Hệ Thống Tổ Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam:

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH; thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cáp về BHXH cho đối tượng tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

+ Cấp các loại sổ thẻ bảo hiểm xã hội.

+ Quản lý Quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.

Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về việc sủa đổi bổ sung chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội; cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kể cả chi phí quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội và nghiệp vụ thu, chi bảo hiểm xã hội theo thẩm quyền; quản lý nội bộ ngành BHXH Việt Nam.

+Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu, chi bảo hiểm xã hộiđối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

+ Từ chối việc chi các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia bảo hiểm không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng bảo hiểm.

+ Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ BHXH cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

+ Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động bảo hiểm xã hội.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới - 5

+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

+ Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước,các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tài chính và tài sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Căn cứ vào Nghị định số 19/CP ngày 16/02/2005 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam,ngày 26/9/1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 606/TTg quy định tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo Quyết định này, BHXH Việt Nam được tổ chức quản lý theo ngành dọc 3 cấp từ Trung ương đến cấp huyện.

BHXH Việt Nam do Tổng Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản lý. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn.

Bộ máy quản lý giúp việc cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hiện nay, gồm có:

1. Ban chế độ, chính sách BHXH

2. Ban kế hoạch- tài chính

3. Ban thu BHXH.

4. Ban chi BHXH.

5. Ban BHXH tự nguyện

6. Ban giám định y tế.

7. Ban tuyên truyền BHXH.

8. Ban hợp tác Quốc tế.

9. Ban tổ chức cán bộ.

10. Ban kiểm tra.

11. Văn phòng

12. Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH

13. Trung tâm công nghệ thông tin

14. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH.

15. Trung tâm lưu trữ.

16. Báo BHXH

17. Tạp chí BHXH

Đồng thời BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 150/BHXH - TCCB ngày 03/10/1995 hướng dẫn công tác tổ chức cán bộ của hệ thống BHXH ở cấp địa phương. Theo văn bản này BHXH Tỉnh do 1 Giám đốc quản lý diều hành, giúp việc cho Giám đốc có từ 1 đến 2 Phó giám đốc. BHXH Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có từ 4 đến 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ tuỳ thuộc vào nhiệm vụ thu chi của từng Tỉnh, thành phố. BHXH Huyện chỉ do một Giám đốc quản lý và điều hành chung mọi hoạt động.

Tuy nhiên, đối với các Huyện có công việc nhiều thì có thể thêm phó giám đốc trợ giúp, BHXH huyện không được phép có cơ cấu phòng.


Phó Tổng giám đốc

TỔNG GIÁM ĐỐC

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ


Phó Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Ban thu

Ban kiểm tra

Văn phòng

Ban chế độ

Ban Tổ chức

Ban KH - TC

Ban chi

Ban Giám định Y tế

Ban BHXH

tự nguyện

Ban tuyên truyền

Phòng QHQT

Báo BHXH

Trung tâm lưu trữ

Tạp chí BHXH

Trung tâm đào tạo

Trung tâm NCKH

Trung tâm CNTT


GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH


Phó Giám đốc Phó Giám đốc


II. THỰC TRẠNG QUỸ BHXH VIỆT NAM

Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng, Nhà nước đóng góp và hỗ trợ. Trước năm 1995, nguồn thu BHXH rất nhỏ, mọi nhu cầu chi BHXH đều do NSNN cấp, không có quỹ BHXH độc lập.

Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ,quỹ BHXH được hình thành và hạch toán độc lập với NSNN. Vì vậy, đề tài xin nghiên cứu thực trạng quỹ BHXH Việt Nam qua hai thời kỳ:

1. Quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn từ trước năm 1995

1.1. Các quy định pháp lý

* Nguồn hình thành quỹ

Ngày 22/3/1962 đã chính thức ban hành nghị định số 39/CP của Chính phủ, quy định nguồn thu của quỹ BHXH của Nhà nước gồm có:

- Tiền do các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các xí nghiệp, công trường…của Nhà nước nộp hàng tháng vào quỹ BHXH theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ tiền lương.

- Tiền trợ cấp hàng năm của Nhà nước cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết.

- Các khoản khác.

* Mục đích sử dụng quỹ

- Trợ cấp khi công nhân viên chức Nhà nước ốm đau;

- Trợ cấp khi nữ công nhân viên chức Nhà nước sinh đẻ, sẩy thai, mất sức;

- Trợ cấp khi công nhân viên Nhà nước bị tai nan lao động - bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp khi công nhân viên chức về hưu;

- Trợ cấp chôn cất và tiền tuất khi công nhân viên chức Nhà nước chết;

- Chi phí về công tác quản lý quỹ BHXH và quản lý sự nghiệp BHXH;

- Quỹ BHXH của Nhà nước không có kết dư.

Nếu quản lý tốt hàng năm còn thừa tiền thì được phép dùng số tiền thừa đó chi vào việc xây dựng thêm các sự nghiệp BHXH.

* Cơ quan quản lý quỹ BHXH

Ban đầu quản lý quỹ BHXH được giao cho bộ nội vụ theo nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961. Về sau giao cho hai cơ quan là Bộ LĐTB - XH, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Trong đó, Bộ LĐTB - XH quản lý chi trả chế độ hưu trí, mất sức lao động và tử tuất. Phần còn lại do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý để chi trả các chế độ ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

1.2. Thực trạng quỹ BHXH trước năm 1995

1.2.1. Kết quả thu - chi của quỹ BHXH

Ở nước ta, quỹ BHXH được hình thành cùng với chính sách, chế độ BHXH kể từ năm 1945 đến nay. Trước năm 1993 quỹ được thiết kế theo mô hình toạ thu - toạ chi, người lao động không phải đóng góp để hình thành quỹ BHXH ( Tuy ở Sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà có quy định công chức phải đóng vào quỹ BHXH từ 6-10% tiền lương, nhưng trong thực tế không thực hiện được), mọi nguồn chi từ quỹ BHXH do chủ sử dụng lao động và NSNN đảm bảo. Do nhu cầu chi ngày càng tăng, trong khi nguồn thu do chủ sử dụng lao động đóng góp ít, vì vậy NSNN phải chi ra ngày càng lớn. Tính bình quân từ năm 1965 đến năm 1994, hàng năm NSNN đảm bảo 86,72% nhu cầu chi trả các chế độ BHXH, số thu của chủ sử dụng lao động chỉ đáp ứng được 13,28% nhu cầu chi.

Từ năm 1993, người lao động mới thực sự phải đóng góp 5% tiền lương hàng tháng của mình vào quỹ BHXH, cùng với sự đóng góp 15% quỹ tiền lương của chủ sử dụng lao động hình thành quỹ BHXH được thiết kế theo mô hình tồn tích cộng đồng được quản lý tập trung, thống nhất, độc lập với NSNN.

Trong thời kỳ đầu này, thu - chi của quỹ BHXH được phân tán theo hai cơ quan quản lý quỹ:

- Tổng số thu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là 958.371 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 5.476 triệu đồng. Mức thu 3,7% tổng quỹ lương dùng để chi trả ba chế độ: Ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN là thấp. Bình quân cả thời gian này số thu thực tế chỉ bằng 86,04% kế hoạch đề ra, có năm chỉ đạt 70-75% kế hoạch.

- Phần thu của quỹ BHXH do Bộ Lao động thương binh - xã hội quản lý đạt 4.026 triệu đồng, nhưng tổng số chi cho ba chế độ: Hưu trí, mất sức lao động,tử tuất là 25.207 triệu đồng. Ngân sách Nhà nước phải cấp bù 21.181 triệu đồng, chiếm 84,04% tổng số chi cho ba chế độ dài hạn. Mức thu thực tế do cơ quan này thực hiện cũng không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cao nhất chỉ đạt 93,46% kế hoạch (năm 1975).

Như vậy, đặc trưng nổi bật của thời kỳ này là thu của quỹ không đủ để chi cho các chế độ, NSNN hàng năm phải cấp bù một số tiền rất lớn. Quỹ không có số dư nên cả thời gian dài nửa thế kỷ không có hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ.

1.2.2. Đánh giá kết quả

- Những thành tựu đã đạt được: Trong giai đoạn này, chính sách BHXH được tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể. Kết quả này góp phần ổn định cuộc sống của hàng triệu người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị làm kinh tế, sản xuất

kinh doanh khi họ gặp những biến cố về ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Tính đến năm 1994, chính sách BHXH đã đảm bảo trợ cấp cho hơn 6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thai sản, hơn 3 vạn người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, gần 60 vạn người hưởng trợ cấp mất sức lao động; khoảng 1,5 triệu người hưởng lương hưu trong đó có 16 vạn sỹ quan quân đội và công an, 30 vạn người hưởng tiền tuất hàng tháng, hàng chục vạn người hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức.

- Những hạn chế

Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, chính sách BHXH đã bộc lộ rõ những tồn tại, hạn chế ngay trong các chế độ BHXH:

+ Xây dựng chính sách BHXH: Các văn bản quy định của Nhà nước, Chính phủ, thủ tướng chính phủ, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành thiếu đồng bộ về nội dung và hiệu lực thi hành (thậm chí thiếu tính khả thi và không chặt chẽ).

+ Tổ chức thực hiện: Việc quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách,chế độ BHXH bị chia cắt phân tán không đồng bộ. Chức năng quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp do một cơ quan thực hiện là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Quản lý chồng chéo, lỏng lẻo tạo nhiều sơ hở để xảy ra tình trạng vi phạm chế độ BHXH, gian lận làm hồ sơ giả nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Do vậy, làm tăng chi và thất thoát thu của quỹ BHXH.

+ Công tác thu BHXH, giải quyết chế độ, chính sách: do hai cơ quan đảm nhận nên tình trạng tổ chức thực hiện bị phân tán, không có được sự phối hợp cần thiết. Có những năm quỹ cho các chế độ ngắn hạn chi không hết được chuyển sang mục đích phúc lợi cho người lao động, trong khi đó quỹ cho các chế độ dài hạn của Bộ Lao động Thương binh – xã hội quản lý thì liên tục bội chi, liên tục phải xin trợ cấp từ NSNN.

Trong hoạt động quản lý quỹ, cân đối thu chi quỹ BHXH không được coi trọng thu thì cứ thu, chi thì cần bao nhiêu đã có NSNN cấp bù dẫn đến quản lý tài chính BHXH không đạt hiệu quả.

+ Cơ cấu chưa hợp lý: Kinh phí chi quản lý và sự nghiệp BHXH chiếm tỉ lệ cao hơn tổng chi, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương để giải quyết các chế độ BHXH.

+ Mối quan hệ ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích giữa 3 bên : người sử dụng lao động, người lao động,Nhà nước chưa thể hiện rõ. Thực chất chi trợ cấp các chế độ BHXH thời kỳ này là lấy từ NSNN.

+ Công tác đầu tư nhằm mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH không được quan tâm chú ý. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước, nguồn thu từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi là một nguồn thu quan trọng của quỹ BHXH. Nguyên nhân chính là do quỹ BHXH bị phân tán do hai cơ quan quản lý là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh – Xã hội. Cả hai cơ quan này đều không có số dư quỹ, thu không đủ chi nên không thực hiện được các biệm pháp đầu tư quỹ.

Trên đây chỉ là những hạn chế cơ bản nhất, trên thực tế còn nhiều bất cập. Do vậy, việc cải tổ lại cơ chế hoạt động của BHXH trở thành nhu cầu bức xúc. Nghị định 12/CP và nghị định 119/CP đã đánh dấu sự ra đời của BHXH Việt Nam, ghi nhận một bước tiến mới trong quá trình phát triển BHXH Việt Nam.

2. Quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến nay

2.1. Các quy định pháp lý

* Nguồn hình thành quỹ BHXH bắt buộc bao gồm:

1- Đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH theo quy định tại điều 36 của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.

Trải qua thời gian, nghị định số 12/CP năm 1995, nghị định số 01/2003/NĐ-CP và thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH lần lượt được ban hành; đặc biệt, tháng 6/2006 luật BHXH ra đời đã quy định cụ thể và hoàn thiện hơn về đối tượng tham gia BHXH:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

+ Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.

- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023