Phương Pháp Trích Lập Nguồn Vốn Đầu Tư Từ Quỹ Bhxh

- Tính lỏng: Tính lỏng sẽ giúp cho cơ quan BHXH ổn định chi tiêu và rút vốn trong các trường hợp cần thiết. Tính lỏng của các tài sản là khác nhau, tiền mặt lỏng nhất, trái phiếu, các loại cổ phiếu,…Khi các yếu tố khác không thay đổi, tính lỏng của một tài sản tăng lên so với tài sản kia, dẫn tới lượng cầu về tài sản đó tăng.

- Chi phí thông tin: BHXH sẽ phải giảm chi phí cho việc đánh giá TSCĐ. Những tài sản có chi phí thông tin ít như trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu của các tổ chức tín dụng mạnh. Ngược lại, cổ phiếu và trái phiếu công ty, khoản cho vay cho các tổ chức hoặc cá nhân vay đòi hỏi chi phí thông tin lớn.

Điều này được thể hiện ở bảng sau:


Bảng tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư


Các yếu tố

Lượng cầu

về tài sản

Lý do

Của cải

Tăng

Nhà đầu tư có nhiều tiềm lực hơn để

lựa chọn

Lợi suất kỳ vọng tài sản so với lợi

suất mong đợi của tài sản khác.

Tăng

Nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận

hơn

Rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi

của tài sản

Giảm

Nhà đầu tư không ưa rủi ro

Tính lỏng

Tăng

Tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt

để ổn định chi tiêu

Chi phí thông tin

Giảm

Nhà đầu tư mất nhiều tiền để thu

lượm,phân tích lợi tức trên tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới - 4


5.2. Phương pháp trích lập nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH

* Đặc trưng của nguồn vốn đầu tư (NVĐT)

- Là khoản tạm thời nhàn rỗi nhằm thực hiện nhiệm vụ của BHXH đối với người lao động chứ không phải là nguồn vốn kinh doanh.

- Quy mô của NVĐT trong quỹ BHXH phụ thuộc vào số người tham gia BHXH, số người hưởng trợ cấp BHXH và chính sách thu - chi quỹ bh

- Tỷ trọng vốn đầu tư chiếm trong tổng thể nguồn vốn của quỹ BHXH càng lớn thì khả năng tài chính của quỹ càng vững mạnh.

- Nguồn vốn đầu tư trong quỹ BHXH là số tồn tích qua thời gian dài, đây là số vốn thực trong quỹ, điều này khác với nguồn vốn ngân sách.

* Phương pháp trích lập NVĐT từ quỹ BHXH

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi và phù hợp với đặc trưng của nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH thường chia ra làm NVĐT ngắn hạn và NVĐT dài hạn.

NVĐT ngắn hạn = Tổng thu quỹ BHXH - Tổng giá trị các khoản chi trả ngắn hạn trong tháng BHXH ngắn hạn trong tháng

NVĐT dài hạn = Tổng thu quỹ BHXH - Tổng giá trị các khoản chi trả dài hạn trong tháng BHXH dài hạn trong tháng

5.3. Danh mục tài sản đầu tư

Thông thường, danh mục tài sản đầu tư quỹ BHXH ở các nước bao gồm:

5.3.1. Cổ phiếu

- Lợi thế:

+ Mang lại thu nhập dưới dạng cổ tức có thể tái đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận.

+ Có khả năng tăng vốn trong dài hạn và cho phép người đầu tư chống lạm phát.

+ Không chụi ảnh hưởng của thuế vì cổ tức được miễn thuế.

+ Có tính lỏng cao

- Bất lợi

+ Sự bất ổn về giá cổ phiếu làm cho việc đầu tư vào lĩnh vực này là rất mạo hiểm, nên đầu tư vào cổ phiếu không phải là giải pháp tối ưu đối với nguồn quỹ BHXH.

+ Thu nhập của cổ phiếu không chắc chắn, nó không đảm bảo nguyên tắc: “an toàn”khi đầu tư quỹ BHXH.

+ Chi phí về thông tin cao.

+ Ngoài ra còn một số nguy cơ: lạm phát, rủi ro về kinh tế vĩ mô, rủi ro về chính trị - xã hội.

Chính vì vậy đầu tư vốn của BHXH vào cổ phiếu luôn bị pháp luật khống chế bằng một tỉ lệ hạn chế trên tổng số vốn đem đầu tư

5.3.2. Trái phiếu

- Lợi thế

+ Thu nhập thường xuyên cao và đảm bảo, đặc biệt là các trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn.

+ An toàn vốn cao vì trái phiếu trên thị trường thường do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có uy tín phát hành.

- Bất lợi

+ Giá trái phiếu biến động và chụi sự tác động rất lớn của lãi suất, làm cho việc đầu tư vốn nhàn rỗi ngắn hạn gặp nhiều khó khăn.

+ Thu nhập từ trái phiếu không tránh khỏi thuế thu nhập, vì đối với người đi vay việc trả trái tức được tính vào chi phí sử dụng vốn và chưa nộp thế thu nhập.

+ Không chống được lạm phát, khi nền kinh tế lạm phát cao không theo dự kiến thì đầu tư vào trái phiếu là bất lợi vì lãi suất thực âm.

Như vậy, với nguồn vốn dài hạn thì trái phiếu là tài sản đầu tư phù hợp nhất đối với BHXH.

5.3.3. Các chứng khoán trên thị trường tiền tệ

Các chứng khoán trên thị trường tiền tệ là những chứng khoán ngắn hạn bao gồm: Tín phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi, giấy chập nhận thanh toán của Ngân hàng, chứng thư thương mại, hợp đồng mua bán lại.

Nhìn chung, các chứng khoán này có đặc tính chung là tính thanh khoản cao, thời hạn ngắn và ít rủi ro. Đầu tư vốn ngắn hạn vào các tài sản này là thích hợp nhất.

5.3.4. Cho vay

Khi tiến hành cho vay, BHXH phải tuân thủ những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, việc cho vay phải được tiến hành theo hình thức “cho vay thế chấp”. Với loại hình này, BHXH có thể thu được lãi suất cao,an toàn về vốn cao và thời hạn đầu tư dài. Tuy nhiên, khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại, những tổ chức cho vay chuyên nghiệp.

5.3.5. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Đây là hình thức đầu tư ngắn hạn và đơn giản nhất. Nếu BHXH lựa chọn các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín thì khả năng không trả nợ là rất khó xảy ra. Tuy nhiên BHXH cũng không tránh khỏi những rủi ro có tính hệ thống như: rủi ro lãi suất, lạm phát, thời hạn đầu tư ngắn…

5.3.6. Bất động sản

- Lợi thế

+ Thời hạn đầu tư dài phù hợp với nguồn vốn dài hạn

+ Có khả năng chống lạm phát, làm tăng vốn của quỹ BHXH

- Bất lợi

+ Tính lỏng rất thấp, việc chuyển thành tiền mặt khá khó khăn vì sự lên xuống bất thường của giá cả.

+ Đây là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Giá cả của nó rất bất thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: biến động của nền kinh tế thị trường, chính trị, xã hội, đặc biệt là vấn đề tâm lý của người dân.

Như vậy, mỗi loại trong danh mục tài sản đầu tư đều có những lợi thế và bất lợi. Để có thể nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH thì BHXH Việt Nam cần phải đánh giá các loại tài sản đầu tư và xây dựng các chiến lược chính sách cụ thể.

6. Đánh giá hiệu quả đầu tư quỹ BHXH

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phản ánh trình độ sử dụng vốn đầu tư thông qua việc so sánh giữa thu nhập của nhà đầu tư với số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra để đạt được mức thu nhập đó.

Để đánh giá hiệu quả đầu tư quỹ BHXH vào một dự án đầu tư nào đó, ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận bình quân năm tính trên một đồng vốn đầu tư, nói cách khác là một đồng vốn đầu tư hàng năm mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận bình quân.

Công thức thường sử dụng là:


Trong đó:

R = = { B - ( C + D )}/K

K

R: tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

: lợi nhuận bình quân năm trong giai đoạn vận hành dự án


B : Tổng thu bình quân năm


C : Tổng chi phí vận hành bình quân năm


D : Khấu hao bình quân trong giai đoạn vận hành dự án

Công thức trên thường được dùng để xác định tỷ suất lợi nhuận của một dự án đầu tư trong quá khứ. Ngoài công thức này, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn vào một tài sản được trong một giai đoạn bất kỳ, người ta có thể sử dụng công thức:

Rt = ( Dt + Pt – Pt-1)/ Pt-1

Trong đó:

Rt: lợi suất của tài sản đầu tư trong kỳ t

Dt: thu nhập từ hoạt động sử dụng tài sản trong kỳ t Pt : giá bán của tài sản cuối kỳ t

Pt-1: giá bán của tài sản cuối kỳ t-1.

Trong trường hợp quỹ BHXH đầu tư vào một danh mục gồm nhiều tài sản, dự án khác nhau thì lợi suất của cả danh mục được xác định theo công thức:

Rp = (V1 – V0) / V0

Trong đó: V1 và V0 lần lượt là giá trị đầu kỳ và cuối kỳ của danh mục đầu tư.

Đối với hoạt động đầu tư trong tương lai, việc đánh giá hiệu quả đầu tư có phần phức tạp hơn bởi vì quỹ BHXH phải tính đến sự không chắc chắn của lợi suất. Chẳng hạn, người ta không biết chắc chắn lợi suất có thể dự đầu tư trong tương lai là bao nhiêu, nhưng có thể dự kiến khả năng đạt được lợi suất Ri là Pi. Khi đó, người ta có thể tính được lợi suất kỳ vọng như sau:


Trong đó:


n

E(R) =

i1

(Ri – Pi)

E(R): lợi suất kỳ vọng vôn đầu tư Ri: các giá trị có thể của lợi suất Pi: xác suất xuất hiện giá trị Ri

n: số giá trị có thể có của lợi suất.

Đối với việc đầu tư theo danh mục thì người ta cũng có thể xác định lợi suất kỳ vọng của danh mục căn cứ vào tỷ trọng của các khoản đầu tư trong tổng giá trị của danh mục và lợi suất của từng khoản đầu tư đó. Theo các này, giả sử quỹ BHXH đầu tư vào một danh mục gồm m tài sản với các tỷ trọng tương ứng là xj nhận các giá trị x1, x2,…xm thì lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư này có thể được xác định theo công thức:


m

E(Rp) =

j 1

xj X E(Rj)

Trong đó: E(Rp) là lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư; E(Rj) là lợi suất kỳ vọng của tài sản thứ j.

Lợi suất kỳ vọng đặc trưng cho giá trị trung bình của lợi suất. Nó là một chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của BHXH trong việc lựa chọn danh mục hoặc tài sản để đầu tư. Việc đầu tư vốn nhàn rỗi vào một danh mục hoặc một tài sản nào đó

phải đạt được lợi suất dự kiến, và BHXH chỉ có thể đầu tư vào những danh mục, tài sản nào cho hiệu suất sinh lời cao nhất trong điều kiện các yếu tố khác tương tự nhau.


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM

1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961,1985, 1995,và 2006.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, nhưng Chính phủ đã cố gắng xây dựng những chính sách cho công chức về hưu, đồng thời trên cơ sở hiến pháp năm 1946, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh: sắc lệnh 29/SLngày 12/3/1947, sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77 ngày 22/5/1950 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước. Đây chính là bước đi đầu tiên của Nhà nước làm cơ sở hình thành lên BHXH Việt Nam sau này.

Năm 1961, một nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chụi trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 đến 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964 ban hành Nghị định 218, thực hiện BHXH cho quân nhân. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân

viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước.

Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước.Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.

Năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”.

Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc ), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các khoản trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cập đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc).

Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách.Tiếp đến văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu lên “Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”. Như vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường.Từ tháng 1 năm 1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH để hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động. Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP thành lập hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý thực hiện chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/1/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ bảo hiểm xã hội: chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và trợ cấp tử tuất; và ngày 15/7/1995 ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ đã có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao

gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ BHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ.

Ngày 24/1/2002 Chính phủ có quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệ thống bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngày 6 tháng 12 năm 2002 Chính phủ ra quyết định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả bảo hiểm y tế).

Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100 quy định chức năng, nghiệp vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó khẳng định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Đến tháng 1/2003 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ban hành về quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

Đặc biệt, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội đã thông qua luật Bảo hiểm xã hội. Tại đây đã quy định rõ ràng cho từng chế độ, quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia, mặt khác nhiều vấn đề đã được sửa đổi bổ sung để phù hợp với khả năng tài chính của quỹ và trình độ quản lý BHXH, tạo điều kiện cho BHXH không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.

Như vậy, chỉ sau hơn 10 năm thành lập, một chặng đường chưa phải là dài so với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH, BHYT của nước ta kể từ năm 1945, nhưng là khoảng thời gian hết sức quan trọng để BHXH Việt Nam bằng hành động thực tiễn và kết quả cụ thể khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc đổi mới chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Chức năng và nhiệm vụ của BHXH Việt Nam

2.1. Chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

2.2. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Xây dựng, trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam và kế hoạch dài hạn, năm năm về thực hiện chính sách, chế độ BHXH.

- Đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng Quỹ BHXH.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí