Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 12


Về du lịch văn hoá: mở rộng khu phật bà Nam Hải, xây dựng lại bờ kè trên

sông đoạn thị xã Bạc Liêu để phục vụ hò trên sông Bạc Liêu.

Về văn hóa ẩm thực tại điểm du lịch: Với hệ thực vật đặc trưng rừng ngập mặn và hệ động vật biển ven biển phong phú. Tỉnh bạc liêu có nhiều sản vật khá đặc sắc, thêm vào đó mỗi dân tộc lại có cách chế biến món ăn khác nhau đã làm nên nét văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực khá độc đáo.

Người Hoa nổi tiếng với các món ăn truyền thống như cháo Quảng, chả giò, vịt tiềm, cơm rang, hoành thánh, xíu mại, há cảo…, sử dụng nhiều gia vị, có khi được chế biến chung với các loại thuốc Bắc. Nước chấm của người Hoa cũng rất ngon và làm công phu. Đặc biệt nghệ thuật nấu nướng của người Hoa càng đặc sắc hơn khi tận mắt chứng kiến cách họ làm. Thợ nấu của người Hoa có khả năng phục vụ cho nhiều thực khách, nên ở các bữa tiệc lớn người ta thường chọn món ăn của người hoa. Nhược điểm lớn nhất là sử dụng rất nhiều mỡ động vật, gần đây chuyển sang sử dụng dầu thực vật nhưng lượng dùng vẫn lớn dễ gây ngán.

Người Kinh chế biến đơn giản hơn, ít gia vị, dầu mỡ hơn. Canh chua cá kho tộ được xem là món ăn truyền thống của dân Nam Bộ. Các món ăn đặc sản khác của dân Bạc Liêu là: lẩu mắm và các loại mắm (làm bằng cá, tôm, ốc, thịt…), các loại cá khô (cá kèo, cá khoai, cá sặc bổi, cá lóc…), các loại rượu đế, rượu nếp say nồng nhưng ít gây mệt.

Người Khmer ăn uống đơn giản nhất, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và chế biến đơn giản nên rất dân dã. Nổi bật là loại mắm bò hóc được làm từ cá đồng hoặc cá biển, ăn chung với các loại rau quanh vườn, chuối chát, khế… mắm bò hóc còn được dùng như một gia vị chính để nêm nếm khi chế biến món ăn khác: canh thập cẩm, bún nước lèo ăn với rất nhiều rau và tất cả động vật mà họ có thể bắt được (cá, tôm, lươn, rắn…) rượu của người Khmer cũng rất ngon, được làm từ các loại gạo ngon (nếp nàng thơm…)

Tất cả các món ăn truyền thống của 3 dân tộc được tổ chức tại các điểm ăn

uống, điểm bán hàng lưu niệm tại các điểm ra vào của các điểm du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nghiên cứu để định ra một công thức chung cho một số loại món ăn đặc sản, các thợ nấu sẽ được hướng dẫn cách chế biến thống nhất, có thể pha chế thêm nhưng phải giữ được những mùi vị đặc trưng cơ bản. Nghiên cứu chế biến một số rượu đặc sản đóng chai như rượu nếp, rượu nhãn… và đặt tên gọi như một loại sản vật của Bạc Liêu để du khách có thể dùng làm quà lưu niệm.

Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được coi trọng bởi các món ăn dân dã thường tạo cảm giác kém vệ sinh, các điểm dịch vụ ăn uống phải thường xuyên được các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, xem xét.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 12

Giao thông :

Xây dựng, nâng cấp các đoạn đường dẫn đến các điểm, khu du lịch.

Xây dựng hệ thống đường trong khuôn viên điểm, khu du lịch sạch sẽ,

thoáng mát.

Kiểm tra, nâng cấp thường xuyên thiết bị vận chuyển du khách. Mua thêm các loại xe, tàu mới để phục vụ nhu cầu du lịch.

Xây dựng bờ kè trên khúc sông Bạc Liêu để phục vụ nhu cầu về du lịch

biển, du thuyền trên sông.

3.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch:

Khách sạn:

Bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cần phải tổ chức những khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên. Hình thành đội ngũ công nhân viên của khách sạn mang phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Tổ chức lại cơ cấu nhân sự, phân công đúng người, đúng việc.

Tuyển rất hạn chế và chọn lọc những người có năng lực và làm việc có năng suất. Chỉ tuyển dụng thay thế trong trường hợp không thể choàng gánh công việc hoặc không thể thay thế bằng nguồn nội bộ.

Đào tạo được xem như là công tác trọng yếu. Trong giai đoạn khủng hoảng

kinh tế như hiện nay, việc tăng cường các hoạt động đào tạo vừa là cơ hội, vừa là


cứu cánh và là nền tảng cho sức bật cao hơn trong nền kinh tế thế giới vực dậy sau

khủng hoảng.

Xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên làm cơ sở để thưởng phạt và thúc đẩy kết quả làm việc xuất sắc. Huấn luyện các trưởng bộ phận trong việc ứng dụng đánh giá vào từng công việc, từng chức danh và từng cá nhân.

Nhà hàng

Đào tạo tại chỗ:

Để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên nhưng vừa tiết kiệm ngân sách cho nhà hàng thì cách tốt nhất là đào tạo tại chỗ. Nhà hàng đến thuê chuyên gia đến giảng dạy thêm cho nhân viên, bồi dưỡng thêm kiến thức và kĩ năng cho họ để họ hiểu biết hơn về công việc của mình. Từ đó phục vụ khách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, mang đến nhiều khách hơn cho nhà hàng.

Tuyển dụng thêm chất xám:

Sự thành bại của nhà hàng phụ thuộc vào tài lãnh đạo của nhà quản lý. Một nhà quản lý tài ba sẽ biến một tập thể dưới quyền thành một đội quân xuất sắc, làm cho mọi việc diễn ra thông suốt, trôi chảy hơn. Đội ngũ nhân viên cũng có thể kiểm tra các sự cố. Vì thế hãy cất công tìm những người giỏi nhất để quản lý nhà hàng tuy mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng đó là một công việc nên làm và phải làm bởi vì họ là người hái ra tiền cho nhà hàng đồng thời giúp nhà hàng ngày một phát triển hơn.

Khuyến khích sáng kiến:

Một sáng kiến hay sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà hàng. Vì vậy không nên bỏ qua bất kỳ một sáng kiến nào của nhân viên mà còn phải tìm cách khuyến khích nhân viên nhân viên của mình đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt. Từ đó chọn lọc những sang kiến hay nhất, có lợi cho nhà hàng nhất để áp dụng. Tuy nhiên, nhà hàng cần phải có chính sách khen thưởng đối với nhân viên có sáng kiến, ý tưởng hay. Như vậy mọi người sẽ hăng hái hơn trong việc đưa ra sáng kiến.


Đào tạo nhân viên phục vụ là người biết cười, hiếu khách, hiểu ý khách

và tôn trọng khách:

Đây là điều quan trọng trong chiến lược thu hút khách. Bởi vì nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách. Thái độ phục vụ và tác phong nghiệp vụ của nhân viên sẽ tạo cho khách một ấn tượng tốt đẹp về nhà hàng. Ngoài ra, một phục vụ viên tinh ý sẽ có những đánh giá khá chuẩn về khách hàng. Chẳng hạn như: Khách thuộc loại nào? Có thể chi bao nhiêu cho một bữa ăn? Và trên cơ sở đó tìm cách làm cho khách chi mạnh tay hơn qua những gợi ý tế nhị, kín đáo. Đồng thời họ cũng có thể đọc được suy nghĩ của khách khi khách xem thực đơn để có những phản ứng thích hợp. Một nhà hàng muốn thu hút khách ngoài món ăn ngon thì nhân viên phục vụ cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy nhà hàng cần đào tạo thật kỹ và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời với những người làm tốt công việc dẫn dụ khách và hài lòng khách.

Điểm du lịch

Điểm, khu du lịch cần có tổ chức quản lý tốt để đảm bảo việc thực hiện các quy định nơi đây như vấn đề về sức chứa, an ninh, môi trường…

Hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện với du khách. Vì vậy không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.

Đào tạo, tuyển dụng hướng dẫn viên tại địa phương, từ các trường đại học, cao đẳng của tỉnh nhà…

Có thái độ hòa nhã, hòa đồng với du khách, không phân biệt đối xử. đồng thời nghiêm khắc với các hành vi gây hại đến văn hóa, môi trường tại điểm tham quan…

Giao thông:

Một người không kém phần quan trọng trong tiến trình phục vụ khách du lịch và tiếp xúc thường xuyên với du khách là bác tài trên các loại phương tiện vận chuyển. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ này trong cách cư xử với khách du lịch.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách:

- Mở lớp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ nhân viên.

- Thực hiện các chương trình đào tạo theo chu kỳ

- Phải tạo điều kiện về giờ giấc làm việc khi nhân viên muốn đăng ký tham gia

các lớp học bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các cuộc thi đua giữa các nhân viên của các bộ phận.

- Khen thưởng nhân viên đạt thành tích tốt hàng tháng, quý.

- Thường xuyên đưa ra các cơ hội thăng tiến để nhân viên cùng thi đua.

3.4. Duy trì đội ngũ nhân sự giỏi:

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, mọi cơ quan. Vì thế mọi doanh nghiệp của tỉnh phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý giúp duy trì đội ngũ nhân sự này.

Tiền lương, thưởng phải cao phù hợp với nỗ lực của từng thành viên.

Điều kiện làm việc tốt. Có cơ hội hội thăng tiến.

Đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp tốt

Giờ giấc làm việc uyển chuyển cho từng bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động.

3.5. Nâng cao công tác chiêu thị (quảng bá, xúc tiến) du lịch

Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu hình ảnh du lịch Bạc Liêu đến các địa phương trong và ngoài nước.

Xây dựng trang web về Bạc Liêu để đưa lên mạng Internet.

Phối hợp với các địa phương trong vùng đồng bằng song Cửu Long tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch vùng, xây dựng các ấn phẩm và thương hiệu du lịch để quản bá trên thị trường trong và ngoài nước.


Xuất bản cẩm nang xúc tiến du lịch Bạc Liêu và các ấn phẩm văn hoá đặc trưng để giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển du lịch của Bạc Liêu.

Tìm và mở rộng thị trường

Thị trường khách du lịch quốc tế là mục tiêu hướng tới của ngành, bao gồm nguồn khách từ các khu vực chính: Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt là các nước trong khu vực, các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong điều kiện hiện nay việc khai thác khu vực quốc tế của du lịch Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, do đó phải tiếp tục liên doanh với công ty du lịch thành phố HCM là phù hợp với trình độ và khả năng của tỉnh. Đây cũng là thị trường tiềm năng của tỉnh vì hiện nay tỉnh chỉ khai thác trên dưới 1 % lượng khách. Sau đó cần vươn tới lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế bằng cách là công ty du lịch Bạc Liêu phải tham gia kinh doanh lữ hành quốc tế tìm thị trường và trực tiếp khai thác khách.

Thị trường khách trong nước ổn định và không ngừng phát triển, bao gồm khách từ các tỉnh, thành phố đến tham quan du lịch và khách trong tỉnh đi tham quan du lịch ở các tỉnh khác. Việc khai thác tốt nguồn khách này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Tạo và mở rộng thị trường khách là một trong những yếu tố giúp cho ngành du lịch ngày càng phát triển. Ngành du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động: liên doanh với các tỉnh và thành phố, tuyên truyền, quảng cáo… dưới nhiều hình thức đa dạng để thu hút khách. Trước hết là liên doanh với các tỉnh vùng ĐBSCL và TPHCM…

3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương:

Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm chứ không phải mang sản phẩm đến khách hàng. Sản phẩm ở đây bao gồm chỉ không gian môi trường nơi công đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu, mà còn là chính cộng đồng địa phương với bản sắc của họ. Chính vì điều đó mà chúng ta phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương mới có sự phát triển du lịch một cách bền vững. Vì vậy cần phải:


Tuyên truyền vận động nhân dân xung quanh điểm du lịch cùng hợp tác, đóng góp vào việc phát triển chung của du lịch.

Để họ tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm

du lịch vì họ hiểu nơi đó hơn những người lãnh đạo.

Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các dự án du lịch, đầu tư cơ sở dịch vụ, làng nghề thủ công cung cấp sản phẩm cho du lịch, ủng hộ các quán ăn tự làm chủ, các dịch vụ bổ sung tăng thu nhập cho người dân.

Tránh đưa ra những quyết định gây bất mãn chia rẽ. Chẳng hạn phải buộc họ dọn đi nơi khác hay có những chính sách ưu đãi không đồng đều. Cần phải dung hoà để đôi bên cùng hợp tác có lợi không dẫn đến bất đồng và phản ứng từ người dân.

Nêu lên những lợi ích thiết thực để người dân thấy họ được quan tâm và có lợi khi tham gia vào hoạt động du lịch. Họ cảm nhận được điều đó khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, có công ăn việc làm ổn định nơi mình sinh sống trước đây.


KIẾN NGHỊ

UBND Tỉnh Bạc Liêu:

Để tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thị, đề nghị UBND tỉnh, Tổng cục du lịch và bộ VHTTDL Bạc Liêu kiến nghị chính phủ cho phép thành lập phòng văn hoá thể thao và du lịch ở các huyện thị trong tỉnh ở những địa bàn có thế mạnh về du lịch.

Để tạo khả năng thu hút đối tác đầu tư, góp phần sớm hình thành các điểm du lịch để thu hút du khách. Đề nghị tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực điểm du lịch, khu du lịch biển Nhà Mát – hiệp thành, dự án khu dịch vụ du lịch ngoài sân chim Bạc Liêu, dự án cụm khách sạn nhà hàng khu hội nghị (nằm kế với khu nhà công tử Bạc Liêu), dự án khu du lịch biển Gành Hào…nhằm thu hút du khách, đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu vực này.

Đề nghị UBND sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể trong phát triển và quản lý kinh doanh du lịch. Đồng thời sớm ban hành các cơ chế cụ thể về bảo vệ môi trường, cảnh quan, bảo vệ các điểm du lịch và danh lam thắng cảnh của tỉnh để phát triển du lịch

Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở trung ương về cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, phương tiện… phục vụ cho kinh doanh du lịch. Đồng thời nghiên cứu cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Bạc Liêu nói riêng.

Tổng cục du lich

Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ đối với ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở giới thiệu những đối tác hợp tác đầu tư về phát triển du lịch có khả năng về vốn và nguồn khách. Đồng thời có sự quan tâm giới thiệu ngành du lịch Bạc Liêu tham giam vào các hiệp hội du lịch của vùng và quốc tế.

Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia cho Bạc Liêu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023