Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 18

Từ thành phố Nam Định theo đường 21 khoảng 60km là đến được bãi biển Thịnh Long. Thịnh Long, biển Thịnh Long thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Là bãi biển đẹp với những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng ba cây số. Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức. Du khách đến với biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Các loại đặc sản biển ở đây nhiều, ngon và rẻ. Bãi tắm Thịnh Long hiện nay thu hút du khách ngày một nhiều. Trong tương lai lượng khách đến với Thịnh Long sẽ không thua kém các bãi tắm khác trong khu vực.

- Bãi biển Quất Lâm:


Bãi biển Quất Lâm Huyện Giao Thuỷ Khu du lịch biển Quất Lâm thuộc thị trấn 1


Bãi biển Quất Lâm - Huyện Giao Thuỷ


Khu du lịch biển Quất Lâm thuộc thị trấn Quất Lâm huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Khu du lịch có quy hoạch rộng 58 ha, chính thức được khai thác từ năm 1999. Tại đây có bãi tắm đẹp và khu khách sạn, có các dịch vụ hồ bơi, ao cá, khu bơi thuyền...

Bãi biển Quất Lâm là bãi biển hoang sơ và đẹp, môi trường trong sạch. Vùng biển này có có nhiều tôm, nghêu và các hải sản khác. Đến đây, không chỉ được tắm

biển mà du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản từ biển với giá thật hấp dẫn. Bên cạnh đó ở Quất Lâm hiện nay đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ giải trí và dần có chỗ đứng trong hệ thống các bãi biển ở khu vực phía Bắc. Ngày càng nhiều du khách tìm đến Quất Lâm cho những ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ. Quất Lâm đã thu hút nhiều thành phần kinh tế đến đầu tư xây dựng. Trong tương lai, Quất Lâm sẽ trở thành khu đô thị biển sầm uất của tỉnh Nam Định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Bãi biển Rạng Đông:


Các nhà đầu tư khảo sát bãi biển Rạng Đông Huyện Nghĩa Hưng Bãi biển Rạng 2


Các nhà đầu tư khảo sát bãi biển Rạng Đông - Huyện Nghĩa Hưng


Bãi biển Rạng Đông là một bãi biển không nổi tiếng nhưng cũng trở thành nơi dạo chơi và tắm mát vào mỗi buổi chiều của đông đảo người dân thị trấn. Bãi tắm dài khoảng 1,5 - 2km bãi cát thoải, mịn, cảnh quan nơi đây rất yên bình với những đồng lúa xanh mát, không khí trong lành, dịch vụ giá cả không đắt đỏ. Bờ biển trong sạch và được xây mới băng bê tông chắc chắn. Ven biển có hệ thống rừng ngập mặn với đa dạng sinh thái được các tổ chức môi trường quốc tế (đặc biệt là Thuỵ Điển) quan tâm và nghiên cứu. Vì thế để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải thu hút được các nhà đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất tại khu vực này.

PHỤ LỤC 4

CÁC HỆ SINH THÁI VEN BIỂN NAM ĐỊNH


- Hệ sinh thái VQG Xuân Thuỷ:


Cò thìa đã bắt đầu xuất hiện tại VQG Xuân Thủy Đoàn chuyên gia đang khảo 3

Cò thìa đã bắt đầu xuất hiện tại VQG Xuân Thủy


Đoàn chuyên gia đang khảo sát tại VQG Xuân Thủy Nằm ở huyện Giao Thuỷ tỉnh 4

Đoàn chuyên gia đang khảo sát tại VQG Xuân Thủy

Nằm ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, VQG Xuân Thuỷ khởi đầu là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ được thành lập vào năm 1989 với diện tích 12.000 ha được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Năm 2003, Xuân Thuỷ được Chính phủ phê duyệt chuyển hạng thành VQG Xuân Thuỷ. Năm 2004 VQG Xuân Thuỷ cùng với các vùng đất ngập nước ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định lại được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển có tầm quan trọng đặc biệt cùng với VQG Cát Bà.

VQG Xuân Thuỷ được coi là điểm du lịch sinh thái độc đáo, đạt được 3 điều nhất đó là: “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”. Đây là điểm du lịch có sức hấp dẫn khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt là vào mùa Đông-mùa chim di trú. Hàng năm Khu du lịch này đã đón nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế (chủ yếu là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng…) về tham quan nghiên cứu hệ sinh thái mang tính đặc trưng của vùng đất ngập nước cửa sông ven biển Bắc Bộ

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái và góp phần bảo tồn phát triển VQG Xuân Thuỷ, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là cần phải tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ nhằm thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở khu vực này.

- Vùng đất ngập nước Nghĩa Hưng:


Vào năm 1996, Nghĩa Hưng đó được Tổ chức BirdLife và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ hai ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Nghĩa Hưng đă được kiến nghị công nhận là khu Ramsar do đáp ứng hàng loạt các tiêu chí: tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khu nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Đây là nơi có nhiều loài chim bị đe dọa (8 loài) và là nơi tập trung chim nước với số lượng lớn (30.000 cá thể chim nước, trong đó có hơn 8,000 cá thể chim ven biển được ghi nhận vào năm 1996).

Vùng đất ngập nước huyện Nghĩa Hưng Đây cũng là vùng phát triển nghề đánh 5


Vùng đất ngập nước huyện Nghĩa Hưng


Đây cũng là vùng phát triển nghề đánh bắt thủy sản gần bờ nhưng sự tồn tại của nghề này lại phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì được tính toàn vẹn sinh thái của các khu rừng ngập mặn, các bãi ngập triều và các sinh cảnh khác. Nhưng do sự gia tăng dân số, cùng với tăng nhu cầu về các mặt hàng hải sản đó thúc đẩy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ tại các vùng ven biển đến mức không bền vững. Từ đó, các khu vực không được quản lý một cách phù hợp đó thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Nguyên nhân vùng này phải chịu đựng là do săn bắn quá mức và mất sinh cảnh do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Các sinh cảnh đất ngập nước bị cải tạo để thâm canh nuôi trồng thủy sản (hiệu quả kinh tế rất thấp, thậm chí lỗ), không một loài chim quan trọng nào được ghi nhận, tổng số chim nước đếm được chỉ khoảng 1000 - 2000 cá thể. Do vậy, khu này không còn đáp ứng các tiêu chí của Ramsar nữa. Tuy nhiên trong đợt điều tra vừa qua, hầu hết các giá trị trên của khu vực Nghĩa Hưng không còn.

MỤC LỤC 5

CÁC DI TÍCH VÀ ĐỊA DANH VEN BIỂN NAM ĐỊNH


- Chùa Lương:


Chùa Lương huyện Hải Hậu Chùa Lương nằm ở xã Hải Anh huyện Hải Hậu chùa 6


Chùa Lương huyện Hải Hậu


Chùa Lương nằm ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu chùa có (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509- 1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi việc quai đê lấn biển đó giành nhiều kết quả. Đời sống vật chất của dân cư dần dần ổn định, bốn ông tổ cùng các dũng họ dồn sức chăm lo đời sống tinh thần: xây dựng, đền chùa, bắc cầu, mở chợ.

Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ đó trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng. Hàng chữ ghi trên thượng lương “Dương hoà nguyên niên” (1634), bia khắc năm Chính Hoà thứ ba (1682), bia Chính hoà năm thứ năm (1684) cho biết có việc tu sửa chùa, dựng hai dãy hành lang Đông, Tây, làm đồ thờ tự bằng đá…Các bia có niên hiệu Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khánh, Cảnh Thịnh lại nói đến việc làm thượng điện, tiền đường, tam quan, nội các

và tượng tam thế. Sang thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chùa vẫn tiếp tục được tu sửa, có lần

trùng tu lớn; đổi cả hướng chùa ra phía Nam.


Ngôi chùa hiện tồn có quy mô khá lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét vẫn là phong cánh của hai thế kỷ 17 và 18. Chùa dựng trên thế đất đẹp, thoáng. Trước chùa là hồ nước trong xanh, rộng hàng ngàn mẫu như tấm gương in bóng tam quan, “Thiên thạch đài trụ”, cùng các cây cổ thụ…càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia làm hai khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Cầu Ngói:


Cầu Ngói huyện Hải Hậu Cầu nằm ở xã Hải Anh huyện Hải Hậu Cầu Ngói cách 7


Cầu Ngói huyện Hải Hậu


Cầu nằm ở xã Hải Anh - huyện Hải Hậu. Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà nhân dân ta quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vỡ cầu ở liền chợ) là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa.

Chín giáp (từ giáp nhất đến giáp chín) chỉ dựng cầu bằng đá, kiến trúc cũng đơn

giản, mục đích là để đi lại thuận tiện. Con giáp mười ở gần chùa, gần chợ, chốn đô hội

của Quần Anh chỉ dựng cầu Ngói, khác biệt với cầu của chín giáp, không chỉ phục vụ cho giao thông mà đây thực sự là một công trình đặc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc:Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài

- Di tích cửa biển Đại Nha (Nam Điền - Nghĩa Hưng): Cửa biển ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, là nơi sông Đáy đổ ra biển. Xưa kia nơi đây có tên là cửa Liêu hay cửa Đại Ác, sóng to gió dữ, tàu thuyền khó qua lại. Năm 571, sau khi đáng cắp được móng rồng của Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử phụ lời thề, đem quân đánh Triệu Việt Vương.

Đến thời Lý, năm 1044, Lý Thái Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Đến cửa biển Đại Ác, gặp lúc sóng gió yên lặng, đại quân qua biển dễ dàng, cho nên đổi tên Đại Ác làm Đại An. Nay là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

- Nhà bổi:


Nhà bổi xã Giao Xuân Giao Thủy Xã Giao Xuân Giao Thủy còn có những ngôi nhà bổi 8


Nhà bổi xã Giao Xuân, Giao Thủy


Xã Giao Xuân, Giao Thủy còn có những ngôi nhà bổi – nhà đặc trưng của vùng đất

ven biển ngập nước, cũng là điểm đến thu hút du khách. Nhà bổi là những căn nhà khung gỗ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023