Kinh Nghiệm Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bhxh Ở Một Số Nước Và Một Số Trung Gian Tài Chính Khác

Qua bảng số liệu ta thấy: Mặc dù lãi hàng năm có xu hướng tăng dần nhưng hiệu quả đầu tư là rất thấp với bình quân lợi suất đầu tư là 6,80% và không ổn định. Tỷ lệ này mới chỉ giao động từ 4,77% (Năm 2001) đến 8,16% (năm 1997). Do vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, đồng thời phải mở rộng các hình thức đầu tư.

Mức độ rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư của BHXH Việt Nam :

2 = 1/10[(8,16-6,805)2 + (8,12-6,805)2 +…+ (6,68-6,805)2 = 0,88

Vậy = 0.94

Con số này phản ánh mức độ rủi ro của danh mục đầu tư quỹ qua các năm là rất thấp và rất an toàn.


Biểu đồ 3: Biểu đồ số lãi thu được qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng


4000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3500

3000

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới - 8

2500

2000

1500

1000

500

0

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Qua biểu đồ ta thấy: số lãi hàng năm thu được có xu hướng tăng lên, lái thu được năm 2006 đã gấp 18 lần so với năm 1997, tiền lãi từ hoạt động đầu tư luôn có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng lại khác nhau. Lý do là số tiền đầu tư của từng năm khác nhau dựa vào những quy định của Chính phủ. Hàng năm, dựa vào kế hoạch của Chính phủ nhằm phục vụ nhu cầu về vốn của quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng phát triển mà quyết định số tiền đầu tư là bao nhiêu,

* Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH.

- Những quy định pháp lý về đầu tư tư quỹ BHXH chưa quy định chi tiết cho từng loại nguồn vốn đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Danh mục đầu tư chưa thể hiện được sự đa

dạng hoá, đặc biệt là danh mục đầu tư chứng khoán chưa được đề cập. Phần lớn vốn nhàn rỗi của quỹ đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro thấp.

- Các quy định pháp lý chưa quy định hạn mức đầu tư đối với từng danh mục cũng chưa có sự phân cấp cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư.

- Các quy định pháp lý chưa phân định rõ ràng các loại nguồn vốn đầu tư theo các chế độ BHXH để tạo đk cho BHXH Việt Nam có chính sách và chiến lược đầu tư phù hợp.

- Lãi suất đầu tư chỉ đảm bảo vấn đề bảo toàn vốn, không đạt được mục tiêu tăng trưởng : Hoạt động đầu tư quỹ chỉ mang tiền để ở những nơi an toàn và lãi suất thấp. Chưa phát huy được vai trò của một ngành kinh tế độc lập. Ví dụ: Nhà nước quy định quỹ chỉ được cho NSNN vay với lãi suất không kỳ hạn 0,3% tháng, hàng năm quỹ phải dành 40-42% nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Những nguyên nhân này làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư.

- Lãi suất đầu tư chưa hình thành và vận động theo quy luật lãi suất của thị trường.

- Chưa có bộ phận chuyên trách về đầu tư tài chính, hiện nay hoạt động đầu tư quỹ được giao cho Ban Kế hoạch – Tài chính thực hiện, chưa hình thành một bộ phận riêng để tầp trung vào nhiệm vụ đầu tư quỹ .

- Trình độ cán bộ còn yếu: Do mới thành lập và hoạt động đầu tư còn rất mới mẻ, trong khi đó BHXH Việt Nam chưa có đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sác về lĩnh vực đầu tư.

3. Kinh nghiệm đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH ở một số nước và một số trung gian tài chính khác

3.1. Kinh nghiệm đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH ở một số nước trên thế giới

Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là một hoạt động quan trọng của quỹ BHXH, do đó pháp luật về BHXH của hầu hết các nước đều có những quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt về hoạt động này. Thông thường, người ta quy định quỹ BHXH được phép đầu tư vào các lĩnh vực: gửi tiền ở ngân hàng, mua các loại trái phiếu Chính phủ, cho các công ty vay vốn, trực tiếp liên doanh hay uỷ thác kinh doanh, tư vấn bảo hiểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản…Ở các nước mà các chế độ chăm sóc y tế nằm trong hệ thống BHXH, người ta còn xây dựng các cơ sở y tế nhằm mục đích kinh doanh và phục vụ việc nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu về y tế. Nhìn chung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH rất được chú trọng ở các nước.Tuy nhiên, hình thức, phương thức và chính sách thực hiện đầu tư ở mỗi nước lại không giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển thị trường tài chính của từng nước. Dưới đây là kinh nghiệm

đầu tư quỹ BHXH ở một số nước và qua đó ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

3.1.1. Malaysia

Ở Malaysia, hoạt động BHXH được thực hiện bởi hai quỹ đó là quỹ BHXH do tổ chức BHXH Malaysia (SOCSO) quản lý và Quỹ phòng xa dành cho người lao động (EPF) do Bộ Tài chính quản lý.

Quỹ BHXH thuộc SOCSO thực hiện các chế độ: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; y tế; phục hồi; tuất. Quỹ này được phép đầu tư vào các lĩnh vực:

- Trái phiếu Chính phủ Malaysia

- Các khoản đầu tư hoặc chứng khoán phát hành bởi các tổ chức tín dụng có tín nhiệm.

- Cổ phiếu và các giấy nhận nợ được định giá trên thị trường chứng khoán Malaysia

- Các khoản đầu tư khác do Chính phủ Malaysia quy định.

Quỹ EPF cung cấp các chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, người sống phụ thuộc. Quỹ này được phép đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Malaysia là 29,39%, đầu tư vào thị trường tiền tệ là 24,99%, các khoản vay và giấy nợ là 26,07%, cổ phiếu không có lãi cố định là 19,24%, đầu tư khác là 0,37% (theo số liệu năm 1997)

Trong bộ máy tổ chức của hai quỹ này đều có bộ phận chuyên trách về đầu tư tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH thuộc SOCSO có Ban Đầu tư; còn quỹ EPF có bộ phận quản lý hoạt động đầu tư bao gồm phòng Quản lý dự án, phòng Quản lý tài sản, phòng Đầu tư.

Như vậy, ở Malaysia, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH được thực hiện đối với cả nguồn vốn đầu tư thu từ chế độ BHXH ngắn hạn (SOCSO) và nguồn vốn thu từ chế độ BHXH dài hạn (quỹ EPF).

3.1.2. Singapo

Quỹ phòng xa của Singapo (CPF) được thành lập năm 1955 với mục đích cung cấp các đảm bảo về tài chính cho người lao động trong trường hợp họ nghỉ hưu. Dần dần, quỹ này không chỉ cung cấp các chế độ BHXH mà còn cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các thành viên của CPF và gia đình họ thông qua hệ thống bảo hiểm của CPF.

Theo luật pháp của Singapo, quỹ CPF chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán. Ngoài ra, CPF còn được phép đầu tư vào:

- Các chứng khoán có thu nhập cố định phát hành tại Singapo của bất kỳ một công ty nào được luật pháp thừa nhận

- Các khoản tiền gửi sinh lãi bằng đồng đola Singapo tại Ngân hàng nhà nước hoặc tại các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính ở Singapo.

- Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng bằng đôla Singapo do các ngân hàng thương mại phát hành.

- Các cổ phần do các công ty đầu tư tài chính phát hành.

Quỹ CPF cũng được đầu tư ra nước ngoài nhưng giới hạn tối đa là 30% tổng số tiền của quỹ và chỉ được phép mua các chứng khoán loại A do các Chính phủ nước ngoài phát hành.

3.1.3. Philippin

Quỹ BHXH ở Philippin gồm 2 cơ quan: Hệ thống dịch vụ bảo hiểm Nhà nước (GSIS) và hệ thống BHXH (SSS).

Tổ chức BHXH Philippin (SSS) là tổ chức thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động ở các khu vực tư nhân. Tổ chức này cung cấp các khoản vay cho các thành viên của mình với một tỉ lệ lãi suất quy định để các thành viên có thể sử dụng vào mục đích mua nhà, thực hiện các khoản đầu tư, chi tiêu vào giáo dục.

Đến cuối năm 2002, quỹ GSIS có số dư là 254,9 tỷ peso, quỹ SSS có số dư là 119 tỷ peso. Danh mục đầu tư quỹ SSS là: cho các thành viên tham gia bảo hiểm vay 56%, mua trái phiếu Chính phủ 12%, đầu tư vào thị trường chứng khoán 26%, đầu tư bất động sản 6%. Danh mục đầu tư GSIS là: cho các thành viên vay 45,211%, cho các đối tượng khác không phải là thành viên vay 10,47%, mua trái phiếu Chính phủ là 28,379%, đầu tư vào thị trường chứng khoán là 15,918%.

Tháng 9/2003, số dư quỹ SSS là 155,398 tỷ peso.Lãi đầu tư bình quân là 6,87% và danh mục đầu tư: cổ phiếu không có lãi cố định 29,1%; cho vay mua nhà ở 26,3%; cho vay đối với các thành viên 19,6%; cho vay đối khu vực Chính phủ 12,9%; cho vay đầu tư phát triển 7,1%; đầu tư bất động sản 5%.

Để thực hiện các hoạt động đầu tư, SSS chú trọng vào việc đào tạo các chuyên gia toán bảo hiểm. Ở đây, người ta cho rằng hai quan chức quan trọng cao cấp nhất của hệ thống BHXH là chuyên gia thiết kế chính sách và chuyên gia toán bảo hiểm.

3.1.4. Thailan

Quỹ BHXH Thailan là một nguồn lực tài chính chiếm quan trọng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội nhằm đạt được mục đích cải thiện và nâng cao phúc lợi xã hội.

Tính đến ngày 27/12/2002, tổng số dư quỹ BHXH là 163.391 triệu BAHT. Ngoài các khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nước 28,09%; tại các ngân hàng thương mại tư nhân

12,03% thì chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số tiền dư đầu tư quỹ BHXH là khoản đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước được Bộ tài chính bảo trợ 19,73%; đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và hối phiếu kho bạc 13,07%; giấy nợ được xếp hạng tín dụng cao nhất 10,7%; chiếm tỷ lệ thấp hơn là các khoản đầu tư khác như trái phiếu của các doanh nghiệp khác nhưng không được Bộ Tài chính bảo trợ, giấy nợ không được xếp hạng tính dụng. Thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính năm 2002 là 7.279,2 tỷ BAHT.

3.2. Kinh nghiệm đầu tư quỹ của một số trung gian tài chính khác

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, do nhu cầu ổn định sản xuất và đời sống của mọi thành viên trong xã hội, trên thực tế ngoài loại hình BHXH còn xuất hiện loại hình bảo hiểm thương mại (BHTM). BHTM có nhiều điểm tương đồng với BHXH, vì vậy kinh nghiệm đầu tư quỹ của một số công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài cũng là cơ sở để xây dựng một mô hình đầu tư quỹ BHXH Việt Nam đạt hiệu quả cao.

Hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì và phát triển của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.Hoạt động đầu tư không những giúp Bảo Việt có được khoản lợi nhuận thường xuyên trong khi vẫn đảm bảo được khă năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm mà còn giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh của Tập đoàn Bảo Việt trên thị trường Tài chính - Bảo hiểm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động đầu tư, Bảo Việt đã tích cực chuyển đổi mô hình đầu tư, thành lập công ty quản lý quỹ- tách biệt hản chức năng đầu tư với chức năng kinh doanh bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ này thực hiện các loại hình kinh doanh: lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật, thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bổ trợ khác. Chính đầu tư là một vũ khí lợi hại giúp Bảo Việt đứng vững và tiếp tục phát triển.

Trong cấu trúc đầu tư của các công ty Bảo hiểm Châu Âu thì giá trị các khoản vốn đầu tư vào chứng khoán thường chiếm trên 85%, trong đó trái phiếu là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngoại trừ các công ty bảo hiểm của Anh chỉ đầu tư khoảng 35% quỹ dự phòng kỹ thuật vào trái phiếu. Lượng vốn đầu tư vào tiền gửi ngân hàng và các đầu tư khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chiếm khoảng 1-3,6% giá trị vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm. Đối với bất động sản, các công ty bảo hiểm cũng đầu tư vào một lượng vốn bình quân khoảng 7,8%, trong đó những nước thấp nhất là Đan Mạch, Bỉ, Đức, Anh…Trừ hai nước Italia và Thuỵ Sỹ, giá trị khoản đầu tư này của các công ty BHXH vượt quá 10% vào các năm 1994, 1995,1997.

Trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm Nhật Bản, cũng giống như các công ty bảo hiểm Châu Âu, các lĩnh vực đầu tư ít bỏ vốn nhất của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản là đầu tư vào bất động sản và đầu tư khác. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của họ là chứng khoán, cho vay và gửi tiền tiết kiệm. Tỉ trọng vốn đầu tư vào các lĩnh vực tương đối đồng đều, cao nhất là trái phiếu trên 30% và thấp nhất là tiền gửi cũng trên 16%. Sở dĩ đầu tư vào trái phiếu ở Nhật Bản không lớn như các công ty bảo hiểm Châu Âu vì nguồn vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ này là nguồn vốn vay ngắn hạn, loại đầu tư thích hợp nhất là đầu tư ngắn hạn như cho vay, gửi tiền, mua và bán các loại chứng khoán.

Quan sát tổng thể về cấu trúc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm ở các nước, có thể nhận thấy xu hướng chính là:

- Vốn đầu tư bất động sản và tiền gửi của các các công ty bảo hiểm có xu hướng giảm mạnh.

- Vốn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu có xu hướng tăng lên trong đó trái phiếu là quan trọng nhất.

3.3. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư tăng trưởng quỹ ở một số nước và một số trung gian tài chính, có thể rút ra một số vấn đề sau”

- Nhìn chung, quỹ BHXH của các nước có số dư lớn, các hoạt động đầu tư rất phát triển nên hầu hết các nước đều có tổ chức chuyên trách về đầu tư tăng trưởng quỹ.

- Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư là phải đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia đầu tư., đảm bảo an toàn,hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.

- Chinh phủ các nước đều quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư,nên phần lớn các dự án đầu tư đều được Chính phủ cho phép. Nhìn chung, các nước đều quy định danh mục quỹ được phép đầu tư.

- Về thời hạn cho vay vốn, các nước đều rất cẩn thận trong việc quyết định vấn đề này. Thông thường phải có những đánh giá để phân biệt nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn để có phương pháp đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

Trên đây là một số kết luận rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư quỹ của các nước và các trung gian tài chính, để làm luận cứ cho việc nghiên cứu các chương sau của đề tài.


CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH VIỆT NAM


I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BHXH VIỆT NAM

1. Mục tiêu phát triển BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người trong xã hội văn minh. Ở nước ta, BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa về kinh tế - xã hội - chính trị và nhân văn sâu sắc, đã được hiến pháp quy định: “Hưởng BHXH là quyền của tất cả người lao động trong các thành phần kinh tế”, văn kiện Đại hội đại biểu của Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “Thực hiện chế độ BHXH đối vớ người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế”, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH…thực hiện các chính sách bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cứu trợ những người gặp rủi ro bất hạnh.”. Vì vậy, mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý BHXH trong nền kinh tế thị trường là phải xây dựng một quỹ BHXH tồn tại độc lập với NSNN, đảm bảo cân đối tự hạch toán độc lập đúng như bản chất vốn có của nó, đồng thời đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa quyền lợi và nghiã vụ nhằm ổn định cuộc sống của người lao động. BHXH Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước cần phải xác định rõ, đúng đắn mục tiêu và nhiệm vụ sau:

- Mọi hoạt động của BHXH đều phải thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thay thế thu nhập của các đầu tư tham gia BHXH khi họ bị ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, hưu trí, tử tuất nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ. Đó là mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước góp phần giữ vững thể chế của Đảng và Nhà nước.

- Từng bước thực hiện BHXH đến mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

- Tăng nhanh nguồn thu quỹ BHXH từ sự đóng góp của các bên tham gia, thực hiện chi đúng, chi đủ, kịp thời, giảm đần nguồn chi từ NSNN, đảm bảo cân đối quỹ dài lâu. Phần nhàn rỗi đem đầu tư tăng trưởng mà chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và các trái phiếu khác, phần còn lại đầu tư vào các dự án quốc gia nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước.

- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy ngành BHXH Việt Nam.

2. Phương hướng phát triển BHXH của Đảng và Nhà nước

* Nhận thức đúng vai trò của BHXH trong quản lý Nhà nước, bảo đảm ASXH và nguyên tắc tổ chức, quản lý phát triển BHXH.

- BHXH là hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, một trong những chức năng của quản lý Nhà nước. Kinh tế thị trường càng phát triển, tăng trưởng càng cao thì nguy cơ phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, nạn thất nghiệp gia tăng, tiềm ẩn bất ổn định xã hội lớn…nên việc tăng cường quản lý Nhà nước với hệ thống chính sách BHXH phù hợp là cơ sở để kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững.

- Quán triệt các nguyên tắc cơ bản của BHXH là mở rộng mọi thành viên xã hội tham gia BHXH, đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH, tính ổn định về thể chế tổ chức BHXH (ổn định lâu dài, quản lý hiệu quả), tính chuyên nghiệp và hiện đại, Nhà nước giữ vai trò đóng góp và bảo trợ rủi ro.

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế BHXH.

- Cụ thể hoá Luật BHXH, trong đó tập trung xác định rõ đầu tư tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện; quyền lợi , nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia BHXH, của tổ chức BHXH, của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư,…

- Thể chế tài chính: xác định các nguồn tài chính, có thể quản lý sử dụng quỹ BHXH, các chế độ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

- Thể chế về tổ chức bộ máy và nhân sự của hệ thống BHXH.

* Thực hiện quỹ BHXH tồn tại độc lập với NSNN trong nền kinh tế thị trường và trở thành một bộ phận của hệ thống tài chính Quốc gia, một tụ điểm của thị trường tài chính, thực hiện cân đối thu chi quỹ và các biệm pháp đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ .

* Hoàn thiện mô hình tổ chức bên trong của BHXH Việt Nam.

- Mô hình tổ chức BHXH Việt Nam bao gồm cả BHYT là tổ chức sự nghiệp độc lập thuộc Chính phủ là phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, tách bạch chức năng quản lý hành chính Nhà nước và sự nghiệp dịch vụ công. BHXH Việt Nam là tổ chức thực hiện dịch vụ công về thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH. Do đó, cần có quan điểm nhất quán trong việc giữ ổn định mô hình tổ chức BHXH Việt Nam như hiện nay.

- Vấn đề tập trung hiện nay là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong của hệ thống BHXH Việt Nam theo hướng hình thành các tổ chức dịch vụ bảo hiểm theo từng

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí