Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 3


hưởng lợi hoặc chịu tác động khác nhau từ việc phát triển DLST. Phát triển du lịch ở VQG có thể sẽ làm trầm trọng hóa tính bất bình đẳng và khác biệt giữa các nhóm trong cộng đồng. Do vậy, để xây dựng một dự án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cần thiết phải có hiểu biết sâu sắc về không chỉ mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và môi trường mà cả những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa tồn tại giữa các cộng đồng, cũng như giữa cộng đồng và ban quản lý VQG.

Yacob và đồng sự (2011)[65] khi tìm hiểu về “Nhận thức và quan niệm của khách du lịch về phát triển du lịch sinh tháivườn quốc gia Redang Island Marine, Malaysia” đã phỏng vấn 29 đối tượng, phân tích thông tin cơ bản của khách du lịch tới VQG, nhận thức và quan niệm của khách du lịch về quản lý tài nguyên du lịch, bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái và quan niệm của khách du lịch về tăng doanh thu cho VQG từ hoạt động du lịch. Nghiên cứu kết luận rằng quan điểm và nhận thức của khách du lịch về các vấn đề môi trường có thể được giải quyết trên cơ sở công tác lập kế hoạch và quản lý, do đó cách tiếp cận quản lý có thể sẽ thành công nếu như có cơ hội đối thoại và trao đổi giữa nhà quản lý và các bên liên quan. Tuy nhiên, quá trình quản lý, phát triển và lập kế hoạch du lịch sinh thái hiệu quả phải là một quá trình có đề cập đến hoạt động dựa vào thiên nhiên, kết hợp với giáo dục môi trường và duy trì sự bền vững sinh thái, những lợi ích đối với cộng đồng địa phương và tạo ra sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu cung cấp những đề xuất có giá trị cho quản lý tài nguyên du lịch sinh thái ở VQG. Do vậy, nghiên cứu có khả năng hỗ trợ việc quản lý VQG nhằm cải thiện công tác quản lý tài nguyên du lịch sinh thái và phát triển kế hoạch phát triển du lịch sinh thái.

Bhuiyan và đồng sự (2011) [49], trong nghiên cứu “Vai trò của chính phủ trong phát triển du lịch sinh thái: Nghiên cứu điểm ở khu vực kinh tế duyên hải” đã khẳng định sự can thiệp của Chính phủ là rất cần thiết đối với các quốc gia đang phát triển trong việc lập kế hoạch và xúc tiến hoạt động du lịch sinh thái. Cụ thể, ở

alaysia, sự can thiệp chủ yếu của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái là phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, thúc đẩy khả năng tiếp cận du lịch, đào tạo, xúc tiến du lịch, phát triển du lịch bền vững…. Nghiên cứu cũng đề xuất


Chính phủ nên xây dựng một kế hoạch hành động du lịch sinh thái, xây dựng năng lực thể chế, đầu tư cho các dự án du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng, phát triển nguồn nhân lực … Đặc biệt, Chính phủ nên đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái của cộng đồng địa phương thông qua việc tham gia phát triển DLST.

Hill (2011) [54] trong nghiên cứu “Du lịch sinh thái ở khu vực Amazon Peru: sự kết hợp giữa du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng” đã đề xuất một số nguyên tắc chủ yếu nhằm đạt được thành công trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở khu vực rừng nhiệt đới. Cụ thể, những nguyên tắc đó là nâng cao năng lực cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, trao đổi nhận thức giữa cộng đồng và người điều hành tour du lịch, đồng quản lý tài nguyên rừng, kết hợp đào tạo và du lịch, giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và hệ sinh thái. Nghiên cứu này nhấn mạnh mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái và phát triển cộng đồng địa phương.

Apostu & Gheres, (2009) [48] nghiên cứu về “Một số đề xuất về tổ chức và phát triển du lịch sinh thái đối với rừng đặc dụng ở Romania” đã phân tích thực trạng hoạt động DLST ở Romania và cho thấy những thiếu sót có thể chia thành hai nhóm, thiếu sót trong nội bộ ngành du lịch và thiếu sót trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng. Đối với nội bộ ngành, vấn đề nảy sinh từ sự thất bại trong chương trình quảng bá cho môi trường sinh thái ở tất cả các cấp quản lý, đặc biệt là không có chương trình phổ biến thông tin cho cộng đồng ở những khu vực có tiềm năng lớn về DLST. Ở các khu rừng đặc dụng, một loạt vấn đề nảy sinh nhưng không bắt nguồn từ việc không thể thực hiện được hình thức du lịch này mà nảy sinh từ thực tế thiếu một cơ chế quản lý hợp lý môi trường tự nhiên có giá trị độc đáo và quan trọng đối với việc duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học.

Trong nghiên cứu “Tiềm năng du lịch sinh thái và quản lý du lịch sinh thái ở hạ lưu sông Kavak (Tây Đông Thổ Nhĩ Kỳ)”, Özcan và đồng sự (2009) [61] nhận thấy rằng cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp để có thể phát huy tối đa tiềm năng du lịch sinh thái. Các giải pháp đó bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


vụ du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu của du khách, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái tới bảo tồn chim hoang dã, đồng thời đặt những biển quảng bá thông tin về tính đặc hữu của loài chim trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, dù có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhưng khu vực nghiên cứu cũng chịu sự ảnh hưởng của các hoạt động của người dân sống lân cận như canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và săn bắn. Chính vì vậy, những hoạt động nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển du lịch sinh thái cần phải được loại bỏ.

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 3

Samdin (2013)[63] và đồng sự trong nghiên cứu “Sự bền vững của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara: Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation)” đã đánh giá được giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được khung mức bằng lòng chi trả cho dịch vụ du lịch sinh thái ở vườn quốc gia và kết luận rằng du khách bằng lòng chi trả mức phí vào cửa cao hơn so với mức phí hiện hành.

Chase và đồng sự (1998) [53] cũng áp dụng phương pháp tương tự trong nghiên cứu “Cầu về du lịch sinh thái và nguyên tắc phân biệt giá trong thu phí vào cổng vườn quốc gia ở Costa Rica”. Tuy nhiên, Chase và đồng sự không chỉ đề xuất khung mức bằng lòng chi trả mà còn xây dựng được hàm cầu về du lịch sinh thái đối với vườn quốc gia và đánh giá được độ co giãn của cầu theo thu nhập. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán mức phí nhằm tối đa hóa doanh thu và phân tích ứng dụng của nguyên tắc phân biệt giá đối với quản lý du lịch sinh thái trong vườn quốc gia. Tác giả cũng kết luận mức phí vào cổng hiện hành không phản ánh chính xác mức bằng lòng chi trả của du khách.

Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về DLST và DLST ở các VQG của các tác giả ở ngoài nước cho thấy việc quản lý và khai thác du lịch sinh thái cần phải được tổ chức quản lý thống nhất và tài nguyên du lịch tại các VQG là một tài nguyên rất có giá trị và cần được khai thác hiệu quả.


5.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam DLST cũng được sự quan tâm, chú ý từ những năm 90s của thế kỷ 20. Các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó được thực hiện. Cụ thể như:

- Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, (2006), Nguyễn Thị Tú [31]. Tác giả đã phân tích khá chi tiết điều kiện phát triển du lịch sinh thái và xu thế phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên tác giả chưa làm rõ được tiềm năng DLST tại các VQG cũng như việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch này.

- Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Hòa (2006) [17], Tác giả đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam nhưng trong nghiên cứu này tác giả cũng chưa làm nổi bật được hoạt động này của Việt Nam.

- Hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, (2005), các tác giả Hoàng Hoa Quân, Ngô Hải Dương [29] đã làm rõ thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, (2004) [28], tác giả Đức Phan đã phân tích được xu hướng phát triển du lịch và đã kết luận trong tương lai du lịch hướng tới thiên nhiên, du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến trên thế giới và Việt Nam cần đón đầu được xu hướng này để phát triển ngành dịch vụ du lịch sao cho có hiệu quả.

Hội nghị quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với tổ chức Hanns Seidel tổ chức tại Huế ( /1997); Hội thảo “ Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” diễn ra tháng 9/1999 được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, UICN, ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA[19], tại hội thảo này đã có rất nhiều tham luận được đưa ra về những kinh nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi như: Một số kết quả về đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, kết quả bước đầu


nghiên cứu DLST ở Việt Nam…, các kết quả nghiên cứu tại hội thảo đã là những cơ sở bổ ích cho phát triển DLST ở Việt Nam;

Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được các nội dung cơ bản của DLST, vai trò của DLST đối với phát triển bền vững và thực trạng phát triển DLST của Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Việt Nam còn quá ít.

Về nghiên cứu hoạt động DLST ở các VQG cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể như:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm DLST tại VQG Ba Vì của tác giả Nguyễn Văn Hợp (2007)[18]. Tác giả đã phân tích được thực trạng kinh doanh sản phẩm DLST ở VQG Ba Vì từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm DLST ở đây. Tuy nhiên, phương pháp tác giả sử dụng là phương pháp định tính.

- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường của tác giả Nguyễn Đức Hậu (2006) [16]: Công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo tồn đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển DLST.

- Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn ạnh (200 )[25] đã phân tích khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG để phát triển du lịch sinh thái. Tác giả đã làm rõ được tiềm năng du lịch tại VQG phù hợp với tính chất và đặc điểm du lịch sinh thái tuy nhiên cụ thể hóa cần khai thác tiềm năng du lịch này như thế nào.

- Phát triển sản phẩm DLST tại Ninh Bình, của tác giả Nguyễn Văn ạnh (2005)[24]. Tác giả đã làm rõ được sản phẩm DLST, các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST, tiềm năng và thực trạng phát triển các sản phẩm DLST ở Ninh Bình.

- Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận của tác giả Vũ Đăng Khôi (2004)[20]. Tác giả đã đưa ra được


các giải phát cho phát triển DLST ở VQG Ba Vì và phương pháp mà tác giả sử dụng là phương pháp định tính.

- Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phươngcủa tác giả Nguyễn Thị Son (2000) [30], Tác giả chủ yếu phân tích thực trạng tiềm năng DLST ở VQG Cúc Phương, các giải pháp tác giả đưa ra để phát triển DLST ở đây chủ yếu là mang tính định tính chứ chưa đề cập đến các phương án cụ thể để khai thác các tiềm năng này.

Các công trình nghiên cứu về các VQG trên đây đã giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu về phát triển DLST ở các VQG. Việc nghiên cứu xác định vai trò cũng như sứ mệnh và tầm nhìn cho các VQG để từ đó tìm ra giải pháp quản lý và phương án khai thác DLST tại các VQG chưa được đề cập rõ.

4.2. Những đóng góp mới của luận án

4.2.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Từ lý luận về du lịch, du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững, luận án tập trung làm rõ về phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững. Cụ thể: Du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững là du lịch sinh thái có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư địa phương và phải được quản lý khai thác theo một công nghệ mới đó là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu của du khách. Những công nghệ mới thường hướng vào thiết lập các tuyến du lịch, xây dựng đường sá, nhà cửa, bãi cắm trại, hướng dẫn du lịch, …. Các công nghệ mới sẽ là những công nghệ thân thiện với môi trường và thỏa mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch; vừa nâng cao được sức chịu tải du lịch, vừa tăng được nguồn kinh phí cho bảo tồn và phát triển ở địa phương.

- Luận án vận dụng các đặc trưng của du lịch sinh thái và vai trò của các VQG để xác định sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với các VQG, đó là: Tài nguyên ở các VQG phải được coi là một nguồn tài nguyên kép vừa là tài nguyên rừng – phục


vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhưng đồng thời cũng là một tài nguyên du lịch – tài nguyên du lịch sinh thái.

4.2.2. Những phát hiện, đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu

- Luận án làm rõ và xác định sứ mệnh, tầm nhìn cho các VQG Việt Nam và từ đó đề xuất mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với các VQG nhằm tạo ra cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả; tạo sự phối hợp thuận lợi, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý tài nguyên rừng và khai thác nguồn tài nguyên du lịch sinh thái ở các VQG. Với mô hình tổ chức quản lý nhà nước được đề xuất thì các VQG sẽ được quản lý tập trung tại cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, hơn thế nữa do các VQG có sứ mệnh và tầm nhìn mới là ngoài chức năng là một tài nguyên rừng VQG còn là một tài nguyên du lịch đặc trưng do vậy việc quản lý khai thác VQG phải có sự tham gia của các cơ quan chức năng về du lịch.

- Luận án xác định vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý và khai thác du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý cho các VQG. ô hình tổ chức quản lý đảm bảo 2 mục tiêu đó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ công ích là bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng phát huy hiệu quả việc kinh doanh du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu để góp phần kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước.

- Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các VQG nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ở VQG. Các bên tham gia trong mô hình phát triển DLST bền vững tại các VQG bao gồm: Ban quản lý VQG, cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

- Luận án cũng đề xuất xây dựng phương án khai thác du lịch sinh thái tại các VQG theo hướng phát triển bền vững vừa đảm bảo việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Các chính sách về thị trường, về sản phẩm cũng như các chính sách về xúc tiến, quảng bá để đưa các thông tin về VQG đối với du khách và giúp du khách lựa chọn được những chương trình DLST đích thực tại VQG.


- Luận án sử dụng phương pháp ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho mỗi lần tham quan để làm cơ sở xác định giá vé vào cửa cho các VQG.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận luận án gồm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia theo hướng phát triển bền vững

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương : Hoạt động quản lý và khai thác du lịch sinh thái hiện nay ở các vườn quốc gia Việt Nam và vườn quốc gia Cúc Phương

Chương 4: Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam và vườn quốc gia Cúc Phương theo hướng phát triển bền vững

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023