Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa - 8



3

Gửi tiết kiệm nhận may mắn dịp Tết

Các khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại BIDV Bà Rịa dịp cuối năm sẽ được tham gia vòng quay may mắn với cơ hội 100% trúng quà tặng, như bao lì xì có giá trị tiền khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp Tuy nhiên để tăng cường hình ảnh là ngân hàng huy động vốn đa dạng và an toàn, ngoài công tác truyền thông, quảng cáo của BIDV, chi nhánh BIDV Bà Rịa cũng cần thực hiện một số hoạt động truyền thông tại địa phương như thiết lạ̛p mối quan hẹ̛ và phối hợp chạ̛t chẽ với chính quyền xã phường và xây dựng sự hợp tác với các tổ chức như Hợi Nông dân, Hợi Phụ nữ, Hợi Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên trong viẹ̛c tổ chức huy đợng vốn. Thông qua các Tổ chức này, BIDV Bà Rịa hướng dẫn cho các thành viên về cách thức giao dịch với ngân hàng an toàn,

phổ biến các chính sách, lợi ích đối với viẹ̛c huy đợng gửi tiền của BIDV.

Các thành viên có thể thực hiẹ̛n viẹ̛c xác nhạ̛n, đa̛ng ký giao dịch bảo đảm ngay tại phường nếu có nhu cầu gửi tiết kiệm. Sau đó BIDV Bà Rịa gọi điện thoại hoặc tiếp xúc trực tiếp tư vấn và hướng dẫn mở tài khoản tiết kiệm.



Bước 1

• Đến quầy tư vấn/bảng thông tin tư vấn

• Điền vào phiếu gửi rút tiền tại quầy tư vấn Bước 2 • Đến quầy giao 1

• Điền vào phiếu gửi/rút tiền tại quầy tư vấn



Bước 2

• Đến quầy giao dịch

• Nộp phiếu gửi/rút tiền

• Trình giấy tờ tuỳ thân



Bước 3

• Kiểm tra thông tin giao dịch

• Ký xác nhận

• Gửi/rút tiền


Hình 3.2: Quy trình giao dịch Tiết kiệm đề xuất

Nguồn: tác giả tự tổng hợp


- BIDV Bà Rịa nên bố trí nhân viên tư vấn, hỗ trợ khách hàng về thủ tục, giấy tờ cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng thông qua các sinh viên thực tập.

- Số điện thoại của chi nhánh có thể được sử dụng như là đường dây nóng cho khách hàng được tư vấn về các dịch vụ nói chung cũng như dịch vụ gửi tiết kiệm nói riêng qua điện thoại. Để hoạt động của đường dây nóng được hiệu quả cần có một nhân sự thường xuyên trực tổng đài và có kỹ năng tư vấn qua điện thoại. BIDV Bà Rịa cần chi thêm một khoản hỗ trợ cho nhân viên phụ trách nhiệm vụ này, có thể sử dụng nhân viên phòng Hành chính hoặc các sinh viên thực tập. Cũng thông qua đường dây nóng này, BIDV Bà Rịa tăng cường dịch vụ hậu mãi và giữ mối liên hệ với khách hàng cũ bằng các tình huống: gọi giới thiệu sản phẩm mới, gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật, chúc mừng xây nhà mới, báo trúng thưởng, thăm dò ý kiến…

+ Nguồn lực triển khai: cán bộ khoán gọn, cán bộ mới thử việc, các bạn sinh viên thực tập.

+ Ngân sách thực hiện: Thu nhập của chi nhánh

+ Giám sát thực hiện: Phòng QLNB, Bộ phận Quản lý khách hàng thuộc phòng KHCN

+ Tính khả thi của giải pháp: đã được sự góp ý của phòng QLNB

3.3. Một số kiến nghị trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm

3.3.1. Đối với Chính phủ

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mọi thành phần kinh tế. Bất kỳ một thay đổi nào trong môi trường kinh tế vĩ mô đều gây ra những ảnh hướng nhất định đối với hoạt động huy động vốn của NHTM. Những ảnh hưởng này có thể theo hai chiều hướng trái ngược nhau, hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM.

Hoàn thiện môi trường pháp lý

Chính phủ cần phải xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ đối với hoạt động ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế, chuẩn


mực quốc tế, tạo điều kiện củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ trong xu thế hội nhập. Do vậy, chính phủ cần tiếp rà soát, chỉnh sửa những nội dung còn bất cập, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý nhằm phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về lĩnh vực tiện tệ ngân hàng. Bổ sung pháp lệnh ngoại hối, sửa đổi luật NHNN và luật các TCTD, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ- Ngân hàng

Hoàn thiện công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin có yếu tố quan trọng đến lĩnh vực tự động hoá ngân hàng, nhưng so với các nước trên thế giới mặt bằng công nghệ của Việt Nam còn thấp. Vì vậy, Chính phủ cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ, tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiến tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ đó. Ngoài ra, có chiến lược đào tạo và chính sách đãi ngộ những chuyên gia kỹ thuật giỏi trong lĩnh vực thông tin.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

NHNN tiếp tục kiểm soát lạm phát

Để làm được điều này NHNN cần thực hiện tốt chính sách tiền tệ linh hoạt, điều hành chính sách tiền tệ theo hướng phối kết hợp các công cụ trực tiếp cũng như công cụ gián tiếp. Nếu lạm phát thấp, giá trị động nội tệ ổn định sẽ giúp các NHTM thu hút tối đa lượng tiền gửi từ dân cư tránh tình trạng tích trữ tiền ưới dạng vàng, ngoại tệ hay bất động sản. Điều nay cũng có tác dụng giảm áp lực tăng lãi suất huy động cho các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay cũng ổn định tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu về vốn tiếp cận được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, từ đ hiệu quả huy động vốn của các NHTM sẽ được đánh giá cao hơn.

Ngân hàng nhà nước cùng với chính phủ cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thu hút được nguồn vốn lớn với chi phí thấp nhờ đó mà hiệu quả huy động vốn được nâng cao.


Ngoài ra, NHNN cần tạo sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm và chương trình thanh toán giữa các NHTM để có thể liên kết với tất cả các ngân hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất.

NHNN cần tiếp tục tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài. Trên cơ sở đó có thể tận dụng được nguồn vốn, công nghệ cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng từ các nước và các tổ chức quốc tế.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận văn đề cập đến giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại BIDV Bà Rịa. Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương 2, tác giả đề xuất 6 giải pháp tập trung vào đầu tư nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động quảng bá. Trên cơ sở đó, ban quản trị của BIDV Bà Rịa có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch kinh doanh và chính sách huy động tiết kiệm của khách hàng cá nhân phù hợp trong khu vực BIDV Bà Rịa phục vụ. Ngoài ra, từ những giải pháp tác giả đã nêu sẽ giúp ích cho chi nhánh nhận định lại những đặc điểm của khách hàng gửi tiết kiệm để có chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn và tạo ra nguồn vốn dồi dào để phục vụ nhu cầu thị trường.


KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng của nền kinh tế như hiện nay, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức mở cứa toàn diện hoạt động hệ thống ngân hàng theo cam kết của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), việc phát triển kênh huy động tiền gửi tiết kiệm nói chung là rất quan trọng đối với các NHTM Việt Nam, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt đối với các ngân hàng nước ngoài.

Từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản về huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, luận văn đi sâu phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và khảo sát thực tế hoạt động bán lẻ tại BIDV để rút ra những kết quả đạt được cũng như những điểm hạn chế trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV.

Dựa trên kết quả phân tích kết hợp với định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như BIDV, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV. Khi giải pháp nêu trên được triển khai đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý sẽ góp phần đưa hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV ngày càng phát triển, hoạt động kinh doanh của BIDV sẽ ngày càng bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.

Một số hạn chế của luận văn:

Thứ nhất, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên luận văn nghiên cứu chỉ được thực hiện trong phạm vi hẹp đó là tại BIDV Bà Rịa một chi nhánh cấp 1 nằm trên địa bàn tỉnh BRVT và mới hoạt động được 11 năm nên trong quá trình hoạt động chưa có những biến động gì lớn và là một chi nhánh Ngân hàng hoạt động theo cơ chế quản lý vốn tập trung nên trong việc nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn có những hạn chế . Vì vậy đây cũng chính là vấn đề mà các nghiên cứu sau nên tránh do khả năng tổng quát sẽ không cao.


Thứ hai, do hạn chế về thời gian và khả năng nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phân tích - tổng hợp, khảo sát nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm, như vậy khả năng thuyết phục thực sự chưa cao. Đây chính là điều mà các nghiên cứu tiếp theo nên điều chỉnh và khắc phục để đưa ra phương pháp nghiên cứu có tính định lượng thuyết phục hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

2. David Cox, (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Đỗ Thị Ngọc Trang, (2011), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.

4. Frederic S.Minskin, (1998), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

hội

5. Lê Khắc Trí, (2002), Hệ thống ngân hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế tư nhân, Tạp chí ngân hàng Thông tư 22/2006/NĐ-CP về ngân hàng liên doanh.

6. Lê Thị Mai Phương (2009), “Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”.

7. Lê Văn Tề, (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB giao thông vận tải.

8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (2009), Tài liệu hội nghị tập huấn Ngân hàng bán lẻ, Hà Nội.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (2016), Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội.

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (2018), Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội.

11. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), (2017), Báo cáo thường niên 2016 (Hà Nội).

12. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), (2018), Báo cáo thường niên 2017 (Hà Nội).

13. Ngân hàng Nhà nước, (2001), Quyết định số 1627/2001/ QĐ – NHNN - Quy chế cho vay đối với khách hàng, (Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001).

14. Ngân hàng Nhà nước, (2009), Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022