự tiện nghi
Khả năng tiếp cận
Hình ảnh , Đặc trưng
Nguồn nhân lực
Giá cả
Nguồn:[67]
Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Điểm đến hấp dẫn và kinh nghiệm cung cấp được hình thành bởi [67]:
Sức hấp dẫn: Đây thường là trọng tâm của sự chú ý của khách hàng và cung cấp động lực ban đầu cho khách du lịch đến thăm các điểm đến. Đây có thể được phân loại như tự nhiên (ví dụ như bãi biển, núi, công viên, thời tiết), xây dựng (ví dụ như các tòa nhà mang tính biểu tượng như tháp Eiffel, di sản di tích, công trình tôn giáo, hội nghị và các cơ sở thể thao), hoặc văn hóa (ví dụ như bảo tàng, nhà hát, phòng trưng bày nghệ thuật, sự kiện văn hóa). Sức hấp dẫn có thể là trong lĩnh vực công cộng như công viên thiên nhiên, các khu văn hóa, lịch sử, có thể là điểm tham quan và các dịch vụ như văn hóa, di sản hoặc lối sống cộng đồng. Các yếu tố ít hữu hình khác, chẳng hạn như tính độc đáo và gây nên cảm xúc hoặc kinh nghiệm cũng đang thu hút khách du lịch tới các điểm đến.
Tiện nghi: Đây là hàng loạt các dịch vụ và tiện nghi hỗ trợ khách ở lại bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản như điện nước, giao thông công cộng, đường giao thông cũng như các dịch vụ trực tiếp cho khách truy cập như nơi ăn nghỉ, thông tin du lịch, các cơ sở vui chơi, hướng dẫn, điều hành và phục vụ và cơ sở mua sắm.
Khả năng tiếp cận: Khả năng tiếp cận phản ánh những điều kiện về giao thông và các thủ tục liên quan đến di chuyển của du khách. Yêu cầu thị thực, cảng vào, và điều kiện nhập cư…cần được xem xét như là một phần của khả năng tiếp cận của các điểm đến.
Hình ảnh: Một nhân vật độc đáo hoặc hình ảnh là rất quan trọng trong việc thu hút du khách đến điểm du lịch. Phương tiện khác nhau có thể được sử dụng để quảng bá hình ảnh điểm đến (ví dụ như tiếp thị và xây dựng thương hiệu, phương tiện truyền thông du lịch, e-marketing). Hình ảnh của các điểm đến bao gồm tính độc đáo, điểm tham quan, hậu trường, chất lượng môi trường, mức độ an toàn, mức độ dịch vụ, và sự thân thiện của người dân.
Giá cả: Giá cả là một khía cạnh quan trọng của đối thủ cạnh tranh của điểm đến với các điểm đến khác. Yếu tố giá cả liên quan đến chi phí vận chuyển đến và đi từ các điểm đến cũng như các chi phí trên nền tảng của dịch vụ lưu trú, điểm tham quan, thực phẩm và du lịch.
Nguồn nhân lực: Lao động du lịch tương tác với cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng của kinh nghiệm du lịch. Một lực lượng lao động du lịch được đào tạo và cộng đồng địa phương được trang bị và nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm liên quan với sự phát triển du lịch là những yếu tố không thể thiếu của điểm đến du lịch và cần được quản lý phù hợp với chiến lược phát triển.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt (bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) và sự phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, do vậy phát triển du lịch cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, của các giá trị văn hóa trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
1.1.2. Lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Cho đến nay, mặc dù có sự thống nhất về nhận thức, nhưng các quan điểm về phát triển du lịch bền vững vẫn chưa thống nhất. Đã có nhiều khái niệm về du lịch bền vững được đưa ra, một số khái niệm đó là:
Tại Hội nghị về ôi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO đã đưa ra một định nghĩa về du lịch bền vững. Theo đó thì du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm m của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người. [44].
Ở Việt Nam, khái niệm phát triển du lịch bền vững còn tương đối mới. ặc dù, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác liên quan ở
Việt Nam còn có những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển
du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến đều cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. [44].
Như vậy Phát triển du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch với mục đích mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch... trên cơ sở khai thác có kế hoạch các nguồn tài nguyên; đồng thời quan tâm đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững [2] [42] [44]
+ Khai thác, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm thiểu các chất thải ra môi trường.
Nguồn tài nguyên không phải là vô tận, hơn nữa nhiều loại tài nguyên không có khả năng phục hồi, hoặc phục hồi rất chậm. Do vậy trong quá trình phát triển các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, việc khai thác sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững. Nếu các nguồn tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, có kế hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ lâu dài, đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển cụ thể.
Việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải ra môi trường để phát triển du lịch bền vững là đảm bảo cho việc bảo tồn những
gì mà các thế hệ hiện tại đang có cho các thế hệ mai sau. Điều này có nghĩa là trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cần phải có các giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của tính đa dạng sinh học, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước, các rạn san hô... và khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, đa dạng tính nhân văn
Tính đa dạng sinh học, đa dạng về văn hóa - xã hội là những nhân tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đồng thời tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Trên thực tế cho thấy, nơi nào có tính đa dạng cao về tự nhiên, văn hóa - xã hội, thì nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về các sản phẩm du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học, đa dạng về văn hóa - xã hội là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của du lịch.
+ Phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao. Vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch, trước hết phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các quy hoạch chuyên ngành nói riêng. Ngoài ra, đối với mỗi dự án, mỗi phương án phát triển cần phải đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động du lịch gây ra nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
+ Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên là điều tất yếu. Trong quá trình phát triển du lịch, việc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng dân cư
địa phương là một nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư địa phương được thể hiện thông qua những đóng góp từ nguồn thu của các hoạt động du lịch cho việc bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch một mặt giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, tăng khả năng hiểu biết..., mặt khác làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của họ đối với nguồn tài nguyên và môi trường du lịch; khuyến khích họ cùng ngành du lịch quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch...
+ Đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng liên quan.
Trong phát triển du lịch bền vững, ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động trực tiếp được đào tạo cơ bản về mọi mặt. ột đội ngũ lao động, một đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo ở trình độ cao sẽ đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
+ Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Trong quá trình phát triển du lịch bền vững, khi đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để phục vụ khách du lịch, thì việc tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá luôn là một hoạt động rất quan trọng. Tiến trình xúc tiến, quảng bá này sẽ đảm bảo cho khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Do vậy cần phải có một chiến lược về xúc tiến, quảng cáo và tiếp thị đối với du lịch bền vững.
1.1.2. . Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững
Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững cần được nghiên cứu và xem xét bao gồm [2][4 ][44]: