Thực Trạng Quỹ Bhxh Việt Nam Giai Đoạn Từ 1995 Đến Nay

nghiệp, hợp tác xã, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

2- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ. 3- Hỗ trợ của Nhà nước.

4- Các nguồn thu hợp pháp khác

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.

* Mục đích sử dụng quỹ

Theo Luật BHXH tháng 6/2006 quy định về mục đích sử dụng quỹ BHXH là:

- Trả các chế độ BHXH cho người lao động tham gia BHXH theo quy định.

- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

- Chi quản lý.

- Chi khen thưởng theo quy định.

- Đâu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

* Cơ quan quản lý quỹ BHXH.

Quỹ BHXH do một cơ quan quản lý đó là BHXH Việt Nam. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính của BHXH Việt Nam được phân thành ba cấp:

- BHXH Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 1;

- BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh), Văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu khoa học, đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí BHXH là các đơn vị dự toán cấp 2;

- BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) là đơn vị dự toán cấp 3.

Các đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2 và cấp 3 có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hoạch toán kế toán, báo cáo quyết toán hoạt động tài chính của các đơn vị; đồng thời thực hiện hoạch toán kế toán tập trung toàn ngành BHXH Việt Nam.

Các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý tài chính và hạch toán kế toán là: Ở BHXH Việt Nam là Ban Kế hoạch - Tài chính; ở BHXH tỉnh có Phòng Kế hoạch – Tài chính; ở BHXH huyện có bộ phận kế toán .

Dưới sư quản lý của BHXH Việt Nam, quỹ BHXH Việt Nam hoạt động độc lập với NSNN và có sự đổi mới căn bản về chính sách chế độ BHXH ở nước ta, tạo điều kiện

thuận lợi cho quỹ BHXH Việt Nam phát triển, cân đối thu - chi và đầu tư tăng trưởng quỹ. Cụ thể là:

Mở rộng đối tượng tham gia

Nếu như trước đây, trong thời kỳ bao cấp, đối tượng tham gia chủ yếu chỉ bao gồm cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong các tổ chức Đảng đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội hưởng lương từ NSNN; Thì đến nay trong luật BHXH đã mở rộng cho tất cả các thành phần kinh tế và đặc biệt đã có những quy định rất rõ ràng cụ thể về các chế độ của BHXH tự nguyện, giúp cho người lao động có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức tham gia cho phù hợp. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng số người tham gia BHXH đồng thời tăng nhanh số thu quỹ.

Về mức đóng và phương thức đóng BHXH : Đã có sự thay đổi đáng kể trong luật BHXH.

Trước đây, điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/Chính phủ năm 1995 quy định:

+ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương.

+ Người lao động đóng 5% tiền lương.

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ.

+ Đối với quỹ khám chữa bệnh bắt buộc: Đóng 3% tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%.

Đến nay, Luật BHXH đã quy định mức đóng chi tiết cho từng đối tượng và tăng mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động theo một lộ trình dần dần. Cụ thể: trong giai đoạn 5 năm trước mắt (2005-2009) mức đóng của người lao động vẫn giữ nguyên là 5% tiền lương tiền công hàng tháng, bắt đầu từ năm 2010 sẽ điều chỉnh mức đóng theo lộ trình cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt 8%. Mức đóng của người sử dụng lao động vẫn giữ là 15%, nhưng từ năm 2010, mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ điều chỉnh cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt 14%. Đây chính là điểm đổi mới hết sức quan trọng để đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH được cân đối và chống lại nguy cơ phá sản trong tương lai.

Về các chế độ BHXH :

Điều lệ BHXH quy định 5 chế độ:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau

+ Chế độ trợ cấp thai sản

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

+ Chế độ hưu trí

+ Chế độ tử tuất.

Năm 2002 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển đổi BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam nên hệ thống các chế độ BHXH có thêm một chế độ nữa là chế độ BHYT.

2.2. Thực trạng quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn từ 1995 đến nay

2.2.1. Thực trạng thu BHXH Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, thu từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là chủ yếu.

Thực trạng thu của quỹ BHXH Việt Nam được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1: Tổng thu BHXH Việt Nam (1997-2006)


Năm

Tổng thu quỹ BHXH

trong năm (triệu đồng)

Lượng tăng tuyệt

đối (Triệu đồng)

Tốc độ tăng liên

hoàn (%)

1996

2.569.733

-

-

1997

3.655.411

1.085.678

42,25

1998

4.384.556

729.145

19,95

1999

4.851.754

467.198

10,66

2000

6.022.421

1.170.667

24,13

2001

7.213.085

1.190.664

19,77

2002

8.236.523

1.023.438

14,19

2003

13.435.400

5.198.877

63,12

2004

15.839.900

2.405.500

17,90

2005

20.285.500

4.445.600

28,07

2006*

27.150.000

6.864.500

33,84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới - 6

Nguồn BHXH Việt Nam


Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu quỹ BHXH không ngừng tăng qua các năm. Sau hơn 10 năm hoạt động, năm 2006 BHXH Việt Nam đã có tổng số thu ước đạt là

29.150 tỷ đồng tăng (gấp hơn 10 lần so với năm 1996). Tuy nhiên, thu quỹ BHXH tăng không đều qua các năm. Năm 1997, tốc độ tăng là 42,25%; năm 2003 là 14,19%; năm 2003 là 63,12%; năm 2004 là 17,9%; năm 2006 tốc độ này ước tăng lên 33,84%. Đặc biệt, số thu có sự tăng mạnh từ năm 2002 sang năm 2003, lượng tăng tuyệt đối đã là

5.198.877 triệu đồng, tốc độ tăng là 63,12% và là tốc độ tăng cao nhất của cả thời kỳ 1996 - 2006.

Đạt được kết quả này là do:

- Chính sách thu BHXH phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta trong điều kiện thu nhập và tiền lương của lao động còn thấp. Vì vậy, thu 20% tổng quỹ lương (người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%) được người lao động và chủ sử dụng lao động chấp thuận. Tuy nhiên, mức thu như vậy vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới như: Áo là 44,96%; Pháp là 50,65%; Hà Lan là 55,25%;…

- Năm 2002 Chính phủ đã có quyết định chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, nên tổng số thu BHXH từ năm 2003 thực chất là tổng của số thu BHXH, BHYT. Điều này một phần đã lý giải được sự tăng đột biết của tổng thu quỹ trong giai đoạn này.

- Do mở rộng đối tượng tham gia đến tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên và do chính sách thu BHXH phù hợp nên số người tham gia BHXH ngày càng tăng.

Để có thể lý giải sâu hơn điều này cần phân tích sự biến động của thu từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và thu từ hoạt động đầu tư:

Thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

Để tăng nguồn thu cho quỹ, BHXH Việt Nam đã tích cực chú trọng hoạt động thu BHXH, BHYT và đầu tư tăng trưởng quỹ. Ta có thể thấy vai trò của sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động là vô cùng quan trọng trong việc duy trì bộ máy BHXH và chi trả các chế độ BHXH qua bảng sau:


Bảng 2: Tình hình thu BHXH, BHYT & tỷ lệ thu BHXH,BHYT trong tổng quỹ



Năm

Thu từ đóng góp BHXH, BHYT

(triệu đồng)

Tổng thu của quỹ BHXH (triệu đồng)

Tốc độ tăng liên hoàn thu BHXH-BHYT

(%)

Tỷ lệ thu từ đóng góp BHXH trong

tổng quỹ(%)

1997

3.445.600

3.655.411

-

94,26

1998

3.876.000

4.384.556

12,49

88,40

1999

4.186.100

4.851.754

8,00

86,28

5.198.200

6.022.421

24,18

86,31

2001

6.348.200

7.213.085

22,12

88,01

2002

6.963.000

8.236.523

9,685

84,54

2003

11.481.400

13.435.400

64,89

85,46

2004

13.239.900

15.839.900

15,32

83,59

2005

17.285.500

20.285.500

30,56

85,21

2006*

23.256.000

27.150.000

34,54

85,66

2000


Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ bảng ta thấy, thu BHXH từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động luôn chiếm vị trí chủ yếu trong tổng nguồn thu của quỹ: chiếm trên 83%. Từ năm 1997 đến năm 2001 tỷ lệ thu BHXH, BHYT luôn chiếm tỷ lệ cao trên 88%, đặc biệt năm 1997 tỷ lệ thu đóng góp là cao nhất bởi vì đây là năm đầu tiên Nhà nước thực hiện đầu tư quỹ BHXH, các năm tiếp theo cũng chỉ là những bước đi đầu của hoạt động đầu tư, điều này lý giải cho việc nguồn thu trong giai đoạn này mới cao như vậy. Từ năm 2002 đến nay, con số này đã giảm xuống còn khoảng 85%, nguyên nhân là BHXH Việt Nam đã thực hiện đầu tư quỹ tích cực, góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN và làm giảm một phần nguy cơ mất cân đối quỹ.


Biểu đồ 1:

Biểu đồ tình hình thu từ đóng góp BHXH,BHYT giai đoạn 1997 - 2006

Đơn vị : triệu đồng

25,000,000


20,000,000


15,000,000


10,000,000


5,000,000


0


1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006*


Năm


Qua biểu đồ và qua bảng số liệu: Số thu BHXH tăng dần qua các năm, biểu hiện tốc độ tăng luôn dương. Tuy nhiên tốc độ tăng thu lại không đồng đều qua các năm. Năm 1999 tốc độ tăng chững lại chỉ còn là 8% là do chính sách giảm biên chế của Nhà nước. Năm 2003, tốc độ tăng cao nhất, nguyên nhân là do sự sát nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/01/2002, đã khiến cho tổng thu tăng vọt lên (tốc độ tăng đạt 64,89% gấp gần 7 lần so với tốc độ tăng của năm 2002). Năm 2005,2006 tuy chính sách về BHYT đã ổn định, nhưng tốc độ tăng lại được duy trì ở mức cao đều trên 30%. Có được điều này là do sự điều chỉnh hợp lý trong công tác thu đồng thời còn do thực hiện tốt những văn bản mới về BHXH, BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện (Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT- BHYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện và thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BHYT-BTC hướng dẫn BHYT bắt buộc)

2.2.2. Thực trạng chi BHXH Việt Nam.

Hoạt động quản lý chi BHXH bao gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý chi trả cho các chế độ được hưởng trợ cấp BHXH; quản lý chi hoạt động bộ máy.

Để quản lý chi đảm bảo đúng đối tượng, đủ, kịp thời; hàng năm BHXH Việt Nam tiến hành lập dự toán chi BHXH.

Việc lập dự toán chi BHXH :

- Được thực hiện sau khi đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào sổ biên chế hiện có, quỹ lương và tình hình thực hiện chi quý trước để lập kế hoạch chi BHXH của quý này gửi cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý và ngày 15 tháng cuối quý trước,sau đó cơ quan BHXH trực tiếp quản lý đó sẽ phải tổng hợp kế hoạch chi BHXH hàng quý của các đơn vị sử dụng lao động và dự kiến điều chỉnh tăng hay

giảm số đối tượng hưởng các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, gửi cho BHXH cấp Tỉnh vào ngày 20 tháng cuối quý trước. Sau đó BHXH cấp này sẽ tổng hợp kế hoạch chi BHXH trên địa bàn cấp Tỉnh gửi lên cho BHXH Việt Nam trước ngày 25 tháng cuối quý.

- Trên cơ sở kế hoạch đã được thống nhất, hàng tháng kinh phí BHXH được cấp phát trực tiếp từ BHXH Việt Nam xuống BHXH cấp Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện trong cả nước. Sau đó phần kinh phí này được cấp trực tiếp cho các ban đại diện chi trả, rồi chi trả trực tiếp đến tay các đối tượng được thụ hưởng các chế độ BHXH hiện hành.

Chi các chế độ BHXH

Hàng tháng, BHXH Việt Nam ứng trước nguông kinh phí từ quỹ Hưu trí và trợ cấp để trả lương hưu và trợ cấp kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng do NSNN cấp, sau đó NSNN sẽ thanh toán trả quỹ Hưu trí và Trợ cấp theo mức chi đúng chính sách, chế độ Nhà nước.

Nguồn dùng để chi trả BHXH gồm: NSNN và Quỹ BHXH, được thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 3: Chi BHXH từ quỹ BHXH Việt Nam và từ NSNN

Đơn vị: Triệu đồng



Năm


Tổng số

NSNN

đảm bảo

Quỹ BHXH

đảm bảo

Tỷ lệ quỹ

đảm bảo (%)

1998

5.880.055

5.128.425

751.630

12,78

1999

5.955.971

5.015.620

940.351

15,79

2000

7.574.778

6.239.495

1.335.283

17,63

2001

9.031.615

7.175.275

1.856.340

20,55

2002

9.618.573

7.033.017

2.585.556

26,88

2003

14.755.769

9.784.769

4.971.000

33,69

2004

16.909.449

10.182.149

6.727.300

39,78

2005

22.131.100

12.003.500

10.127.600

45,76

2006

36.146.200

18.850.030

17.296.170

47,85


Nguồn:BHXH Việt Nam


Biểu đồ 2:

Biểu đồ về số chi quỹ BHXH từ năm 1998-2006


40.000.000


35.000.000


30.000.000


25.000.000


Chi BHXH

tr.đ

20.000.000


15.000.000


10.000.000


5.000.000


0

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Năm


Theo bảng số liệu và biểu đồ trên, số tiền chi do quỹ BHXH Việt Nam chi trả ngày một tăng. Năm 2006 tổng chi là 36.146.200 triệu đồng gấp hơn 6 lần so với số chi năm 1998. Điều này chứng tỏ BHXH Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò của mình trong công tác thực hiện chính sách BHXH, đảm bảo cho người thụ hưởng BHXH có khoản thu nhập, giảm dần sự phụ thuộc vào xã hội. Trong giai đoạn 1998-2002 số chi từ NSNN vẫn chiếm khá lớn trên 75% còn quỹ chỉ chiếm dưới 25%, có thể nói quỹ BHXH Việt Nam làm bội chi khá lớn. Đến năm 2003 chi từ quỹ chiếm 33,7%, năm 2006 là 47,85%.

Chi BHXH ngày càng tăng cũng chính là do nảy sinh những vấn đề nan giải cần giải quyết. Đó là tình trạng lạm dụng quỹ BHXH trong quá trình thực hiện chi trả BHXH. Trên thực tế công tác kiểm tra giám định y tế, chứng thực các trường hợp tai nạn lao động,…còn nhiều kẽ hở để những kẻ cơ hội lợi dụng, đặc biệt có nhiều cán bộ các ngành có liên quan lại là những người thực hiện hành vi này, chẳng hạn: các cán bộ y tế kết hợp với người tham gia BHXH không may bi tai nạn, đã cố tình xác nhận sai tình trạng thương tật để cùng hưởng khoản tiền chi chế độ của BHXH; đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi sai; ngoài ra còn rất nhiều những nguyên nhân nảy sinh từ chính cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023