Tập Đoàn Tài Chính Hoạt Động Kinh Doanh Đa Ngành Đa Lĩnh Vực


Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà

Ngân hàng bán buôn bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn

Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có

Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính

Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro, tài chính, tác nghiệp và công nghệ thông tin

2.4.5. Tập đoàn tài chính hoạt động kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực

Các TĐTC trên thế giới hiện nay đều hoạt động kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, có chiến lược sản phẩm và định hướng đầu tư luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường, môi trường kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên mỗi tập đoàn đều có ngành và lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thương hiệu của tập đoàn. Sản phẩm cung ứng bao gồm tất cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử...

Hoạt động đa ngành đa lĩnh vực giúp cho tập đoàn phân tán được rủi ro cho nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khai thác triệt để thị trường và khách hàng, đảm bảo cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.

2.4.6. Tập đoàn tài chính có khả năng tập trung, điều hoà vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Mục tiêu khi thành lập tập đoàn là tối đa hoá lợi nhuận nên nguồn vốn của tập đoàn được huy động từ các thành viên và theo hình thức pháp luật cho phép sẽ được tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, những dự án có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán trong những đơn vị nhỏ hoặc đầu tư không có hiệu quả. Như vậy vốn của các đơn vị thành viên nhỏ cũng được sử dụng vào những lĩnh vực, dự án có hiệu quả nhất, tạo ra sức mạnh kinh tế quyết định sự phát triển của tập đoàn. Giữa các đơn vị thành viên nhỏ cũng có sự huy động vốn, có sự đầu tư lẫn nhau nên có sự liên kết chặt chẽ, phát huy hiệu quả từng đơn vị thành viên và cả tập đoàn.


Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 3

2.5. Vai trò của tập đoàn tài chính với sự phát triển kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế

Khi các công ty doanh nghiệp đứng trước sức ép cạnh tranh về vốn, thị phần đều có xu hướng liên minh hay tổ hợp với các công ty khác để phân chia thị trường hoặc khai thác tiềm năng vốn có của mình. Vì vậy hình thành TĐTC là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập đoàn tài chính có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế các quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Vai trò đó thể hiện:

Thành lập TĐTC cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình kinh doanh. Việc thành lập TĐTC đã hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành viên, mô hình tập đoàn có lợi cho việc huy động tài sản, thu hút ngày càng đông khách hàng thông qua việc đa dạng hoá nhiều lĩnh vực kinh doanh với chi phí thấp hơn

Với phạm vi và quy mô kinh doanh lớn, TĐTC có thể tập trung nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn nhất là những ngành công nghệ hiện đại. Tiềm lực kinh tế mạnh, có sự phân công, phối hợp của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả năng liên tục chiếm lĩnh, củng cố thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn, đồng thời giảm bớt và phân tán rủi ro. Thông qua đặc điểm điều hoà vốn của tập đoàn, vốn của các doanh nghiệp thành viên được sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh tình trạng vốn bị đầu tư tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao.

Với tiềm lực mạnh, tập đoàn có khả năng tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần sự phối hợp của nhiều nhà khoa học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh nghiệp đơn lẻ không thực hiện được. Mặt khác quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn của tập đoàn sẽ làm cho việc triển khai ứng dụng các kết quả


nghiên cứu khoa học vào kinh doanh có hiệu quả cao hơn với chi phí giảm. Tập đoàn có tác dụng lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm tốt trong các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giữa các doanh nghiệp thành viên.

Với các nước phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất. Với các nước đang phát triển, các TĐTC là cầu nối để tiếp thu nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế, đồng thời TĐTC là công cụ hữu hiệu để chống sự thâm nhập một cách ồ ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất trong nước có thể đứng vững và từng bước vươn ra thị trường các nước.

Hiệu quả hoạt động từ các TĐTC góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế- xã hội của đất nước.

Việc hình thành TĐTC làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng địa phương hay trong một quốc gia, giải quyết việc làm cho một phần các dân cư tại các khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các ngành nghề

Hoạt động của các TĐTC góp phần làm cho cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch từ hàng hoá sử dụng sức lao động sang hàng hoá cần nhiều vốn và công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị bổ sung cao. Cơ cấu ngành cũng có sự thay đổi, chuyển từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp chế tạo- dịch vụ. Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Tóm lại, các TĐTC có vai trò chi phối ngày càng lớn không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với cả nền kinh tế quốc tế.

II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH

1. Cơ chế quản lý tập đoàn tài chính


Đặc điểm của TĐTC thường là lấy ngân hàng cỡ lớn làm hạt nhân của tập đoàn để liên kết và khống chế các doanh nghiệp xung quanh bằng mối quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự. Mô hình phổ biến nhất của TĐTC là tổ chức theo kiểu công ty mẹ- công ty con. Trong đó cả hai công ty đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường. Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con, đề ra chiến lược và định hướng cụ thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của công ty con. Ngoài ra công ty mẹ còn sử dụng vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để hình thành các công ty con hoặc công ty liên kết.

Công ty con là công ty mà một số cổ phần cua nó ở trên mức tỷ lệ nhất định thuộc về một công ty khác hoặc bị một công ty khác khống chế, đó là công ty mẹ. Tuy thế nhưng công ty con vẫn là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hình thức pháp lý của công ty con khá đa dạng, có thể là công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, trong đó công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty liên doanh với nước ngoài do công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu.

Căn cứ vào tính chất phạm vi hoạt động, TĐTC kinh doanh theo mô hình công ty mẹ- công ty con có 2 loại: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý và mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh. Trên thực tế không có sự tách bạch rõ ràng, nhiều TĐTC kinh doanh theo mô hình công ty mẹ- công ty con là hỗn hợp của 2 loại hình thức trên, tức là công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh một số công ty con, đồng thời chỉ nắm vốn thuần tuý công ty khác.


2. Tổ chức hoạt động tập đoàn tài chính

Điều kiện để một TĐTC hoạt động hiệu quả và không ngừng phát triển là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thị trường vốn, tăng cường tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống thông tin toàn cầu.‌

Tất cả các bộ phận được quản trị và hoạt động thống nhất, tập trung theo ngành dọc. Đã là một tập đoàn thì nhất thiết phải có cơ chế quản trị chung như: hội đồng chiến lược, ban kiếm soát, hội đồng quản trị, uỷ ban bầu cử. Các thành viên trong hội đồng hay uỷ ban hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Trong đó chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất thuộc công ty chính của tập đoàn. Sau chủ tịch tập đoàn sẽ có các giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, ví dụ giám đốc phụ trách tài chính, giám đốc phụ trách hàng...

TĐTC chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Công ty mẹ, chủ sở hữu được xác định rõ là các cổ đông, bao gồm các loại cổ đông: nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và người lao động. Các cổ đông thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua tham dự đại hội cổ đông, bầu và bãi nhiệm HĐQT và quyết định điều lệ của tập đoàn. Với tư cách là một cổ đông, công ty mẹ đề ra những biện pháp kiểm soát các công ty con, đặc biệt là về kết quả hoạt động vì mục tiêu chính của các công ty con là hoạt động có lãi để trả cổ tức cho công ty mẹ.

III. XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

1. Xu hướng hình thành trên thế giới

Từ khoảng cuối Thế kỷ XIX, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty bắt đầu cần nhiều vốn hơn để mở rộng lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, đặc biệt là mở rộng ra thị trường quốc tế. Đến cuối Thế kỷ XX thì quá trình này bắt đầu diễn ra


mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động đa lĩnh vực ra đời, tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay.

Tại Hàn Quốc, các Tập đoàn bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950-1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty sở hữu thương hiệu và thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác, từ sản xuất điện tử, ôtô đến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Nghiên cứu quá trình hình thành các tập đoàn, dễ nhận thấy có hai phương thức chủ yếu để hình thành các tập đoàn kinh doanh:

Một là: Hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty theo các lĩnh vực hoặc địa bàn hoạt động

Hai là: Hình thành do sự liên kết, sáp nhập tự nhiên dựa trên mối quan hệ về đầu tư hoặc sản phẩm

Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra làn sóng phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Một số tập đoàn có vai trò và ảnh hưởng chi phối nền kinh tế không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế giới. Tất cả các nhà kinh tế, các chính trị gia nhận thấy những tác động tiêu cực của các tập đoàn nhưng không thể không thừa nhận sự tồn tại và vai trò của chúng. Và người ta đã có lúc dùng sự phát triển của một vài tập đoàn để đo sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Về lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, có thể theo các xu hướng sau:

+ Tập đoàn kinh doanh tổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tài chính và sản xuất kinh doanh như: Tại Nhật Bản có tập đoàn Normura nổi tiếng kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp…; tập đoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinh doanh thương mại. Tại Đài Loan có tập đoàn Chinfon vừa có hoạt động ngân hàng,


bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại Singapore có tập đoàn Keppel Bank kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,…

+ Tập đoàn tài chính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ tài chính như tập đoàn Citi Group (Mỹ); tập đoàn HSBC; tập đoàn ING ( Hà Lan); AIG ( Mỹ)...

Xin giới thiệu một số tập đoàn tài chính lớn:

- Tháng 5/2001, Tập đoàn tài chính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố mua Tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Mêcico Banacci với giá khổng lồ: 12,5 tỷ USD. Đây là cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử tại thị trường các nước mới nổi như Mêxico. Citigroup là Tập đoàn tài chính lớn của Mỹ – Trong đó, Ngân hàng thương mại khổng lồ Citibank là Ngân hàng đóng vai trò sáng lập ra Tập đoàn. Việc sáp nhập Ngân hàng Banamex thuộc Tập đoàn Banacci của Mêxico vào chi nhánh Ngân hàng Citibank của Mỹ tại Mêxico không chỉ là giải pháp mở rộng phạm vi kinh doanh của Tập đoàn Citigroup mà còn củng cố vị thế trên thị trường tài chính của chính "ngân hàng bị bán" là Banamex sau khi bị mất thế cạnh tranh bởi sự kiện năm 2000 Tập đoàn BBAA của Tây Ban Nha đã mua Ngân hàng Bancomer vốn là đối thủ chính của Ngân hàng Banamex tại Mêxico. Mặt khác, cuộc sáp nhập này theo tính toán của Chủ tịch Tập đoàn Citigroup ông Sandy Weill thì hàng năm Tập đoàn sẽ giảm được ít nhất 200 triệu USD cho chi phí chuyển giao công nghệ và nhất là chi phí huy động vốn thấp hơn.

- Năm 2002 sự sát nhập giữa Ngân hàng thương mại Dresdner và Công ty bảo hiểm Allanz trong lĩnh vực tài chính mới và lớn nhất tại Đức dựa trên nguyên tắc gộp cổ phần của hai định chế tài chính Ngân hàng và phi Ngân hàng thành một liên minh tài chính hỗn hợp nhằm củng cố địa vị tài lực và đặc biệt là để tận dụng tối đa lợi thế của các bên: Công ty bảo hiểm Allanz phát huy được tối đa nguồn lợi thu được từ việc mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua các nghiệp vụ kinh doanh


ngân hàng, còn ngân hàng Dresdner thì tập trung được nguồn lực khổng lồ vào việc kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài sản tài chính. Tập đoàn mới này do Ngân hàng Dresdner đóng vai trò sáng lập và chi phối. Tập đoàn này sau khi ra đời đã hoàn toàn có đủ điều kiện và thực lực để một mặt tự phòng vệ, một mặt vươn ra thị trường tài chính thế giới với tư cách là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia mang quốc tịch Đức.

- Tại Pháp năm 2000, ngân hàng thương mại BNP đã trúng thầu mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng Paribas để hình thành nên Tập đoàn tài chính hàng đầu của Pháp mang tên: Tập đoàn tài chính BNP - Paribas, với 117000 nhân viên, mở chi nhánh và Công ty con trên khắp nước Pháp và 90 chi nhánh ở nước ngoài tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn này kinh doanh chủ yếu trên 4 nhóm sản phẩm gồm: Dịch vụ doanh nghiệp, đầu tư, quản lý tài sản và dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng con cũng như các chi nhánh của các ngân hàng thành viên đều quản trị kinh doanh theo các nhóm sản phẩm nói trên theo mô hình dọc. Lãnh đạo tập đoàn này là đại diện các quan chức cao cấp của các ngân hàng thành viên và hoạt động theo cơ chế các Hội đồng thực quyền, đưa ra các qui chế, các chuẩn mực hoạt động và phương thức quản trị thống nhất cho toàn bộ các ngân hàng thành viên.

- Tập đoàn HSBC Holdings: Là một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là 1.861 tỷ USD tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 và là tập đoàn lớn thứ 4 thế giới về tài sản. Ngân hàng này báo cáo tài chính bằng dollar Mỹ vì 80% doanh thu từ bên ngoài Anh quốc. Gần 22% doanh thu của ngân hàng này là tại Hồng Kông, nơi nó có trụ sở cho đến năm 1993. Ngoài ra HSBC đã tham gia với các hãng toàn cầu như New York Life, Prudential và Alluanz để thành lập một liên doanh bảo hiểm tại ấn Độ, thị trường 1,1 tỷ dân với tổng phí bảo hiểm hàng năm đã tăng gấp đôi lên hơn 20 tỷ USD kể từ khi lĩnh vực này được mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào năm 2000.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí