Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 11


dụng. Vì vậy những nhân viên có quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ xấu, họ có tâm lý mình sẽ không làm ở một ngân hàng nào lâu dài nên không có gì phải sợ. Họ dễ dãi trong khâu thẩm định và ra quyết định cho vay để đạt được chỉ tiêu doanh số ngân hàng giao cho. Những điều kiện tín dụng dễ dãi đó là mầm móng gây ra nợ xấu cho ngân hàng sau này.‌

Đối với MDB cũng vậy, việc kiên quyết sử dụng biện pháp quy trách nhiệm đòi nợ cho nhân viên liên quan món nợ đó là việc làm cần thiết. Nhân viên ở đây không những là nhân viên tín dụng mà còn có cả cấp lãnh đạo, cũng phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Trong trường hợp không thể đòi được nợ, người làm sai sẽ phải bồi thường cho ngân hàng và còn nhận thêm các hình thức kỷ luật khác như trừ lương, giáng cấp bậc, thậm chí có thể khởi tố nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự. Nếu nợ xấu nhiều, nhân viên phòng tín dụng sẽ bị thuyên chuyển sang phòng thu hồi nợ, cấp lãnh đạo nên bị giáng cấp và chịu trách nhiệm thu hồi khoản nợ.

3.3.2. Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu:


Trước tình hình nợ xấu tăng cao, ngành ngân hàng nói chung và MDB nói riêng thì đây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Việc tăng cường trích lập dự phòng để hoạt động lành mạnh, an toàn chứ không phải là sự đánh bóng thương hiệu với con số lợi nhuận không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

Từ thực trạng xử lý nợ xấu của MDB qua các năm, MDB hầu như không sử dự phòng rủi ro để sử lý nợ xấu. Năm 2013 để xử lý một lượng lớn nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, MDB đã sử dụng biện pháp bán nợ cho VAMC. Như đã phân tích biện pháp bán nợ chưa phải là tối ưu. Thay vì bán nợ, MDB nên tự thân vận động, tự xử lý nợ xấu của mình bằng nguồn dự phòng thì tốt hơn.

Chấp hành nghiêm túc quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước, nhưng MDB vẫn chưa sử dụng biện pháp này triệt


để. Thực trạng cho thấy nợ nhóm 5 của MDB khá cao, nếu xử lý được những khoản nợ nhóm 5 này, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm được đáng kể. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng có thể dùng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ nhóm 5. Vì vậy, tác giả khuyến nghị MDB nên sử dụng dự phòng để xử lý nợ nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Vì không cần phải thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng nên MDB vẫn có thể tiếp tục theo dòi và tìm cách thu hồi khoản nợ một cách triệt để, trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn đẹp trên bề mặt báo cáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

3.3.3. Tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng:

Đối với những món cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, xét điều kiện khách hàng không trả nợ được đúng hạn do thiên tai, mất mùa nhưng có lịch sử tín dụng tốt và thiện chí trả nợ, MDB có thể xem xét tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng.

Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 11

Từ trước tới nay, các khoản tín dụng nông nghiệp nông thôn thường là tín dụng tốt, khách hàng rất có thiện chí trả nợ. Vì điều kiện khách quan từ môi trường thiên nhiên dẫn đến mất mùa, thất thu nên khách hàng mới không có khả năng trả nợ đúng hạn. Nếu MDB thựa hiện tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục lao động sản xuất, có nguồn vốn để trả nợ cho MDB cũng như giảm nợ xấu.

3.3.4. Xử lý tài sản đảm bảo:

Đối với các trường hợp nợ xấu thuộc đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mà việc đôn đốc thu hồi nợ không đạt hiệu quả, MDB nên thực hiện xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ. Đây là cách mà MDB có thể thu hồi được một phần hay toàn bộ khoản vay.


Việc xử lý có thể theo phương thức thỏa thuận với khách hàng trong trường hợp khách hàng tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo hoặc xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp khác theo qui định của pháp luật.

Trong trường hợp khách hàng đồng thuận với MDB về việc xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ vay, MDB và khách hàng có thể thống nhất thỏa thuận các phương thức sau để xử lý tà sản đảm bảo: MDB trực tiếp bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản đảm bảo; MDB nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trong trường hợp khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản cho MDB thì MDB có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo qui định của pháp luật.

3.4. Kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô:


3.4.1. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định:


Môi truờng kinh tế chính trị xã hội có ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi truờng cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới đuợc thành lập, trong khi thị truờng có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất luợng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi truờng kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Để đảm bảo môi truờng ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự, giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất luợng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị truờng gây ra tác động lên các doanh nghiệp.


Về chính trị, nhà nuớc cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ, một môi truờng chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đuợc đánh giá là khá ổn định.Tuy nhiên, Nhà nuớc cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi truờng thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh đuợc những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.

3.4.2. Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh:


Hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ chính trị, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng được đặt dưới sự kiểm duyệt hết sức chặt chẽ của các nhà cầm quyền. Bởi như chúng ta đều biết, hoạt động ngân hàng mang tính nhạy cảm và độ rủi ro rất cao, có liên quan đến an ninh nền kinh tế. Nếu có khủng hoảng kinh tế xảy ra thì rất dễ dàng dẫn đến các biến động về chính trị. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng như: thu hút tiền gửi với mức lãi suất tiền gửi cao hơn tại một số ngân hàng khiến cho tiền gửi chuyển lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo, với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác; khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi suất cho người vay các khu vực khác; cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản. Vì thế cần phải xây dựng được một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.


Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã xác định rò “Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường... Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả”; “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng”. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 được xác định như sau: “Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng.”

Từ định hướng phát triển trên, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các TCTD như luật Cạnh tranh 2004 và Luật Các TCTD 2010. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, những quy định này còn chung chung, chưa phản ánh được những nét đặc thù trong việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, thực tiễn thi hành pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng đã phát sinh những khó khăn bất cập nhất định, bản thân hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tiêu chí xác định mang tính trừu tượng, khó xác định và cũng khó chứng minh. Điều này đặc biệt nguy hại đối với hoạt động ngân hàng, vì hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Mọi quy định của pháp luật phải được đảm bảo đã được quán triệt rò, đặc biệt đến các thành viên tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng. Cần có một cơ quan phi chính phủ đứng ra làm diễn đàn trao đổi thông tin, phản biện, phát hiện, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế, phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng của các ngân hàng.


3.4.3. Hạn chế tín dụng chỉ định:


Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, rất cần đến sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên, việc quản lý bằng cách can thiệp sâu TCTD như việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay, sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, Chính phủ cần tránh những can thiệp sâu và mang tính hành chính vào hoạt động tín dụng của các NHTM.

Cần thiết phải thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nếu sau tái cấu trúc mà các NHTM chỉ cần làm đuợc một việc, đó là cho vay có tính thương mại (chứ không phải cho vay có tính quan hệ hay tính chính trị) thì hệ thống ngân hàng đã thực hiện được một chức năng vô cùng quan trọng là phân bổ nguồn lực hữu hạn, cụ thể là nguồn tín dụng và tài chính của quốc gia, đến tay những nguời sử dụng một cách hiệu quả nhất. Có nghĩa là hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM phải đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng và công bằng theo đúng quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị truờng. Đó chính là việc làm có tác động tăng hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp giảm lạm phát. Khi mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ thương mại thì lập tức nó sẽ làm giảm sự ảnh huởng quá lớn của khu vực DNNN. Và khi quan hệ ngân hàng và doanh nghiệp là quan hệ thương mại đúng nghĩa thì DNNN không thể tự tung tự tác, không thể chi tiêu bừa bãi vì đuợc huởng trợ cấp lãi suất ưu đãi, đuợc huởng tín dụng chỉ định. Tức là cải cách ngân hàng tạo ra động lực để giám sát hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp, bất kể công hay tư.

Hạn chế tín dụng chỉ định sẽ giúp tăng cuờng hiệu quả cho cơ chế phân bổ nguồn lực trở nên tốt hơn, nhờ đó giúp giải quyết nhuợc điểm cố hữu của nền kinh tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều nhưng hiệu quả thấp và cũng là việc kiểm tra và xác định đúng thực lực của từng ngân hàng và hệ thống NHTM ở nuớc ta hiện nay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Hoạt động tín dụng luôn là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Đồng thời, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy phòng ngừa và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và MDB nói chung.

Để phòng ngừa và xử lý nợ xấu MDB cần hướng tới các giải pháp mà tác giả đã đưa ra trong chương 3. Trong đó, để xử lý nợ xấu, MDB cần áp dụng các giải pháp quy trách nhiệm đòi nợ đối với nhân viên liên quan đến nợ xấu, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng và xử lý tài sản đảm bảo. Để phòng ngừa nợ xấu, MDB cần áp dụng các giải pháp mang tính lâu dài mà tác giả đã đề ra.


KẾT LUẬN


Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống NHTM Việt Nam đã đặt các ngân hàng Việt Nam truớc nguy cơ đối mặt với rủi ro cao hơn và nặng nề hơn, trong đó có nguy cơ với nợ xấu. Nợ xấu cao làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng truởng tín dụng, làm giảm lợi nhuận cũng như khả năng kinh doanh sinh lời của ngân hàng. Mặt khác, nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng, làm suy giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trong quá trình phát triển và hội nhập. Chính bởi vậy, tìm ra yếu tố quyết định nợ xấu nhằm từng bước hạn chế nợ xấu và lành mạnh hóa khả năng tài chính là hoạt động cấp thiết của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông. Truớc những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Thứ nhất: Phân tích thực trạng phòng ngừa, xử lý nợ xấu và nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

Thứ hai: Đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

Thứ ba: Đưa ra những đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm tăng cuờng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí