Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 11

3.1.7 Cơ cấu tổ chức


Doanh nghiệp nên lập ra bộ phận chuyên làm công tác gửi và nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Theo thực tế hiện nay đối với doanh nghiệp thì hầu hết các đơn hàng của khách hàng hiện nay là thông qua mail, fax giám đốc, phó giám đốc. Nếu cứ theo cơ chế này thì dễ xảy ra rủi ro trong trường hợp bộ phận chịu trách nhiệm đơn hàng bị một số lý do nào đó như bệnh tật, hoặc một số nhân tố rủi ro không thể kiểm soát được mà không thể kiểm tra đơn hàng thường xuyên được. Hơn nữa, do đây là mặt hàng thực phẩm nên không thể để lâu được nên việc xử lý đơn hàng càng nhanh càng tốt là điều nên làm.

Vì thế, doanh nghiệp có thể thành lập thêm một bộ phận chuyên làm công tác nhận, gửi đơn hàng từ khách hàng trong nước cũng như ngoài nước với nhiều nhân viên có khả năng gửi, trả lời thư chào hàng cho khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt là những đơn hàng từ nước ngoài, hoạt bát, năng động trong công việc với trình độ C ngoại ngữ tiếng Anh, hoặc tương đương ngoại ngữ khác trở lên, biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế am hiểu các điều kiện về ngoại thương để chào giá và ký kết trong hợp đồng mua bán sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2 Kiến nghị


3.2.1 Đối với các ngư dân nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản


Giải quyết các vấn đề về nuôi thủy sản cần phải ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không hiệu quả, đặc biệt là không quản lý được chất lượng con giống, môi trường nuôi để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất của toàn ngành. Tránh tình trạng đánh bắt tràn lan không hiệu quả, không đủ tiêu chuẩn cũng như làm mất cân bằng hệ sinh thái, kiệt quệ nguồn tài nguyên. Ngoài ra, để phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, các địa phương cần nghiên cứu mở rộng phát triển các mặt hàng có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu như tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ. Và các ngư dân cũng không nên sử dụng chất Trifluralin trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền cho những người nuôi trồng thủy sản biết về tác hại của chất này. Vì đây là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

3.2.2 Đối với bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và các cơ quan ban ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên là tiếp tục duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, ngành thủy sản phải đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy định về đánh giá chất lượng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản được thị trường quốc tế chấp nhận.

Để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng tốt hơn, các sản phẩm thủy sản Việt Nam cần phải thực hiện được việc truy suất nguồn gốc, trước hết là cá tra, tôm và cá ngừ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần kết hợp với các đối tác hoặc tự mình phải tìm ra những kênh phân phối, tiêu thụ riêng. Việc này sẽ góp phần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nhanh hơn, đặc biệt sẽ gia tăng được những sản phẩm giá trị gia tăng.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 11

3.2.3 Đối với nhà nước


3.2.3.1 Khuyến khích xuất khẩu


Nhà nước ta cũng nên có thêm nhiều chính sách động viên khuyến khích các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu để thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu như: giảm thiểu tối đa các loại thuế, công tác quản lý nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được phải thực sự nhanh chóng dễ dàng hơn ,công tác hoàn thành bộ chứng từ để làm thủ tục hải quan cũng như các ban ngành chức năng phụ trách về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, làm việc phải thực sự nhanh chóng, thủ tục đơn giản.

Có nhiều chính sách hơn trong các lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt thủy sản như thành lập các khu chuyên nuôi trồng canh tác thủy sản để việc canh tác và quản lý chất lượng thủy hải sản được tốt, chặt chẽ hơn.

3.2.3.2 Mở rộng quan hệ với các nước


Nhà nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước, tổ chức trên thế giới góp phần làm tăng khả năng thương mại giữa các nước, hàng rào thuế quan được giảm. Một mặt giúp công tác xuất khẩu ra các nước được dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Mặt khác khi nước ta có mối quan hệ với nhiều

nước làm cho an ninh quốc gia được an toàn hơn giúp các doanh nghiệp trong nước an tâm sản xuất kinh doanh. Hiện nay vấn đề nóng bỏng nhất là chanh chấp khu vực Biển Đông nếu Việt Nam không nhạy bén trong vấn đề này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi về biển đặc biệt có liên quan trực tiếp đến ngành thủy sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, luận văn đã đưa ra được các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt chủ yếu qua các nội dung sau:

Thứ nhất, các giải pháp về nguyên vật liệu đầu vào thông qua việc doanh nghiệp nên đầu tư vào các khu chuyên canh về nuôi trồng thủy sản để chủ động được nguồn cung, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Thứ hai, các giải pháp về phát triển sản phẩm, phát triển thị trường. Để làm cho doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, các giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: nâng cao đội ngũ công nhân viên, trang bị thêm máy móc thiết bị, tổ chức lại cơ cấu tổ chức. Qua đó để làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu hơn.

Bên cạnh đó nội dung chương cũng đem ra một số các kiến nghị đối với các ban ngành có thẩm quyền liên quan. Để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đang phân tích thêm các thuận lợi trong công tác sản xuất xuất khẩu nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả nước, ngành thuỷ sản đã và đang triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu một cách hợp lý và có hiệu quả nhất, nhằm cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng các mặt hàng có giá trị lớn trong xuất khẩu chuyển đổi từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu thành phẩm, từng bước tiếp cận với các thị trường khó tính nhất như: Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ…

Phát triển Khoa học công nghệ, hình thành một lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá ngành thuỷ sản, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của tích cực của các ngành liên quan.

Tất nhiên muốn thực hiện được các mục tiêu trên, ngoài những cố gắng nỗ lực của ngành, một trong những yếu tố quyết định khác là sự quan tâm và ưu đãi của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ và hiệp lực tích cực của các ngành liên quan.

Hy vọng rằng trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, chúng ta sẽ tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường tiếp thị để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu ở các thị trường chính, vươn lên chiếm lĩnh thị trường đối với các mặt hàng chủ lực có nhiều tiềm năng. Điều cuối cùng là phải nâng cao được hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn vào một ngành thuỷ sản vững mạnh trong tương lai, một ngành thuỷ sản góp phần to lớn đưa nền kinh tế đất nước sánh vai cùng cường quốc năm châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


+ Tài liệu sách:


Bộ tài chính. (2011). Biểu Thuế Xuất Khẩu - Nhập Khẩu Và Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu, NXB Tổng hợp TP.HCM.

Bộ tài chính. (2011). Quy Chế Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá, NXB Văn Hoá Sài Gòn.

Chính trị quốc gia. (2011) Một số Văn bản pháp luật về quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đoàn Quang Sửu (2011) Một Số Kinh Nghiệm Trong Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản, NXB Nông Nghiệp.

Trần Thị Hòa Bình, Trần Văn Nam (2011). Giáo Trình Luật Thương Mại Quốc Tế, NXB Lao Động Xã Hội.

Ts.Võ Thanh Thu (20110 Cẩm Nang Rào Cản Thương Mại Quốc Tế Đối Với Mặt Hàng Nông Lâm Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam, NXB Tổng Hợp TP.HCM.

Ts.Võ Thanh Thu. (2010). Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, NXB Thống Kê.

+ Website:


Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Việt Nam: http://www.monre.gov.vn Tạp Chí Thương Mại Thủy Sản: http://www.vietfish.org

Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam: http://thuysanvietnam.com.vn/ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn Tổng Cục Thủy Sản: http://www.fistenet.gov.vn/

PHỤ LỤC


A- Bảng báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hải Việt năm 2008 -2010 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp HAVICO).


B- Một số chứng từ sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu của Công ty CP Hải Việt (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp HAVICO).

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí