Toàn bộ hệ thống cũng như mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khi xây dựng đều phải dựa vào những cơ sở như: Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, tiền lương và thu nhập của người lao động, hệ thống tài chính của quốc gia…Đồng thời tùy từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, yếu tố môi trường như: Tuổi thọ bình quân của người lao động, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh đẻ của lao động nữ, môi trường lao động…
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ BHXH
1. Khái niệm quỹ BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp những biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH có cùng bản chất, chức năng và có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng. Hoạt động của NSNN và quỹ BHXH đều không nhằm mục đích kiếm lời. Quá trình hình thành và sử dụng của mỗi loại đều được biểu hiện dưới hình thức giái trị (tiền tệ). Việc thu - chi ngân sách và quỹ BHXH đều được quy định bằng pháp luật và cơ chế quản lý phải tuân theo nguyên tắc cân đối nguồn thu và chi …
Tuy nhiên, giữa NSNN và quỹ BHXH có những điểm khác nhau cơ bản. NSNN ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bộ máy Nhà nước càng lớn, chức năng và nhiệm vụ càng mở rộng thì thu chi ngân sách càng lớn. Quan hệ phân phối của nhà nước mang tính pháp lý rất cao và dựa vào quyền lực chính trị, kinh tế của Nhà nước. Quan hệ phân phối này chủ yếu là phân phối lại, không mang tính chất hoàn trả và phản ánh lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, nó chi phối các quan hệ, các lợi ích bộ phận và cá nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội được phát triển ổn định. Trong khi đó, quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ thuê mướn nhân công. Mặc dù thu - chi BHXH đều được Nhà nước quy định bằng các văn bản pháp luật, nhưng chủ yếu dựa vào quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia theo nguyên tắc có tham gia thì mới được hưởng quyền lợi BHXH. Quan hệ phân
phối của quỹ BHXH có tính chất pháp lý thấp hơn NSNN và mối quan hệ này trước hết phản ánh lợi ích của các bên tham gia BHXH, sau đó mới đến lợi ích xã hội.
Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
2. Đặc trưng của quỹ BHXH
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới - 1
- Sự Cần Thiết Của Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bhxh
- Phương Pháp Trích Lập Nguồn Vốn Đầu Tư Từ Quỹ Bhxh
- Hệ Thống Tổ Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam:
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Mặc dù là một quỹ tài chính nhưng phục vụ cho mục tiêu xã hội, vì vậy quỹ BHXH có những nét đặc trưng riêng khác với những loại quỹ tài chính khác.Cụ thể:
- Việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH không vì mục tiêu lợi nhuận
Mục đích khi hình thành quỹ BHXH là nhằm huy động sự đóng góp của người lao động,người sử dụng lao động, Nhà nước trong một số trường hợp và các nguồn thu hợp pháp khác để có một lượng tiền đủ lớn, đảm bảo đủ chi trả các trợ cấp BHXH cho các trường hợp bị giảm hoặc bị mất hẳn các khoản thu nhập thường xuyên từ lao động do gặp phải những sự kiện hoặc những “rủi ro xã hội” đã nêu và những chi phí cho hoạt động thường xuyên của bộ máy BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong kết cấu phí BHXH không tính phần lợi nhuận của bên bảo hiểm (cơ quan BHXH). Trong tổng phí BHXH chỉ bao gồm phí thuần và phụ phí (bao gồm quản lý phí và phí dự phòng - nếu có). Trong quá trình sử dụng quỹ, các chi phí chi trả trợ cấp BHXH chiếm phần lớn trong tổng chi, phần chi quản lý thường chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và những chi phí này là những chi phí thực sự cần thiết đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động bình thường.
- Quỹ BHXH vừa có tính chất hoàn trả vừa có tính chất không hoàn trả:
Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ: người lao động vừa là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH, đồng thời họ cũng là đối tượng nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗi người khác nhau tuỳ thuộc vào những biến cố, rủi ro mà họ phải gặp, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ.
Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ: cùng tham gia và đóng góp BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng có những người được ít lần hơn thậm chí không được hưởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
- Quỹ BHXH có quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính. Đặc trưng này xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là đảm bảo an toàn
về thu nhập cho người lao động. Vì vậy, đến lượt mình BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: Quỹ BHXH là “của để giành” của người lao động phòng khi ốm đau tai nạn, tuổi già… Nguồn quỹ này được đóng góp và tích luỹ lại trong suốt quá trình lao động. Nếu xem xét tại một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để chi trả trong tương lai. Lượng tiền này có thể biến động tăng cũng có thể biến động giảm do mất an toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Do đó, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH.
Quỹ BHXH là khâu tài chính trung gian cùng với NSNN và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, mỗi khâu tài chính được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định. Vì vậy, chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Thế nhưng tài chính BHXH, NSNN và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động càng được nâng cao. Đồng thời khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển người lao động và người sử dụng lao động
sẽ có thu nhập cao hơn, do đó họ càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH…
3. Vai trò của quỹ BHXH
- Vai trò đối với bản thân hệ thống BHXH
Quỹ BHXH được coi là “xương sống” của hệ thống BHXH. Hệ thống BHXH có ổn định và phát triển được hay không phụ thuộc vào sự hoạt động của quỹ BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm bao gồm: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước; trong một số trường hợp còn có các nguồn thu khác được dùng để chi trả cho những trường hợp được hưởng trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH. Như vậy, vai trò của quỹ BHXH được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đối với người lao động: người lao động khi tham gia BHXH, nếu gặp những biến cố hay những “rủi ro xã hội” như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp …, thông qua hệ thống trợ cấp BHXH được nhận những khoản tiền bảo hiểm để
trang trải cho những chi phí do những biến cố hoặc rủi ro xã hội này gây ra. Ở đây, quỹ BHXH có vai trò rất lớn là bù đắp hỗ trợ cho những thiếu hụt về thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do những biến cố hoặc “rủi ro xã hội” nêu trên. Nói cách khác¸quỹ BHXH giữ vai trò góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo thu nhập đến đâu và được thực hiện như thế nào phụ thuộc vào khả năng thanh toán của quỹ BHXH và phụ thuộc vào chính sách BHXH của quốc gia trong mỗi thời kỳ, trên cơ sở nguyên tắc trợ cấp BHXH không được cao hơn so với tiền lương thu nhập từng nghề nghiệp trước khi nghỉ hưởng trợ cấp BHXH, nhưng không được thấp hơn tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Nếu như quỹ BHXH thu được nhiều (thu đúng, thu đủ và đầu tư tăng trưởng tốt) và số người bị rủi ro ít (số người thụ hưởng ít) thì mức độ đáp ứng của quỹ BHXH cao hơn. Ngược lại, nếu như nguồn thu của quỹ thấp (thu không được đủ, đầu tư tăng trưởng quỹ kém…)và số người bị rủi ro nhiều… thì mức độ đáp ứng của quỹ sẽ bị thấp đi. Tuy nhiên như đã nêu ở trên, quỹ BHXH không chỉ là một quỹ xã hội, nên dù muốn hay không, trợ cấp BHXH cũng phải đảm bảo ở mức độ nhất định cho người lao động. Đây là vai trò nổi trội, hơn hẳn của quỹ BHXH so với các loại quỹ tài chính khác.
Thứ hai, đối với hệ thống BHXH: Để cả hệ thống BHXH hoạt động được bình thường, các hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động quản lý đòi hỏi phải có những chi phí nhất định. Ở hầu hết các nước, các chi phí này tuỳ theo từng nước được tính bằng một tỷ lệ nhất định trên tổng thu của quỹ BHXH, hoặc được ấn định bằng một mức nào đó trên cơ sở những chi phí của những năm trước đó. Tuy nhiên, dù tính theo cách nào thì những chi phí này đều do quỹ BHXH đảm bảo. Như vậy, hiệu quả hoạt động của bộ máy BHXH, đời sống của các nhân viên ngành BHXH, ở mức độ nào đó phụ thuộc vào tình hình hoạt động (bao gồm cả hoạt động đầu tư) của quỹ BHXH. Mặt khác, quỹ BHXH do tính đặc thù của hoạt động BHXH nên có một bộ phận của quỹ tạm thời nhàn rỗi. Phần nhàn rỗi này của quỹ BHXH được đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau cảu nền kinh tế. Thông qua hoạt động đầu tư của quỹ BHXH tạo thêm nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển hệ thống BHXH; đồng thời việc đầu tư tăng trưởng quỹ sẽ tăng cường khả năng chi trả thường xuyên cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH.
- Vai trò của quỹ BHXH đối với nền tài chính quốc gia
Như đã nêu, với tư cách là một quỹ tài chính, dòng tiền của quỹ BHXH luôn luôn được lưu thông và vì vậy ảnh hưởng đến nền tài chính chung của quốc gia. Hoạt động của
Quỹ BHXH được thể hiện ở hai dòng di chuyển của tiền tệ là dòng di chuyển vào và dòng di chuyển ra.
Dòng di chuyển vào thông qua sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và các nguồn thu khác. Dòng di chuyển này về cơ bản là một phần thu nhập của dân cư, của doanh nghiệp đưa vào BHXH (trên cơ sở đóng phí). Nói cách khác, quỹ BHXH (từ giác độ dòng tiền vào) đã thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ trong dân cư - mọi sự lưu thông có chủ định và vì vậy có vai trò điều chỉnh nhất định dòng tài chính quốc gia.
Dòng di chuyển ra của BHXH là các chi phí BHXH bao gồm chi trả các trợ cấp BHXH và các chi phí cho hoạt động nội bộ BHXH. Các chi phí này rất lớn và như vậy quỹ BHXH có vai trò máy bơm tiền vào lưu thông tạo ra cơ cấu về tiêu dùng. Mặt khác thông qua việc đầu tư vốn vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế, quỹ BHXH cũng cung cấp một lượng vốn lớn và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế không ngừng tăng lên, thì việc cung ứng vốn cho nội bộ nền kinh tế thông qua các tụ điểm tài chính như quỹ BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nói cách khác thông qua dòng di chuyển ra, quỹ BHXH đã làm tăng quy mô tài chính cho nền kinh tế; không những thế, quỹ BHXH còn góp phần điều chỉnh cơ cấu tài chính, cơ cấu đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước… Ngoài ra, thông qua việc đầu tư như mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, công trái xây dựng tổ quốc hoặc cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng vay…, quỹ BHXH đã tham gia một cách đắc lực vào việc thực hiện các chính sách tiền tệ, giữ vững sự ổn định tiền tệ và góp phần kiểm soát lạm phát.
- Vai trò đối với chính trị - xã hội:
Việc hình thành quỹ BHXH tạo ra hệ thống an toàn xã hội, thông qua quá trình phân phối lại quỹ BHXH góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn xã hội về kinh tế cho mọi thành viên trong xã hội.
4. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH
4.1. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Người lao động đóng góp
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
- Các nguồn khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế đọ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH …
Mức đóng BHXH thực chất là phí BHXH, phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thế có những căn cứ tính toán khác nhau:
- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng
- Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng.
- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng, rồi từ đó có thế xác định được mức phí phải đóng.
Phí BHXH xác định theo công thức:
P = f1 + f2 +f3
Trong đó:
P - Phí BHXH
f1 - Phí thuần tuý trợ cấp BHXH f2 - Phí dự phòng
f3 - Phí quản lý
Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn, ngoài ra phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn.
4.2. Sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây:
- Chi trợ cấp cho các chế độ bh
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
- Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Trong đó, chi trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất, khoản chi này thường được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu ở chế độ nào thì chi ở chế độ đó.
Tuy nhiên, quá trình sử dụng quỹ BHXH mà phần sử dụng nhiều nhất là chi trả các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ BHXH theo phương thức nào:
- Nếu chỉ thành lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất thì việc chi trả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theo các nội dung chi.
- Nếu quỹ BHXH được hình thành theo 2 loại: Quỹ BHXH ngắn hạn và quỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và quản lý chi sẽ cụ thể hơn. Phương thức này đảm bảo cho công tác chi trả sát thực tế và đúng mục đích hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các chế độ BHXH dài hạn.
- Nếu quỹ BHXH được thành lập theo từng chế độ (còn gọi là quỹ BHXH thành phần) thì việc chi trả sẽ càng trở nên đơn giản và đảm bảo đúng mục đích.
Nội dung chi trả: gắn liền với nội dung kinh tế - xã hội của từng chế độ hoặc từng nhóm chế độ. Cụ thể:
+ Đối với chế độ hưu trí và tử tuất
Việc chi trả bắt nguồn từ việc bảo hiểm thu nhập cho người lao động bị già yếu hết tuổi lao động và qua đời mà bất kỳ người lao động nào cũng phải trải qua. Muốn được chi trả, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia đóng góp. Quyền lợi được hưởng tương ứng với mức đóng góp phí BHXH của từng người lao động. Phí BHXH nộp cho các chế độ hưu trí và tử tuất được cơ cấu vào tiền lương, tiền công.
+ Đối với chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Nội dung chi trả bắt nguồn từ việc ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế cho người sử dụng lao động và ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ bị ốm đau, tai nạn hoặc thai sản. Để có quỹ chi trả, người sử dụng lao động và người lao động đều phải có trách nhiệm đóng phí. Số phí này cũng phải được hạch toán đầy đủ vào giá thành sản phẩm để tạo nguồn tài chính nộp phí bảo hiểm. Phương thức này có ưu điểm là dễ
dàng cân đối thu chi, từ đó góp phần xác định mức đóng và mức hưởng trong từng chế độ một các chính xác.
Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi quản lý như: Tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định,văn phòng phẩm,…Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lời, mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.
5. Mô hình quỹ BHXH
Xét dưới góc độ nguồn tài chính để hình thành, quỹ BHXH có các mô hình sau:
- Quỹ BHXH Nhà nước:
Theo mô hình này, quỹ BHXH có nguồn hình thành duy nhất là do NSNN cấp.
Chủ sử dụng lao động và người lao động không phải đóng góp vào quỹ.
- Quỹ BHXH hỗn hợp (Mô hình quỹ BHXH theo nền kinh tế thị trường): Ở mô hình này quỹ BHXH có 3 loại:
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động, người lao động, Nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động và của người tham gia BHXH.
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động, Nhà nước đóng và hỗ trợ. Người tham gia bảo hiểm không phải đóng góp vào quỹ.
- Quỹ BHXH cá nhân (Quỹ BHXH tự nguyện).
Theo mô hình này, quỹ BHXH có nguồn hình thành duy nhất từ sự đóng góp của cá nhân người tham gia BHXH.
Xét dưới góc độ hình thức tham gia thì quỹ BHXH có hai mô hình:
- Quỹ BHXH bắt buộc: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ để bắt buộc một số đối tượng tham gia BHXH. Sự đóng góp của họ hình thành nên quỹ BHXH bắt buộc.Đối tượng tham gia gồm người sử dụng lao động và người lao động.
- Quỹ BHXH tự nguyện: Trên cơ sở Nhà nước ban hành chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ để cho đối tượng được quyền tự lựa chọn tham gia phù hợp với điều kiện và nhu cầu của họ. Ở mô hình này, đối tượng tham gia thường là cá nhân không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng họ tham gia bổ sung để được hưởng quyền lợi ngoài chế độ BHXH bắt buộc.